5 NGÔI CHÙA LỚN NHẤT QUẬN 2 MÀ BẠN NÊN GHÉ THĂM

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG 1968
    1. Toàn cảnh chùa lớn nhất quận 2 – Chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang
    2. Hình ảnh 4 tháp cao ở bốn góc của chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang
  2. CHÙA HUÊ NGHÊM 1975
    1. Cổng chùa Huê Nghiêm hiện nay
    2. Chính điện của chùa
    3. Khuôn viên xanh của chùa Huê Nghiêm
  3. CHÙA DIỆU GIÁC 1971
    1. Nét cổ kính của chùa Diệu Giác
    2. Nhà tình thương được thành lập bởi nhà chùa
  4. CHÙA THANH VÂN 1925
    1. Cổng chùa Thanh Vân in đậm nét của kiểu chùa cổ Nam Bộ
  5. CHÙA THÁI NGUYÊN 1827
    1. Kiến trúc cổ kính mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc của chùa
    2. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên tại chùa Thái Nguyên

Quận 2 là một trong những trung tâm đô thị hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nơi đây có nhiều công trình kiến trúc mang giá trị truyền thống, nổi bật là những ngôi chùa có lịch sử lâu đời hoặc có kiến trúc vô cùng độc đáo. Cùng mình tìm hiểu về top 5 những ngôi chùa lớn nhất quận 2 này nhé.

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG 1968

Địa chỉ: 505 Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh.

Lịch sử của chùa

Năm 1968, chùa Pháp viện Minh Đăng Quang được thành lập bởi hòa thượng Thích Giác Nhiên và các tăng ni Phật tử hệ phái Khất sĩ. Chùa theo hệ phái Khất sĩ. Các đời trụ trì tiền nhiệm: Hòa thượng Thích Giác Phúc, Thượng tọa Thích Giác Khoa, Trưởng lão Thích Giác Huyền.

Toàn cảnh chùa lớn nhất quận 2 – Chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang

Toàn cảnh chùa lớn nhất quận 2 – Chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang

Thành tựu

Chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang được biết đến rộng rãi bởi du khách trong nước và quốc tế với một quần thể kiến trúc đặc sắc, nguy nga, hài hòa giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại. Tại chùa cũng có một nhà hàng chay khá nổi tiếng. Điểm đặc biệt trong kiến trúc của ngôi chùa lớn nhất quận 2 này đó là 4 bảo tháp cao ở bốn góc với khu chính điện được xây dựng ở chính giữa.

Hình ảnh 4 tháp cao ở bốn góc của chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang

Hình ảnh 4 tháp cao ở bốn góc của chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang

Không chỉ nổi tiếng với kiến trúc đẹp và tráng lệ, chùa Pháp Viện Minh Đăng Quang còn được Hội Kỷ lục gia Việt Nam xác lập 4 kỷ lục: Ngôi chùa có có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chính điện lớn nhất; Nơi tổ chức Đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất; và Nơi diễn ra Lễ khất thực cổ Phật lớn nhất

Ngày nay, ngôi chùa là tổ đình của hệ phái Khất sĩ Việt Nam và đồng thời cũng là nơi giao lưu Phật giáo với cộng đồng quốc tế. Vào các ngày lễ lớn, chùa luôn tiếp đón hàng nghìn tăng ni, phật tử trong cả nước về chiêm bái lễ chùa.

CHÙA HUÊ NGHÊM 1975

Địa chỉ: 299B Lương Định Của, phường An Phú, quận 2, Hồ Chí Minh.

Lịch sử

Ngôi chùa lớn thứ hai quận 2 được thành lập vào năm 1975, do hòa thượng Thích Trí Quảng khai sáng. Chùa Huê Nghiêm theo hệ phái Bắc tông. Trụ trì hiện nay của chùa là hòa thượng Thích Lệ Trang.

Cổng chùa Huê Nghiêm hiện nay

Cổng chùa Huê Nghiêm hiện nay

Kiến trúc

Chùa Huê Nghiêm được xây dựng theo kiểu chùa cổ truyền thống của miền Bắc kết hợp với lối kiến trúc của chùa Nhật Bản.Với diện tích đất xây dựng gần 2km2 , tòa chính điện của chùa được xây dựng vô cùng đồ sộ và uy nghiêm.

Phía bên trong là các tượng Phật, Bồ Tát bằng gỗ quý như Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc được tôn trí.

Chính điện của chùa

Chính điện của chùa

Bao quanh khuôn viên chùa là những mảng xanh của gốc vườn, là sự tĩnh lặng và thanh nhã của hồ sen, ao cá. Ở sân trước của chùa có tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm, được làm bằng đá hoa cương nguyên khối nặng 60 tấn, cao 12m.

Khuôn viên xanh của chùa Huê Nghiêm

Khuôn viên xanh của chùa Huê Nghiêm

Vào các dịp Đại lễ Phật đản hàng năm, Ban Đại diện Phật giáo Quận 2 đều chọn chùa Huê Nghiêm là nơi hành lễ tập trung cho hàng trăm tăng ni cùng hàng ngàn Phật tử tham dự.

CHÙA DIỆU GIÁC 1971

Địa chỉ: 177 Đường Trần Não, Khu phố 3, phường An Bình, quận 2, Hồ Chí Minh.

