5 Mẹo Chăm Sóc Bể Thủy Sinh Người Mới Bắt Đầu Nhất Định Phải ...

Theo Khảo sát Quốc gia về số hộ gia đình nuôi động vật trong năm 2019-2020 của Hiệp hội Vật nuôi Hoa Kỳ, khoảng 13,1 triệu hộ gia đình Mỹ đang nuôi cá làm thú cưng, khiến động vật thủy sinh trở thành loại vật nuôi phổ biến thứ ba, chỉ sau chó và mèo.

Tuy chưa có thống kê chính thức nào ở Việt Nam, thú vui hấp dẫn và vẻ đẹp duyên dáng của các loại cá cảnh, tép cảnh cũng đang chinh phục rất nhiều người chơi, đặc biệt với những ai có không gian sống hẹp. Một bể thủy sinh sáng tạo, thư giãn cũng chính là điểm nhấn tuyệt vời cho ngôi nhà của gia chủ. Nếu bạn là một người mới bắt đầu, đang cân nhắc đưa thủy sinh vào không gian sống, cách tốt nhất và đơn giản nhất là chuẩn bị một bể nước phù hợp. Việc duy trì một bể cá đẹp thực sự không khó hay đắt tiền, miễn là bạn biết các bước đúng để làm theo. Để bắt đầu, hãy nghĩ về những điều dưới đây.

Chọn loại bể phù hợp Trước khi chọn bể, điều đầu tiên phải quyết định chính là bạn muốn nuôi loại cá nào (cá nước ngọt, cá nước mặn hay một loại thủy sinh đặc biệt nào) và số lượng cá sẽ nuôi trong bể là bao nhiêu.

Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại bể với kích thước đa dạng cho người mua lựa chọn. Từ loại bể để bàn đến bể dài 1m2, từ bể vuông truyền thống đến các loại bể tròn độc đáo, bạn đều có thể tìm thấy tại Sen Aquatic.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tình trạng quá nhiều cá trong một bể sẽ dẫn đến thiếu oxy, thừa chất thải trong nước và ngược lại, mua loại bể kích thước quá lớn sẽ lãng phí tiền bạc không cần thiết.

Để chọn được loại bể phù hợp nhất, bạn có thể đến ngay cơ sở Sen Aquatic gần nhất để được tư vấn về kích thước bể và loại bể phù hợp nhất, dựa trên diện tích không gian, loại cá bạn muốn nuôi và tất nhiên, với mức chi phí không thể thân thiện hơn.

Điều kiện nước trong bể Các loại thủy sinh khác nhau sẽ yêu cầu điều kiện nước khác nhau và với bất kỳ sinh vật dưới nước nào, môi trường thích hợp là rất quan trọng. Các yếu tố cần kiểm soát bao gồm:

- Làm sạch nước: Nước máy có vô số đặc tính cần được cân bằng trước khi dùng cho bể thủy sinh. Để điều hòa nước đúng cách, hãy sử dụng chất khử clo cùng các loại vi sinh tốt cho bể. - Duy trì nồng độ pH thích hợp: pH là chỉ số đo độ axit hoặc độ kiềm trong nước bể nên cần được kiểm tra thường xuyên. Cá nước ngọt thường phát triển mạnh khi độ pH nằm trong khoảng 6,8 - 7,5, tùy thuộc mỗi loài. Đây cũng là phạm vi lý tưởng giúp cá, tép nâng cao hệ miễn dịch. Độ pH lớn hơn mức cho phép khoảng 0,3 trong thời gian 24 giờ sẽ khiến cá bị căng thẳng hoặc dễ mắc bệnh. - Nhiệt độ ổn định: Sự thay đổi nhiệt độ nước cũng có thể ảnh hưởng lớn tới đời sống thủy sinh nên hãy hạn chế các nguồn nhiệt lớn như cửa sổ có ánh nắng, lò sưởi, lò vi sóng,... Cá nước ngọt nhiệt đới yêu cầu nhiệt độ ổn định từ 22° C - 27°C, tùy mỗi loài. Top máy điều hòa nhiệt độ bể tốt nhất sẽ giúp bạn ổn định nhiệt độ nước nhanh chóng. Chuẩn bị cho quá trình chăm sóc bể Theo dõi thường xuyên tình trạng nước trong bể chính là bước đầu tiên trong quá trình bảo dưỡng sau này. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần và thời gian cho một số hoạt động khác như vệ sinh bể. Thay 25% lượng nước trong bể mỗi tháng một lần sẽ giúp giữ nước luôn sạch sẽ và nồng độ nitrat ở mức an toàn. Bộ hút cặn có thể giúp hút sạch nước và cặn bẩn — đặc biệt là cặn bẩn dọc theo đáy bể của bạn.

Xem ngay:

  • Bộ Hút Cặn Đáy AS 666B
  • Hút Cặn Thay Nước Qanvee C600
  • Hút Cặn Thay Nước Qanvee C300

Ngoài ra, tảo cũng là vấn đề cần lưu ý. Tảo có thể bám thành các vết nâu hoặc xanh mờ trên kính và khó nhận thấy ban đầu nhưng làm giảm nồng độ oxy trong nước. Để làm sạch tảo, hãy sử dụng bàn chải/ cọ chà bể hoặc nam châm hút tảo.

Chọn loại cá, tép phù hợp Các động vật thủy sinh có thể rất nhạy cảm với những thay đổi về môi trường nên trước khi mua một loại cá, hãy nắm chắc các thông số nước về nitrat, nitrit, amoniac và độ pH cần thiết để chuẩn bị phù hợp.

Sau khi mang cá/ tép về nhà, thả nổi túi chứa cá/ tép trong bể khoảng 15 phút để chúng kịp thích nghi với nhiệt độ. Tiếp theo, mở túi và từ từ thêm một phần tư cốc nước từ bể vào. Lặp lại quy trình này sau mỗi 5 phút cho đến khi đầy túi. Cách làm này sẽ trung hòa các yếu tố nhiệt độ và hóa học một cách từ từ, cho phép các sinh vật thủy sinh thích nghi với ngôi nhà mới mà không bị sốc bởi thay đổi đột ngột.

Quan sát bể thưởng xuyên để nhận biết các thay đổi Mỗi ngày, hãy dành một chút thời gian để quan sát bể thủy sinh để thấy được những thay đổi về kích thước, hành vi hoặc dấu hiệu lạ của cá để kịp thời giải quyết sớm những chú cá bị bệnh.

Với một chút kế hoạch và tính toán trước, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị một bể thủy sinh hoàn chỉnh và lí tưởng cho cá, tép phát triển tốt nhất. Không chỉ vậy, Sen Aquatic luôn có sẵn những mẫu bể đẹp và nguồn cung cấp vật tư đầy đủ cho mọi nhu cầu về thủy sinh cho cả người chơi mới và người chơi lâu năm.

Từ khóa » Thủy Sinh Coa.aquatics