5 Mẫu Bảng Đối Chiếu Công Nợ Với Khách Hàng Mới Nhất - Glints

Trong hoạt động mua bán hàng ngày của doanh nghiệp hoặc cá nhân, chúng ta sẽ thường có những khoản nợ chưa thể trả ngay lập tức và cần khất lại cho tháng sau, tuần sau. Những khoản nợ đó có tên gọi riêng và luôn đi kèm với bảng đối chiếu công nợ.

Vậy bảng đối chiếu công nợ là gì? Và thông tin xung quanh nó như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để bổ sung thông tin cụ thể về vấn đề này.

Khái quát về biên bản đối chiếu công nợ bạn cần biết

1. Đối chiếu công nợ là gì?

Trong quá trình buôn bán sản phẩm và trao đổi hàng hoá sẽ xuất hiện các khoản thanh toán trong kỳ cho cá nhân, doanh nghiệp nhưng chưa thể trả ngay lập tức mà được nợ lại cho đến kì sau thì được gọi là công nợ.

Đối chiếu công nợ là gì?

Hoạt động đối chiếu công nợ trên thực tế là việc đối chiếu những con số trên sổ sách với trên hợp đồng, đảm bảo tính xác thực và chính xác của khoản công nợ.

Có hai loại công nợ: công nợ phải thu và công nợ phải trả.

  • Công nợ phải thu là những khoản tiền bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được trả tiền ngay.
  • Công nợ phải trả là khoản tiền của doanh nghiệp hay cá nhân phải trả cho việc mua bán các dịch vụ, hàng hóa nhưng chưa được thanh toán trước đó.

2. Biên bản đối chiếu công nợ là gì?

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ là giấy tờ ghi lại quá trình doanh nghiệp đối chiếu những con số công nợ trên sổ sách với hợp đồng.

Đặc biệt kèm theo những chứng cứ được xác thực của hai bên liên quan làm bằng chứng cho sự chính xác của các con số trong sổ sách.

Biên bản đối chiếu công nợ rất quan trọng, là căn cứ để chứng minh, kiểm tra việc thanh toán công nợ giữa các bên liên quan.

3. Mục đích lập bảng đối chiếu công nợ

Bảng đối chiếu công nợ được lập ra để kiểm tra tình trạng thanh toán công nợ giữa bên bán và bên mua, là giấy tờ quan trọng khi quyết toán thuế.

Bảng đối chiếu này còn giúp kiểm soát được tình hình thanh toán của doanh nghiệp mình hoặc theo dõi quá trình trả nợ của khách hàng.

Biên bản xác nhận công nợ có vai trò vô cùng quan trọng.
Tải mẫu biên bản đối chiếu công nợ!

Yêu cầu đối với bảng đối chiếu công nợ bạn nên biết

Biên bản đối chiếu công nợ không chỉ có giá trị trong quá trình thanh toán mà sau khi quá trình ấy kết thúc cũng cần lập ra bản thanh lý hợp đồng.

Không cần đi quá sâu ta cũng có thể hiểu bảng đối chiếu công nợ có tầm quan trọng như thế nào. Không có nó doanh nghiệp hay người trả nợ cũng thật khó theo dõi tiến trình trả công nợ, đồng thời dễ xảy ra tranh chấp giữa hai bên.

Bởi vậy, bảng đối chiếu công nợ có những yêu cầu cần thiết để tránh xảy ra sai sót đáng tiếc:

  • Ghi rõ ràng tên công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân của cả hai bên
  • Có số biên bản đối chiếu của doanh nghiệp
  • Ghi địa điểm và thời gian lập bản đối chiếu công nợ
  • Có đầy đủ những giấy tờ liên quan đến chứng từ, căn cứ của khoản công nợ
  • Điền thông tin đầy đủ của cả hai bên mua và bán
  • Ghi chính xác và chi tiết về số liệu công nợ
  • Kết luận cuối cùng về công nợ (Nếu khoản tiền này không được trả đúng hạn vẫn cần ghi thông tin ngày, tháng và hạn trả đầy đủ)
  • Có đầy đủ chữ ký và con dấu của cả hai bên.

Một lưu ý nhỏ dành cho người lập bảng đối chiếu công nợ là thông tin cần được điền chính xác và theo quy định của pháp luật. Tránh sự sai sót sẽ gây nên những hậu quả khôn lường.

Nên nhớ rằng bảng đối chiếu công nợ dù chi tiết và đầy đủ đến đâu nhưng nếu thiếu đi chữ ký và con dấu của hai bên mua – bán sẽ mất đi hoàn toàn hiệu lực.

Nguyên tắc và các bước đối chiếu công nợ

Bởi bảng đối chiếu công nợ rất quan trọng cho nên đáp ứng những yêu cầu được đưa ra là chưa đủ.

