5 Hiểu Lầm Cần Thay đổi Khi ăn Tôm - PLO
Có thể bạn quan tâm
Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, axit béo, không chứa cholesterol xấu và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tăng cường sức khỏe của xương. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc phải những hiểu lầm khi chế biến và tiêu thụ, làm giảm chất lượng dinh dưỡng của tôm, theo Healthy24h.
Ăn đầu tôm sẽ có lợi cho mắt
Ăn đầu tôm, bạn sẽ ăn luôn túi chất thải của chúng. Ảnh: Internet
Nhiều người cho rằng ăn đầu tôm rất tốt cho mắt. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu đáng tin cậy nào cho thấy tác động của đầu tôm đối với đôi mắt. Đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại của chúng. Do đó ăn đầu tôm cũng có nghĩa là bạn sẽ luôn ăn túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.
Ăn tôm với trái cây và rau quả giàu vitamin C gây tử vong
Nhiều người vẫn luôn tin những tin đồn thổi trên mạng rằng chất asen có trong tôm khi kết hợp với thực phẩm vitamin C rất dễ gây độc chết người. Trên thực tế đây là hiểu lầm nghiêm trọng.
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) đã khẳng định với truyền thông rằng: “Tuyệt đối không có chuyện ăn tôm cùng chanh hay uống cùng vitamin C gây chết người. Y văn thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy”. Về asen (hay còn gọi là thạch tín), vị chuyên gia cho hay đây là một yếu tố tự nhiên và phân phối rộng rãi, tìm thấy trong đất và khoáng chất. Chúng đi vào cơ thể thông qua thực phẩm (bao gồm các loại hải sản), nước hoặc không khí. Tuy nhiên, hầu hết thạch tín có trong thực phẩm là hình thức hữu cơ ít có hại hơn dạng vô cơ.
“Nếu tiếp xúc với thạch tín liều cao hoàn toàn có thể gây tử vong. Nhưng vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến mức có thể gây ngộ độc ngay tức khắc cho người ăn ngoại trừ trường hợp chúng sống trực tiếp trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều chất này. Hơn nữa, cũng như bất kể loại thực phẩm nào khác, chúng ta không thể một lúc ăn quá nhiều tôm như vậy”, PGS Thịnh cho biết thêm. Ông cũng cho rằng vitamin C không có đặc tính cho phép biến đổi chuỗi phản ứng như tin đồn. Thậm chí, vitamin C còn có vai trò chống lại việc nhiễm độc asen mạn tính.
Càng ăn nhiều tôm, càng nhận nhiều dinh dưỡng
Mặc dù bản thân tôm có rất nhiều dinh dưỡng, nhưng theo Health24, việc tiêu thụ quá nhiều tôm sẽ gây khó tiêu, đầy hơi hoặc các chứng rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 100g mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế 20-50g thịt tôm dành riêng cho lứa tuổi. Đồng thời phải ăn đủ các nhóm động vật, hải sản khác như cua, thịt, cá...
Vỏ tôm chứa nhiều canxi
Trái với suy nghĩ của nhiều người, thịt tôm là nơi có nhiều canxi nhất. Vỏ tôm có thành phần chủ yếu là kittin, không chứa canxi nhưng cũng tương đối khó tiêu hóa. Do đó, việc cố gắng ăn hoặc cho trẻ ăn vỏ tôm để tăng canxi là một quan niệm sai lầm.
Vỏ tôm không chứa canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Internet
Điều này cũng được PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa) lý giải: “Tôm là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và giàu canxi, tuy nhiên vỏ của tôm không hề giàu canxi như những lời đồn thổi. Thực chất trong xương động vật mới có canxi và nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Còn vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên chúng ta nên ăn nhiều hải sản hơn thay vì ăn thịt, cá. Bởi hải sản đóng góp một loạt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là acid béo omega-3, acid eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Đồng thời không nên bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ bởi nó không cần thiết, vì vỏ tôm cứng nên trẻ không nhai hết được khiến trẻ biếng ăn, thêm vào đó dễ đem đến nguy cơ hóc.
Kiêng tôm khi bị ho
Khi bị ho, nhất là trẻ em nhiều người vẫn thường kiêng tôm, cá hoặc thịt gà, vì nghĩ rằng vỏ tôm khi ăn vào sẽ gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây ho.
Theo chuyên gia dinh dưỡng ThS.BS. Lê Thị Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia) trên thực tế rất nhiều người ăn tôm thường bóc vỏ nhất là cho trẻ nhỏ, phần thịt của con tôm không gây kích ứng họng mà về mặt dinh dưỡng thì tôm có chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, giúp chóng khỏi bệnh.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.
NGUYÊN HÀTừ khóa » Vỏ Cua Có Canxi Không
-
Sự Khác Biệt Khi Cung Cấp Canxi Từ Những Loại Thực Phẩm Khác Nhau
-
Thực Hư Về Việc ăn Vỏ Tôm Có Nhiều Canxi - Bách Hóa XANH
-
Ăn Vỏ Tôm Có Canxi Không? Tìm Hiểu Thành Phần & Công Dụng Của ...
-
Khi ăn Tôm Cua, Mẹ Việt Bỏ đi Thứ Giá Trị Nhất - SOHA
-
Vỏ Tôm Có Canxi Không? Ăn Vào Lợi Hay Hại?
-
Ăn Vỏ Tôm Có Tốt Không? | Vinmec
-
Đi Tìm Lời Giải Cho Băn Khoăn ăn Vỏ Tôm Có Tốt Không | Medlatec
-
Vỏ Tôm Có Canxi Không? Ăn Tôm Như Thế Nào Để Hấp Thu Canxi ...
-
Thực Hư Chuyện Vỏ Tôm Có Canxi Không?
-
Vỏ Tôm Có Canxi Không? Có Nên ăn Vỏ Tôm Hay Không?
-
Ăn Vỏ Tôm Có Nhiều Canxi - Khoa Học Và đời Sống
-
Ăn Vỏ Tôm Có Canxi Không? Vỏ Tôm Có Lợi Hay Hại Cho Sức Khỏe
-
Ăn Tôm Cả Vỏ Sẽ Có Nhiều Canxi? - Báo Thanh Niên
-
Vỏ Tôm Có Canxi Không? Những Ai Không Nên ăn Tôm?