5 Giải Pháp Cơ Bản để Bài Trừ Biến Tướng Của Tục “bắt Vợ” ở Vùng Cao
Có thể bạn quan tâm
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội đã có nhiều tin, bài phản ánh về sự việc “bắt vợ” diễn ra tại một số địa bàn tỉnh miền núi phía Bắc. Sự việc nhận được sự quan tâm rất lớn của cử tri và nhân dân cả nước. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, tháng 2/2022, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá về tục “bắt vợ”. Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tiến hành khảo sát bước đầu từ ngày 12 đến ngày 14/4/2022 tại 02 tỉnh Lào Cai và Lai Châu về vấn đề này. Đoàn khảo sát đã tiến hành khảo sát, làm việc tại 16 điểm trên địa bàn các huyện, thị (Mường Khương, Sa Pa của tỉnh Lào Cai và Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường của tỉnh Lai Châu). Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, tại nhiều nơi, đặc biệt là ở tỉnh Lai Châu, tục “bắt vợ” đã từ lâu không còn nữa trong cộng đồng đồng bào người Mông, người Dao (có nơi hơn 20 năm nay không xảy ra vụ việc nào). Tuy nhiên, tại tỉnh Lào Cai thì vẫn còn xảy ra tại một số địa phương và các trường hợp xảy ra.
Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu tại thực tiễn và và các ý kiến tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh khẳng định, việc nghiên cứu, đánh giá toàn diện về tục “bắt vợ” và biến tướng của tục “bắt vợ” của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương đúng đắn, cần thiết. Kết quả của tọa đàm sẽ là cơ sở quan trọng để Ban Tổ chức tiếp thu, hoàn thiện báo cáo khảo sát gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, qua ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khẳng định: “Kéo vợ” (hay “bắt vợ”, “kéo dâu”, “trộm vợ”) là một phong tục có từ lâu đời, gắn với tập quán kết hôn của một số đồng bào dân tộc như Mông, Dao, Thái… Tục “kéo vợ” theo đúng truyền thống là một phong tục đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị tốt đẹp và nhân văn; thể hiện tình cảm thiêng liêng, thầm kín, sự tế nhị trong yêu đương, chín chắn trong xác định bạn đời thông qua việc nam nữ tự tìm hiểu, hẹn hò; thể hiện sự tôn trọng, đề cao giá trị của người phụ nữ với gia đình nhà chồng khi về làm dâu (sự việc chỉ có thể xảy ra khi cô gái nhận lời yêu và cho phép). Phong tục “kéo vợ” tôn trọng nguyên tắc hôn nhân tự nguyện đã được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình.
Hiện nay, tại nhiều địa phương, tập tục “kéo vợ” đã không còn phổ biến, thậm chí không còn tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Dao, Thái. Đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản tuân thủ quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình. Các địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, triển khai nhiều giải pháp để xây dựng nếp sống văn hóa, vận động bài trừ các tập tục lạc hậu, trong đó có biến tướng của tục “kéo vợ”. Qua rà soát, thống kê, báo cáo của UBND tỉnh Lai Châu (từ năm 2015), Nghệ An (từ năm 2018) đến nay không có trường hợp vi phạm pháp luật nào liên quan đến tục kéo vợ trong cộng đồng các dân tộc Mông, Dao, Thái được phát hiện, xử lý. Ở Thanh Hóa đã không còn duy trì tập tục này. Ở các tỉnh khác như Lào Cai, Hà Giang... hiện tượng này cũng ngày một giảm dần. Những biến tướng trong tục “kéo vợ”, dù đã giảm khá nhiều so với trước, nhưng vẫn tồn tại ở một số hình thức chính: tảo hôn; cưỡng ép hôn nhân... Điều này có thể dẫn tới các hành vi vi phạm pháp luật như cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết…
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, nguyên nhân cơ bản khiến cho tình trạng này chưa thể xóa bỏ hoàn toàn là do nhận thức chưa đầy đủ về phong tục, tập quán của dân tộc, địa phương của một bộ phận thanh thiếu niên; xu hướng kết hôn sớm ở đồng bào Mông còn khá phổ biến; tình trạng nể nang trong công tác quản lý ở địa phương…
Nhấn mạnh về 5 giải pháp cơ bản cần thực hiện để bài trừ biến tướng của tục “bắt vợ”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta cần:
Thứ nhất, tuyên truyền sâu, rộng, hiệu quả về Luật hôn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vận động không kết hôn khi chưa đủ tuổi, kết hôn cận huyết thống; triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về bài trừ hủ tục lạc hậu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số.
Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để đồng bào hiểu đúng và đầy đủ về các giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa của tập tục “kéo vợ”; cũng như các mặt trái không phù hợp thuần phong, mỹ tục, các hành vi biến tướng tục “kéo vợ”.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, công tác giáo dục trong nhà trường về hôn nhân và gia đình, vận động nhân dân xóa bỏ tập tục lạc hậu, những biến tướng tiêu cực trong đời sống văn hóa, phong tục tập quán, trong đó có tục “bắt vợ”.
Thứ tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật về hôn nhân, gia đình; thực hiện hiệu quả các biện pháp ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ các biến tướng của tục “bắt vợ”; ban hành chế tài xử phạt đủ mạnh để hạn chế tình trạng vi phạm nếp sống văn minh; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, đảng viên để gia đình, người thân vi phạm; xác định trách nhiệm cho người đầu các đơn vị để xảy ra tình trạng “kéo vợ”.
Thứ năm, triển khai tốt các chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số./.
Từ khóa » Vợ Dân Tộc Vùng Cao
-
Bắt Vợ Trúng Cô Giáo Vùng Cao Và Cái Kết Cả Bản Vây Quanh - YouTube
-
BẮT VỢ CHỢ TÌNH TÂY BẮC | Miền Núi Tây Bắc - YouTube
-
Chấn Chỉnh Những Hiện Tượng 'cướp Vợ', 'bắt Vợ' Phản Cảm ở Vùng Cao
-
Tục "bắt Vợ" Và "nỗi đau Thiếu Nữ"
-
TỤC BẮT VỢ CỦA CHÀNG TRAI MÔNG TRÊN TÂY BẮC - Lửa Việt
-
Các Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa Trang Thông Tin điện Tử Ban ...
-
Điều Gì Sẽ Xảy Ra Khi Tục “bắt Vợ” ở Vùng Cao Ngày Càng Bị Biến Tướng?
-
Tục Bắt Vợ Là Gì? Nét đẹp Hay Vấn Nạn Của Những Bé Gái Rơi Vào Bi ...
-
Dai Dẳng Nạn Tảo Hôn ở Vùng Cao - Báo Quảng Nam
-
Tục “bắt Vợ”: Chắt Lọc Nét đẹp, Xử Lý Biến Tướng - Quốc Hội
-
Tục Kéo Vợ - Nét Văn Hóa Cổ Truyền Của đồng Bào Mông Vùng Tây Bắc
-
Hành Vi Biến Tướng Của Tục 'bắt Vợ' Có Thể Bị Xử Lý Hình Sự - VOV
-
Tiêu điểm: Bài Trừ Hủ Tục Lạc Hậu Trong đồng Bào Vùng Cao - VTV Go