5 Nguyên Nhân Chính Gây đau Khi Hít Thở

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh hô hấp

5 nguyên nhân chính gây đau khi hít thở 19/01/2021 - 17:06 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google News

Nguyên nhân gây đau khi hít thở xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng này có thể là do ảnh hưởng của chấn thương nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cục máu đông hoặc bất thường ở tim. Ung thư phổi và các bệnh tự miễn cũng có thể là “thủ phạm” gây đau khi hít thở. Mặc dù phần lớn cơn đau không quá nghiêm trọng nhưng không nên chủ quan, cần lưu ý một số dấu hiệu cảnh báo để nếu tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu cần.

Nguyên nhân gây đau khi hít thở

Đau khi hít thở xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

1. Chấn thương

Chấn thương của thành ngực có thể gây đau khi thở. Ví dụ như ở người bị gãy xương sườn, các mảnh vỡ của xương sườn sẽ chà xát với nhau và gây đau đớn. Tình trạng giãn cơ hoặc vết bầm tím ở vùng ngực cũng có thể ra tình trạng tương tự. Ít gặp hơn, phổi có thể bị thủng do chấn thương ngực thường xuyên hoặc từ mảnh vỡ của xương sườn gãy. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là “tràn khí màng phổi”, đây là một  hội chứng nguy hiểm, cần được điều trị dứt điểm, bởi bệnh có thể để lại di chứng bất lợi cho sức khỏe người bệnh.

2. Nhiễm trùng

Viêm phổi, tình trạng phổi bị nhiễm trùng, có thể là nguyên nhân gây đau khi thở. Một số nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi bao gồm cúm, virus và liên cầu khuẩn. Nếu viêm phổi lây lan đến các bề mặt bên ngoài của phổi, được gọi là màng phổi, sẽ dẫn tới viêm màng phổi. Viêm phổi đặc trưng gây khó thở và sốt nhưng khi bệnh đã lây lan tới màng phổi, cơn đau khi thở sẽ trở nên rõ rệt hơn. Nhiễm trùng ở bụng cũng có thể gây đau khi thở, đặc biệt là nếu nó liên quan đến gan hoặc lá lách. Vì những cơ quan này tiếp giáp với cơ hoành và khi cơ hoành di chuyển lên xuống khi chúng ta hô hấp bình thường, các cơ quan bị nhiễm trùng này sẽ chịu ảnh hưởng, gây đau và khó chịu.

Viêm phổi, tình trạng phổi bị nhiễm trùng, có thể là nguyên nhân gây đau khi thở.

Viêm phổi, tình trạng phổi bị nhiễm trùng, có thể gây đau khi thở.

3. Cục máu đông

Cục máu đông ở phổi hay còn gọi là thuyên tắc phổi, là một nguyên nhân nghiêm trọng gây đau khi hít thở. Thuyên tắc phổi có thể gây sốc, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong. Những người bị đau khi thở, thuyên tắc phổi có thể là “thủ phạm” nếu trước đó đã được chẩn đoán có cục máu đông, ho ra máu hoặc tim đập nhanh. Đây cũng có thể là triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu, một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân.

Chú ý

Trong một số trường hợp, cục máu đông có đi đến phổi và gây tắc mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân có các triệu chứng như cẳng chân hoặc đùi bị sưng, đau, đỏ đoạn chi, nhất là bụng chân (phía sau chân), bên dưới đầu gối.

4. Bệnh về tim

Tim được bao quanh bởi một lớp mô mỏng gọi là màng ngoài tim. Màng ngoài tim tiếp giáp với màng phổi. Do đó viêm màng tim có thể là nguyên nhân gây đau khi hít thở. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm màng ngoài tim, trong đó phổ biến nhất là virus.

5. Các nguyên nhân khác

Nguyên nhân gây đau khi hít thở cũng có thể xuất hiện nếu ung thư liên quan đến màng phổi.

Đau khi hít thở cũng có thể xuất hiện nếu ung thư liên quan đến màng phổi.

Ung thư phổi thường gặp ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài với các triệu chứng như ho, khó thở và giảm cân không rõ lý do. Đau khi hít thở cũng có thể xuất hiện nếu ung thư liên quan đến màng phổi. Ít phổ biến hơn là các bệnh khác ảnh hưởng đến màng phổi có thể gây đau khi thở, chẳng hạn như các bệnh tự miễn dịch viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus. Trong những trường hợp này, đau khi hít thở không phải là triệu chứng duy nhất.

Cảnh báo

Khi gặp phải tình trạng đau khi hít thở, tốt nhất nên nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Có một số triệu chứng xuất hiện kèm với tình trạng này cần đặc biệt lưu ý là sốt, chóng mặt, tim đập đua, sưng ở một hoặc cả hai chân hoặc ho ra máu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ: Từ khóa: ung thư phổiĐăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay Bài viết liên quan
  • Ung thư phổi: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị

    Ung thư phổi: Dấu hiệu, nguyên nhân và hướng điều trị

  • Hiểu về phương pháp điều trị đích trong ung thư phổi

    Hiểu về phương pháp điều trị đích trong ung thư phổi

  • Ngăn ngừa ung thư phổi tái phát, kiểm soát toàn diện với phác đồ từ chuyên gia Singapore

    Ngăn ngừa ung thư phổi tái phát, kiểm soát toàn diện với phác đồ từ chuyên gia Singapore

  • Bị ung thư phổi vẫn sống khỏe mạnh sau 10 năm phát hiện

    Bị ung thư phổi vẫn sống khỏe mạnh sau 10 năm phát hiện

  • Ung thư phổi di căn vào xương – Biểu hiện và điều trị

    Ung thư phổi di căn vào xương – Biểu hiện và điều trị

  • Các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi hiện nay

    Các phương pháp chữa bệnh ung thư phổi hiện nay

Câu hỏi mới nhất
  • Nhồi máu cơ tim cần xử trí thế nào?

  • Làm sao để phân biệt bệnh viêm xoang với cảm lạnh?

  • Biến chứng viêm mũi xoang gồm những gì?

  • Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?

  • Nguyên nhân viêm khớp cổ chân là gì?

Tin tức mới
  • Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

    Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

    Được nghiên cứu, phát triển từ thế kỷ 19 – 20, vắc xin bạch hầu đem lại hiệu…
  • Nhận biết triệu chứng bệnh bạch hầu biến chứng nguy hiểm

    Nhận biết triệu chứng bệnh bạch hầu biến chứng nguy hiểm

    Triệu chứng bệnh bạch hầu có thể chuyển sang biến chứng rất nhanh chóng nếu người bệnh chưa…
  • Cách phân loại bệnh bạch hầu, chẩn đoán và điều trị

    Cách phân loại bệnh bạch hầu, chẩn đoán và điều trị

    Bệnh bạch hầu có hai nhóm chính, được phân loại dựa theo vị trí xuất hiện triệu chứng.…
  • Sức hủy diệt của dịch bạch hầu và sự ra đời, giá trị của vacxin

    Sức hủy diệt của dịch bạch hầu và sự ra đời, giá trị của vacxin

    Dịch bạch hầu từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử suốt hàng nghìn năm. Đây…
  • Tư vấn: Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không

    Tư vấn: Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không

    “Tiêm vắc xin bạch hầu khi mang thai có an toàn không” là câu hỏi rất nhiều chị…
  • Bệnh bạch hầu là gì, nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa

    Bệnh bạch hầu là gì, nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa

    Bệnh bạch hầu (Diphtheria) là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang trở thành tâm điểm chú ý…
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Hít Sâu Vào Hơi