5 Ngôi Chùa Linh Thiêng để Xin Lộc - Cầu May Của Người Bắc - BestPrice

Đền Bà Chúa Kho – Xin lộc rơi lộc vãi

Đền Bà Chúa Kho nằm trên ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bà Chúa Kho là tên của một phụ nữ giỏi tổ chức sản xuất và dự trữ bảo quản kho lương thực quốc gia thời Lý. Bà đã hi sinh trong trong kháng chiến chống quân Tống của Lý Thường Kiệt ngày 12 tháng giêng năm 1077. Bà được vua ban cho làm Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Cứ vào dịp năm mới, hàng ngàn khách thập phương trong cả nước lại đến thắp hương và dâng phẩm vật kính lễ bà Chúa Kho. Nơi này nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm; cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc; thành tâm cúng bái.

Đa số mọi người chỉ lên xin lộc rơi lộc vãi, nhưng để tỏ lòng thành kính năm nào người dân cũng đến tạ lễ Bà. Đi lễ Bà Chúa Kho đã trở thành thói quen đối với nhiều người, đặc biệt là giới kinh doanh.

Lễ bà là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa.

Lễ bà là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa.

Đền Trần ( Nam Định ) – Xin ấn

Bên cạnh chùa Hương, chùa Yên Tử thì lễ khai ấn đền Trần ở Nam Định cũng là một trong số những lễ hội thu hút được nhiều du khách. Đền Trần thuộc thành phố Nam Định, cách trung tâm khoảng 4km, là nơi thờ các vị vua và công thần nhà Trần. Đền gồm 3 công trình chính: Đền Thiên Trường, Đền Cố Trạch, Đền Trùng Hoa. Lễ hội đền Trần cử hành trong 3 ngày từ ngày 13 đến ngày rằm tháng Giêng hàng năm.

Lễ Khai ấn đền Trần chính thức diễn ra vào lúc nửa đêm, rạng rằm tháng Giêng, hàng năm cứ vào đêm khai ấn rất nhiều người từ khắp nơi đổ về đến Trần bằng mọi cách để có được chiếc ấn với niềm tin mình sẽ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp, được thăng quan tiến chức.

Khai ấn đền Trần vào đầu năm.

Khai ấn đền Trần vào đầu năm.

Chùa Duyên Ninh ( Duyên Ninh Tự ) – Cầu duyên và Cầu tự

Chùa Duyên Ninh nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.. Dân gian thường gọi chùa này là chùa Thủ.

Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề hẹn ở đó mà sinh ra Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về chùa tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành. Tại đây, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở cố đô Hoa Lư, trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may. Đặc biệt không thể không kể tới việc cầu duyên và cầu tự hiếm muộn con cái.

Một góc chùa Duyên Ninh ở Hoa Lư Ninh Bình

Một góc chùa Duyên Ninh ở Hoa Lư Ninh Bình

Phủ Tây Hồ - Cầu tài lộc

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ).

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách đến Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây. Nếu gia đình bạn đang muốn tìm một địa điểm vừa có thể du lịch, vừa có thể cầu lộc, cầu tài thì không nên bỏ qua chốn linh thiêng bậc nhất Hà Thành này.

Phủ Tây Hồ vào dịp đầu xuân

Phủ Tây Hồ vào dịp đầu xuân

Quốc Tử Giám – Xin chữ, cầu học hành

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.

Vào những ngày đầu năm mới, nơi đây luôn tấp nập khách trong và ngoài nước ra vào, rất nhiều gia đình đến thắp hương cầu lộc tài, học hành và một điều không thể thiếu là xin chữ lấy may. Truyền thống xin chữ ở Văn Miếu được xem là nét đẹp truyền thống từ lâu đời. Theo quan niệm dân gian, xin chữ ngày đầu năm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa - tri thức và cũng như mong muốn cầu mong cả một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

Xin chữ ở Văn Miếu là một nét đẹp cần gìn giữ.

Xin chữ ở Văn Miếu là một nét đẹp cần gìn giữ.

Từ khóa » Xin Lộc