5 Loại Cây Cỏ Gây Dị ứng Mẩn Ngứa Thường Gặp Nhất

Các loại cây cỏ xung quanh chúng ta rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên bên cạnh những loại cây cỏ có lợi còn có những loại cây cỏ gây dị ứng, mẫn ngứa, khiến cho người tiếp xúc gặp nhiều khó chịu. Đó là những loại cây nào? Ảnh hưởng của chúng ra sao?

cây cỏ gây dị ứng, mẩn ngứa
Những loại cây cỏ gây dị ứng, mẩn ngứa

5 loại cây cỏ gây dị ứng mẩn ngứa thường gặp nhất

Có một số loại cây cỏ rất dễ gây dị ứng mẩn ngứa khi tiếp xúc gần, bao gồm một số loại cây trên cạn lẫn các loại cây dưới nước. Dưới đây là một số loại cây khá quen thuộc nhưng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

1. Cây mắt mèo

Cây mắt mèo (tên khoa học Mimosa pigra L.), ngoài ra còn có một số tên gọi khác như mai trinh. Đây là một loại cây gây ngứa rất phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Cây mắt mèo có một số độc tố như:

  • Serotonin.
  • Mucunain.
  • Tinh dầu thực vật Urushiol.

Trong đó thành phần tinh dầu Urushiol là một trong những loại dầu thực vật có khả năng gây ngứa rất cao. Chỉ một lượng rất nhỏ tinh dầu Urushiol có thể khiến cho người chạm phải bị ngứa ngáy, gãi rất nhiều. Loại cây này thường mọc hoang và thường mọc thành bụi rộng.

Khi bị ngứa do cây mắt mèo, tốt nhất không nên gãi mà nên rửa ngay dưới vòi nước. Không dùng khăn lau vì sẽ khiến cho Urushiol lan rộng và khiến cho da bị ngứa ngáy, khó chịu. Rửa sạch da và quần áo đã bị dính Urushiol. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại dung môi như xăng, dầu hỏa, acetone, amonia giúp cho dung dịch Urushiol loãng và giảm ngứa. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng nhỏ, tránh lạm dụng.

cây mắt mèo gây dị ứng, mẩn ngứa
Cây mắt mèo gây dị ứng, mẩn ngứa

2. Cây lá han

Lá han (tên khoa học là Dendrocnide urentissima), đây là một trong những loại cây thuộc họ tầm ma, có đặc tính cực ngứa, có khả năng gây dị ứng mạnh. Tuy nhiên, khác với cây mắt mèo, cây lá han thường chỉ mọc trong rừng. Ở nước ta, loại cây này mọc nhiều ở Tây Bắc. Nhiều địa phương có câu “ngứa như phải lá han” để chỉ mức độ ngứa ngáy do loại cây này gây ra.

Trong các loại lá han có 3 loại phổ biến nhấ bao gồm cây han voi, cây han tía, cây han trắng. Cây han voi được xem là loại cây độc nhất trong số các loại lá han. Một số trường hợp cơ địa của bệnh nhân quá mẫn cảm với các chất độc trong cây lá han có thể gây sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.

Những trường hợp ngứa ngáy do lá han gây ra, bạn cần chú ý rửa ngay với nước. Không được gãi để tránh làm cho da bị trầy xước và nhiễm trùng.

3. Cây củ ráy

Củ ráy (tên khoa học là Alocasia macrorrhizos L.) là cây hoang dã mọc hoang ở những nơi có độ ẩm cao, gần các nguồn nước như sông, suối. Ở các bộ phận như thân và lá của cây ráy tươi có một số lượng độc tố nhất định. Khi tiếp xúc hoặc khi ăn củ ráy có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ngoài da hoặc có thể gây sưng. Một số trường hợp ăn cây củ ráy có thể bị tê, đơ cứng ở môi và lưỡi, khó cử động hàm.

Các loại độc tố trong củ ráy có thể loại bỏ hết hẳn hoặc giảm bớt độc tố khi ăn nếu củ ráy được chế biến thật kỹ. Tuy nhiên tốt nhất là nên tránh tiếp xúc với loại cây này, không nên ăn ráy để tránh bị ngứa ngáy, dị ứng cũng như ngộ độc.

cây củ ráy gây ngứa
Cây củ ráy dễ gây ngứa ngáy, khó chịu, nhất là khi ăn phải

4. Cây vạn thiên thanh

Vạn thiên thanh (tên khoa học Dieffenbachia) là một trong những loại cây thuộc họ ráy. Ở nước ta loại cây này thường chỉ sử dụng chủ yếu để làm cây cảnh, trang trí. Cây vạn thiên thanh cũng có có độc tố ở phần lá. Loại cây này có thể gây ngứa ngáy khó chịu nếu tiếp xúc với lá hoặc nhựa của cây. Trong trường hợp nếu vô tình ăn phải những bộ phận của loại cây này còn có thể gây ra tình trạng dị ứng, ngộ độc.

Trong trường hợp bạn không may bị nhựa của cây vạn thiên thanh gây ngứa do bám lên da thì cần tránh gãi. Điều này sẽ càng làm cho tình trạng ngứa ngáy ngoài da trở nên lan rộng hơn. Bạn có thể sử dụng nước ấm để rửa phần da bị dính nhựa cây. Bạn cũng có thể hơ gần nguồn nhiệt để bớt ngứa.

5. Cây bèo cái

Khác với những loại cây trong danh sách trên, cây bèo cái là loại cây thủy sinh, mọc dưới nước. Bèo cái có tên khoa học là Pistia stratiotes L. Tương tự như vạn niên thanh, củ ráy, cây bèo cái cũng là loại cây thuộc họ ráy và cũng có nhiều độc tố trong thân. Đặc biệt, độc tố của cây bèo cái còn có thể lan trong nước, gây ngứa ngáy khi bơi, tiếp xúc gần. Mặc dù gây ngứa nhưng cây bèo cái lại là nguyên liệu dùng trong nhiều bài thuốc để chữa một số chứng viêm ngứa, dị ứng ngoài da như các bệnh ghẻ, sẩn, ngứa da, tấy da.

Khi bị ngứa do cây bèo cái, tốt nhất là vệ sinh da với nước sạch để loại bỏ các chất gây ngứa bám trên da của bạn. Không gãi cũng như không dùng khăn lau da để tránh tình trạng ngứa dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Danh sách 5 loại cây dễ gây ngứa trên đây có thể giúp bạn lưu ý, tránh tiếp xúc để hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Nếu vô tình bị ngứa do tiếp xúc với các loại cây này, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp xử lý đơn giản đã đề cập phía trên. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

Hiểu thêm về bệnh mẩn ngứa

  • Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở tay là bệnh gì?
  • Da mặt bị dị ứng ngứa và nổi sần phải làm sao ?
  • Cách chữa dị ứng da mẩn ngứa đơn giản dễ dàng
4/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Những Lá Gây Ngứa