5 Loại Béo Bụng Phổ Biến Của Giới Nữ Và Cách Khắc Phục

Béo, ăn kiêng mãi mà chỗ không cần vẫn tiếp tục “nở nang”? Vấn đề là do đâu? Không hẳn do cân nặng mà có khi bạn đang mắc những lối sống không khoa học, tệ hại hơn là có thể bạn chưa hiểu hết cơ thể của mình.  Bài viết dưới đây sẽ nêu ra những nguyên nhân dẫn đến béo bụng, đồng thời gợi ý cho bạn cách lấy lại vóc dáng thon gọn, quyến rũ qua các lời khuyên từ chuyên gia sức khỏe James Duigan. Hãy theo dõi rồi suy nghĩ xem vòng eo của mình đang ở tình trạng nào nhé!

  1. Béo vùng hông
1
Béo vùng hông Béo vùng hông: Mỡ tích tụ ở hai bên hông, dù phần lưng khá săn chắc nhưng hai hông bạn vẫn bị thừa mỡ và ngấn lên khi diện đồ ôm sát.

Đặc điểm nhận dạng: Mỡ tích tụ ở hai bên hông. Dù phần lưng khá săn chắc nhưng hai hông bạn vẫn bị thừa mỡ và ngấn lên khi diện đồ ôm sát.

Vì sao béo?

  • Ít vận động
  • Thường xuyên ăn đồ ngọt
  • Uống nhiều rượu bia
  • Chế độ ăn uống chứa nhiều đường và tinh bột như bánh quy, bánh ngọt, bánh mì trắng, mì ống và gạo.

Phải làm sao?

  • Uống ít rượu thôi các cô gái, dù bạn thích vị cồn đến mấy. Say xỉn 3-4 lần một tuần sẽ khiến vòng eo của bạn “nảy nở” như thân ly rượu vang. Hãy thử ngừng uống rượu trong hai tuần và điều chỉnh lại thói quen cho phù hợp.
  • Thiết lập lại chế độ ăn uống. Tránh các thực phẩm dán nhãn “ăn kiêng” vì chúng thường chứa một loại chất tạo ngọt nhân tạo không hề giúp ích gì cho công cuộc thay đổi cân nặng của bạn. Hãy chọn lựa trứng, thịt nạc, rau cũng như các món chứa chất béo tốt cho cơ thể như quả bơ, các loại hạt và cá.
  • Tập thể dục. Bạn không nhất thiết phải đi đến phòng tập gym, thay vào đó, hãy tập các động tác như lunges, squats và reverse push-up ngay tại nhà.

Cần-phải-áp-dụng-ngay: Chỉ với việc tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt, từ đó tiếp thêm động lực giúp bạn cải tạo vóc dáng của mình.

  1. Béo toàn bộ vùng bụng
2
Béo toàn vùng bụng: Mỡ tập trung quanh rốn, bụng căng chướng

Đặc điểm nhận dạng: Mỡ tập trung quanh rốn, bụng căng chướng như trong thời kỳ “đèn đỏ”.

Vì sao béo?

  • Bị stress, căng thẳng kéo dài (nồng độ cortisol cao).
  • Thường xuyên bỏ bữa.
  • Uống nhiều cà phê.
  • Hội chứng ruột kích thích.
  • Sử dụng các thực phẩm không lành mạnh.

Phải làm sao?

  • Tập thói quen ngủ sớm. Ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến căng thẳng và gây rối loạn việc sản xuất leptin – loại hormone giúp điều chỉnh sự thèm ăn và trao đổi chất.
  • Thư giãn trước khi ngủ. Ban có thể áp dụng các hoạt động thư giãn như hít thở, ngâm mình trong nước nóng hoặc thiền. Những thói quen hữu ích này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Nên hạn chế uống cà phê vào buổi tối và không uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày.
  • Không tập thể dục quá sức. Tập luyện quá nhiều sẽ làm tăng mức độ cortisol trong máu. Thay vào đó hãy tập yoga, đi dạo hoặc thực hiện động tác vận động nhẹ nhàng.
  • Bổ sung magiê trong chế độ ăn uống. Magiê là một loại khoáng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Có thể tìm thấy magiê trong các loại rau xanh, thịt, sữa, các loại hạt…

Cần-phải-áp-dụng-ngay:

Hãy tập một số động tác yoga hoặc các bài tập kéo giãn (căng) cơ. Ngoài ra, bạn có thể uống một ít trà hoa cúc trước khi đi ngủ. Việc này sẽ làm giảm nồng độ cortisol và giúp cho cơ thể bạn thư giãn.

  1. Béo bụng dưới
3
Béo bụng dưới với phần bụng chảy xệ mặc dù cơ thể không mấy tròn trịa

Đặc điểm nhận dạng: Toàn thân không quá tròn trịa nhưng phần bụng dưới to và chảy xệ.

