5 Lý Do Không Nên Shutdown Máy Mac Thường Xuyên - HNMAC

Nội dung bài viết [ẨnHiện]

    1. Những tác động khi Shutdown máy Mac thường xuyên

    1.1 Ảnh hưởng tới RAM

    1.2 Tạo áp lực lên phần cứng

    1.3 Mất thời gian khởi động máy

    1.4 Tắt máy sẽ làm ảnh hưởng tới các tác vụ chạy ngầm duy trì trên Macbook

    1.5 Ảnh hưởng tới pin

    2. Khi nào thì cần tắt hẳn máy?

1. Những tác động khi Shutdown máy Mac thường xuyên

1.1 Ảnh hưởng tới RAM

Shutdown máy Mac thường xuyên gây ảnh hưởng đến RAM

Shutdown máy Mac thường xuyên sẽ flush toàn bộ RAM. Việc này đôi khi sẽ có lợi, nhưng thường là không cần thiết. Nếu RAM bị flush hoàn toàn, khi khởi động lại máy, khi mở app lên,.. sẽ mất nhiều thời gian hơn (để load lại vào RAM), mọi thứ sẽ không hoạt động trơn tru cho tới khi mình xài máy một lúc (vài phút) để data được yên vị đầy đủ trong RAM.

Như đã biết, tất cả các dữ liệu tạm thời cần được đẩy vào RAM để việc sử dụng multitask được trơn tru, ví dụ như các cài đặt, tác vụ nền, trang web đang xem,.. đều nằm trong RAM. MacOS quản lý RAM (rất) hiệu quả, nên không cần thiết phải flush RAM một cách thường xuyên.

Bạn cần Restart/Shutdown máy chỉ khi cảm thấy máy chạy chậm, thi thoảng có lỗi gì đó khó hiểu,.. mà thôi.

1.2 Tạo áp lực lên phần cứng

Tắt máy rồi mở lại máy sẽ khiến máy bạn chịu thêm áp lực vào phần cứng. Khi khởi động máy, việc POST (Power-On Self-Test) sẽ diễn ra. POST sẽ kiểm tra tất cả các thành phần phần cứng (từ I/O, keyboard, RAM, disk, motherboard,… tất cả) để xem nó có hoạt động được hay không. Bản thân một lần test này không gây nguy hại gì đáng kể cả, nhưng nếu nó cứ diễn ra liên tục, ngày qua ngày, nó sẽ khiến ổ cứng Macbook chịu thêm một áp lực không đáng có, và gây ảnh hưởng ít nhiều.

1.3 Mất thời gian khởi động máy

Dễ thấy nhất, là mở máy từ trạng thái shutdown sẽ mất nhiều thời gian hơn là mở từ trạng thái sleep. Ngày nay, đặc biệt là trên Mac, khởi động máy đã nhanh hơn nhiều so với trước đây, nhưng nó vẫn là “quá chậm” so với việc mở lại từ trạng thái sleep. Mỗi lần tốn thêm một xíu, ngày qua ngày, sẽ thấy tốn rất nhiều thời gian cho việc “tắt máy, khởi động và chờ máy chạy”.

Dùng xong cứ việc gập máy lại, lúc mở chỉ việc lật máy lên, máy đã sẵn sàng để chạy trước cả khi lật xong cái màn hình rồi. Ngay cả với Mac mini, dùng xong chỉ cần nhấn Cmd Option Eject, rồi đi ra, máy sẽ sleep ngay lập tức, màn hình cũng tự sleep nốt. Khi ngồi vào bàn, chỉ cần gõ cạch một phát vào phím bất kì, hoặc click chuột một cái, là máy đã mở lên ngay lập tức.

1.4 Tắt máy sẽ làm ảnh hưởng tới các tác vụ chạy ngầm duy trì trên Macbook

Khi sleep, máy Mac vẫn làm được nhiều việc quan trọng. Ví dụ, khi sleep Mac sẽ: chạy các trình bảo trì bảo dưỡng (phần mềm), dọn dẹp hệ thống; fix lỗi trong các app; index files mà bạn vừa “đẻ ra” trong quá trình sử dụng, giúp spotlights, search nhanh chóng hơn; chạy backup Time Machine, chạy backup iCloud, chạy upgrade OS,..

Những task trên thường không thể (không được) chạy trong lúc đang xài máy, vì nó có thể ảnh hưởng đến performances. Nếu cứ xài xong là shutdown máy, rất có thể có những task không bao giờ có cơ hội được chạy luôn. Dần dần, Mac sẽ chậm vì “thiếu thốn”. Cuối cùng, việc tắt máy thường xuyên, dần dần sẽ khiến Mac mất nhiều thời gian hơn để khởi động lại.

1.5 Ảnh hưởng tới pin

Ảnh hưởng tới pin

Như đã biết, khi sleep, Mac sẽ thi thoảng tự động wake up để backup Time Machine, check mail, iMessage,… Việc này chỉ tốn vài giây đến vài phút. Đừng lo vì nó sẽ không chạy cả đêm, cũng không ngốn hết pin, ngốn hết điện đâu. Từng có một theo dõi, kết quả chỉ ra, nếu cứ sleep thay vì shutdown, thì một năm chỉ tốn thêm cỡ 1 2 kí điện. Quá ít.

Ngoài ra, với Macbook, để máy sleep qua đêm (và không cắm sạc), sẽ tốn một phần pin. Việc này tương tự với việc xả pin ở tốc độ chậm. Việc xả pin chậm sẽ giữ dòng điện luân chuyển trong pin, giúp duy trì khả năng tái sạc, kéo dài tuổi thọ của pin hơn. Nếu tắt máy, việc xả chậm sẽ không xảy ra.

Cuối cùng, macOS là hệ điều hành dựa trên nền tảng Unix. Từ lâu, Unix nổi tiếng là một nền tảng siêu ổn định, Unix chạy bền bỉ, hoàn hảo, ổn định trong một thời gian rất dài. Unix có khả năng chạy các trình bảo trì bảo dưỡng để tự fix lỗi, nhằn duy trì sự ổn định. Gặp những server chạy (distro) Unix suốt mười mấy năm không cần khởi động lại là chuyện bình thường.

2. Khi nào thì cần tắt hẳn máy?

  • Nên khởi động lại khi cảm thấy máy chậm, hơi lỗi, khó chịu, app giật lag,… Khởi động lại nhiều khả năng sẽ fix được ngay.
  • Nên shutdown khi bạn biết sẽ không đụng đến máy một thời gian dài (vài ngày trở lên). Còn nếu xài máy hàng ngày, thì chỉ cần sleep.
  • Thông thường, nếu lấn cấn, thì cỡ vài tuần, một tháng hẵng khởi động lại, nếu không, cứ vài tháng hẵng làm một lần. Với tần suất update macOS như hiện nay, bạn có thể quên hẳn việc khi nào, bao lâu thì phải khởi động lại đi, vì khi update macOS dĩ nhiên là bao gồm cả khởi động lại rồi

Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết những ảnh hưởng về việc shutdown máy Mac thường xuyên. Ngoài ra thì còn 1 vài rủi ro về điện như đổ nước, thời tiết nồm ẩm hay côn trùng chui vào máy, gây chập điện thì nếu không dùng máy lâu hoặc chưa biết khi nào dùng tiếp thì chúng ta cứ shutdown tránh rủi ro các bạn nhé!

HNMAC.VN

Từ khóa » Có Nên Gập Màn Hình Macbook