Nguyên tắc và các bước lập bảng

Để đàm bảo tính chính xác và hạn chế sai sót, khi làm bảng đối chiếu cần tuân theo những nguyên tắc và các bước sau đây:

1. Nguyên tắc cần đảm bảo khi đối chiếu công nợ

Những nguyên tắc được đưa ra chủ yếu dựa trên những quy định của pháp luật và sự đảm bảo tính chính xác, tầm quan trọng của bảng đối chiếu công nợ.

  • Đáp ứng các điều kiện của chủ thể đối chiếu công nợ theo quy định của pháp luật
  • Nội dung tuân theo pháp luật và không làm trái với các giá trị đạo đức xã hội
  • Các nguyên tắc được đưa ra dựa trên sự tự nguyện, công bằng và tôn trọng lẫn nhau
  • Cần có văn bản chứng minh việc lập đối chiếu công nợ hoặc các hình thức khác được pháp luật chấp nhận

2. Quy trình các bước đối chiếu công nợ

Người theo dõi công nợ được gọi là kế toán công nợ cần thực hiện đầy đủ các bước sau để đảm bảobảng đối chiếu công nợ có giá trị pháp lý:

  • In đầy đủ các giấy chứng tờ gửi cho khách hàng: biên bản đối chiếu công nợ, thông báo công nợ/con số chi tiết công nợ phải thu hoặc phải trả
  • Nếu như thông tin có sự chênh lệch hoặc sai số cần sửa lại cho chính xác
  • Lưu lại bản đối chiếu công nợ với chữ ký và con dấu đầy đủ của các bên liên quan

5 Mẫu đối chiếu công nợ với khách hàng

Glints đã tổng hợp các mẫu đối chiếu công nợ cần sử dụng trong nhiều trường hợp. Tham khảo ngay.

mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Tham khảo và tải các mẫu biên bản đối chiếu công nợ.

1. Mẫu biên bản đối chiếu công nợ

Mẫu biên bản đối chiếu công nợ cần có bảng ghi giá cả đầy đủ và rõ ràng số tiền cần phải thanh toán.

2. Mẫu biên bản xác nhận công nợ

Biên bản này xác nhận tính chính xác của các khoản công nợ, đồng thời có thông tin cụ thể về hạn trả nợ dành cho những khoản tiền này.

3. Mẫu biên bản bàn giao công nợ

Biên bản bàn giao được in ra nhiều bản chia cho 2 bên bán và mua nhằm mục đích xác thực số tiền đã được trả cho khoản công nợ.

4. Mẫu biên bản đối trừ công nợ

Mẫu biên bản đối trừ công nợ có hai loại:

  • Mẫu biên bản đối trừ công nợ (1 bên)
  • Mẫu biên bản đối trừ công nợ (2 bên)

Tải ngay các mẫu bản đối chiếu công nợ chuẩn xác dưới đây!

Họ và Tên *Địa chỉ Email *Bạn đang làm việc trong ngành/lĩnh vực nào? *MarketingMarketingSales/Phát triển kinh doanhCông nghệ thông tin (IT)Nhân sựTruyền thông - Quảng cáoTài chính - Ngân hàngDịch vụ - Du lịchLogistic - Vận tảiGiáo dụcKhácBạn biết đến bài viết này từ đâu? *GoogleFacebookInstagramLinkedInTikTokEmail/NewsletterBạn bè giới thiệuCheckboxes
  • Tôi đồng ý cho phép Glints gửi các thông tin và bài viết tương tự tới hộp thư cá nhân.
PhoneTẢI MẪU ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ MIỄN PHÍLoading

Những sai sót thường gặp phải trong bảng đối chiếu công nợ

Lập bảng đối chiếu công nợ tương đối khó bởi nhiều số liệu và cần so sánh một cách cẩn thận, chính xác. Bởi vậy trong quá trình làm việc, thật khó tránh khỏi những sai sót.

Dưới đây là những vấn đề thường bị mắc phải, các bạn nên lưu ý để kiểm tra và tránh bỏ sót nhưng sai lầm.

  • Không có biên bản đối chiếu công nợ cuối năm theo quy định
  • Tỉ lệ phản hồi thấp từ khách hàng sau khi nhận được thư xác nhận dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình xác định công nợ
  • Số liệu trên hợp đồng và thực tế có sự khác biệt không rõ nguyên nhân hoặc được ghi chép không rõ ràng
  • Xảy ra tranh chấp giữa các điều khoản không rõ ràng trong biên bản
Tránh xảy ra sai lầm đáng tiếc khi lập biên bản chốt công nợ

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất dành cho việc lập bảng đối chiếu công nợ.

Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho bạn và doanh nghiệp của mình tránh khỏi những sai sót không đáng có trong quá trình lập biên bản.

Chúc bạn mau thành công với công việc hiện tại của mình!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Nhập đánh giá

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Nhập ý kiến của bạn

Từ khóa » Bảng đối Chiếu Công Nợ Phải Trả