Vì sao béo?

  • Sau khi sinh con.
  • Tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều.
  • Không thay đổi thực đơn linh hoạt.
  • Đứng, ngồi sai tư thế, thường cong lưng.

Phải làm sao?

  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều chất xơ.
  • Ngừng tập squats. Đôi khi tập luyện sai cách gây tác động quá nhiều lên phần lưng dưới, làm tăng độ cong xương sống và khiến bụng của bạn to hơn. Thay thế bài tập squats bằng các động tác khác, chẳn hạn như planks.
  • Phân bố các bài tập một cách hợp lý. Đừng tập trung rèn luyện vào một vị trí trên cơ thể. Hãy thử tìm hiểu phương pháp circuit training để cải thiện sức khỏe và vóc dáng tổng thể.

Cần-phải-áp-dụng-ngay: Uống nhiều nước hơn và lựa chọn các thức ăn dễ tiêu hóa.

  1. Dáng bụng “mẹ sề”
4
Bụng “mẹ sề” sau khi sinh – nỗi ám ảnh của phụ nữ

Đặc điểm nhận dạng: Bụng to sau khi sinh, phần bụng dưới nhiều mỡ và chảy xệ

Vì sao béo?

  • Không chăm sóc cơ thể đúng cách. Tử cung bị xệ xuống sau khi sinh và rất khó trở về kích thước ban đầu. Phần bụng của bạn sẽ mất ít nhất 6 tuần để trở lại như bình thường.
  • Tập luyện ngay sau khi vừa kết thúc quá trình sinh nở. Tốt hơn hết là bạn nên nghỉ ngơi 2-3 tháng sau khi sinh rồi mới tập thể dục trở lại.
  • Cơ xương chậu yếu và nhão.

Phải làm sao?

  • Bổ sung dầu cá vào bữa ăn.
  • Hãy ăn chất béo lành mạnh mỗi ngày như các loại hạt, dầu thực vật và ô liu. Các thực phẩm này rất hữu ích trong việc giúp các bà mẹ bỉm sữa chống lại sự mệt mỏi.
  • Tập các bài tập Kegel. Bài tập này đặc biệt hữu hiệu cho các chị em sau khi sinh con, nhất là các bà mẹ chọn phương pháp sinh thường.
  • Hóp bụng. Các bó cơ ở phần bụng của bạn sẽ được vận động và trở nên săn chắc hơn. Ngoài ra, việc hít thở sâu khi hóp bụng còn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và lưu thông tuần hoàn máu, ngăn chặn hiệu quả quá trình tích tụ mỡ thừa bên trong cơ thể.
  • Bỏ tập động tác squats và crunches. Chúng sẽ tra tấn cơ thể của các chị em phụ nữ sau sinh. Hãy để cơ thể phục hồi hoàn toàn trước khi tập luyện trở lại.

Cần-phải-áp-dụng-ngay:

Ngủ trưa và giãn cơ trước khi ngủ. Hãy ngủ nhiều hơn. Như đã đề cập ở trên, ngủ đủ giấc sẽ tăng cường hormone giúp cơ thể đốt chất béo.

  1. Bụng phình to theo thời điểm trong ngày
5
Chế độ ăn uống không phù hợp giữa các buổi sẽ khiến vùng bụng khi phồng, khi xẹp thất thường

Đặc điểm nhận dạng: Phần bụng bình thường vào buổi sáng nhưng to dần ra trong ngày.

Vì sao béo?

  • Dị ứng thực phẩm.
  • Tiêu hóa chậm.
  • Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Cách khắc phục:

  • Loại trừ các loại thực phẩm không phù hợp với cơ thể bạn. Chất không được kiểm soát phổ biến nhất là gluten có trong bánh mì, mì ống, bánh kẹo, rượu, men và các sản phẩm chế biến từ sữa.
  • Lựa chọn chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây tươi, thịt và cá. Cố gắng tránh bánh mì và các loại bánh ngọt trong 2 tuần.
  • Đừng bỏ bữa sáng. “Hãy ăn sáng như hoàng đế, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ ăn mày”. Bữa sáng là bữa ăn chính quan trọng nhất trong ngày để cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể. Bên cạnh đó, không ăn vào ban đêm, nhai thức ăn thật kỹ và uống nhiều nước.
  • Chướng bụng có thể là một dấu hiệu của sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Bổ sung prebiotic và probiotic là giải pháp đơn giản nhất. Chúng có mặt trong sữa chua hoặc trái cây, rau củ.

Cần-phải-áp-dụng-ngay:

Hãy hít thở sâu. Thực hiện bài tập hít thở vào mỗi buổi sáng: nằm ngửa, thư giãn hoàn toàn và thực hiện hít thở sâu khoảng 10 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ sau khi ăn để phòng ngừa chướng bụng.

Từ khóa » Hình ảnh Người Béo Bụng