Lịch sử

Chùa được thành lập vào năm 1971, do Ni sư Thích nữ Diệu Không kiến tạo. Chùa theo hệ phái Bắc tông (giống với chùa Huê Nghiêm). Hiện nay, trụ trì của chùa là Ni sư Thích Nữ Bảo Nguyệt.

Kiến trúc của chùa

Chùa Diệu Giác có kiến trúc khá cổ kính. Bên trong Chính điện được trưng bày trang nghiêm. Ở gian giữa, chùa tôn trí Đức Phật Thích Ca với hai bên là tượng hai vị Bồ tát Quan Thế Âm và Địa Tạng. Gian ngoài có tượng của Hộ Pháp và Tiêu Diện. Phía trước Chính Điện còn có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên.

Nét cổ kính của chùa Diệu Giác

Nét cổ kính của chùa Diệu Giác

Thành tựu

Chùa Diệu Giác được biết đến là một trong những chùa lớn nhất quận 2 dựng nên những nhà tình thương cho hàng trăm đứa trẻ mồ côi nương tựa và học tập. Đến ngôi tịnh xá này, ngoài sự thanh tịnh vốn có của nơi đền chùa, chúng ta còn cảm nhận được sự rộn ràng, được thấy những nét tươi vui trên gương mặt các em nhỏ. Để giúp đỡ những đứa trẻ này, ngoài các hoạt động chiêm bái, cầu nguyện thì chùa Diệu Giác cũng tiếp đón nhiều nhà hảo tâm và các đoàn thiện nguyện.

Nhà tình thương được thành lập bởi nhà chùa

Nhà tình thương được thành lập bởi nhà chùa

CHÙA THANH VÂN 1925

Địa chỉ: số 15 Đường số 10, phường Cát Lái, quận 2, Hồ Chí Minh.

Lịch sử

Chùa Thanh Vân được xây dựng vào năm 1925, do hòa thượng Thích Giác Kỉnh khai sáng, hiện nay là ni sư Thích Nữ Tường Nguyệt làm trụ trì. Chùa cũng theo hệ phái Bắc tông.

Kiến trúc

Chùa được xây dựng theo kiểu chùa cổ Nam Bộ, với lối kiến trúc khá đơn sơ. Ở Chính điện, chùa tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở giữa gian, còn xung quanh là các tượng Phật và Bồ Tát khác.

Cổng chùa Thanh Vân in đậm nét của kiểu chùa cổ Nam Bộ

Cổng chùa Thanh Vân in đậm nét của kiểu chùa cổ Nam Bộ

Khuôn viên chùa được phủ rợp bóng bởi nhiều cây xanh. Có nhiều tượng Phật lộ thiên được tôn trí xung quanh sân chùa với nét cổ kính đơn giản của kiến trúc chùa Nam Bộ. Điều này tạo cho ngôi chùa có một không gian thanh tịnh, an yên. Ngôi chùa hiện nay đã gần 100 năm tuổi này nhưng vẫn là nơi được người dân thường xuyên viếng thăm, cầu nguyện và nghỉ ngơi.

CHÙA THÁI NGUYÊN 1827

Địa chỉ: 165 Nguyễn Thị Định, Phường Bình Trưng Tây, Quận 2, Hồ Chí Minh.

Lịch sử

Chùa được thành lập vào năm 1827, do Tổ Minh Tánh kiến tạo, chùa theo hệ phái Bắc tông. Các đời trụ trì sau: Thanh Lương, Trừng Bình, Trừng Vinh, Tâm Minh, Thiện Đức, Lệ Tâm.

Kiến trúc

Chùa Thái Nguyên là ngôi chùa cổ nổi tiếng tại quận 2. Chùa gồm có những kiến trúc cổ kính đậm nét nghệ thuật điêu khắc chùa cổ đầu thế kỷ XVIII được bao quanh bởi một khuôn viên xanh mát rợp bóng cây xanh.

Kiến trúc cổ kính mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc của chùa

Kiến trúc cổ kính mang đậm nét nghệ thuật điêu khắc của chùa

Ngôi chùa này được xây dựng theo lối kiến trúc của chùa cổ Nam Bộ. Ở Chính điện trang nghiêm tôn trí thờ tượng Phật Thích Ca ở gian giữa, xung quanh có thờ các vị Phật và Bồ Tát khác như Chuẩn Đề Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Ngũ Hành Nương Nương và các vị La Hán. Ở phía trước Chính Điện còn có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên trên đài sen.

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên tại chùa Thái Nguyên

Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lộ thiên tại chùa Thái Nguyên

Ngoài việc tìm kiếm sự tĩnh tại và bình yên cho tâm hồn, chùa còn là nơi để nguyện cầu sức khỏe, công danh… hay làm lễ cho những người đã khuất. Những điều này không chỉ diễn ra bằng việc lễ bái thông thường mà các Phật tử sẽ dâng hoa trái, lễ lớn lên các Đức Phật, Quan Thế Âm. Để kính dâng Phật những lễ hoa trang trọng nhất, bạn có thể tham khảo thêm tại Trại hòm Martino (http://traihommartino.com/) nhé.

Từ khóa » Chùa Q2