5+ Nguyên Nhân đau Nhức Hốc Mũi Và Cách điều Trị Hiệu Quả

Đau nhức hốc mũi khi thời tiết nóng, lạnh đột ngột, ngồi phòng điều hòa… khiến khả năng ngửi mùi vị kém, kèm theo màu sắc dịch nhày bất thường báo hiệu điều gì về sức khỏe.

Bạn bị đau nhức hốc mũi do đâu?

Chị Tâm (33 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị đau nhức mũi âm ỉ 1  bên, cảm giác nhức sâu trong hốc mũi ở chỗ gần xuống họng, nặng bên mũi đau, có lúc nhức nhiều sưng hốc mũi ấn ở cánh mũi thấy đau,mỏi má gần tai hay chảy dịch ngược xuống họng nhất là buổi sáng ngủ dậy dịch ra nhiều và cổ họng có đờm”.

Theo các chuyên gia tai mũi họng, bị đau nhức ở hốc mũi thường bắt nguồn từ các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như bệnh viêm mũi họng (cảm lạnh, cảm cúm) viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng

Là niêm mạc mũi phản ứng các tác nhân gây dị ứng như: mùi lạ, phấn hoa, lông chó mèo, thời tiết, khói bụi… Tình trạng này khiến cho người bệnh bị đau nhức hốc mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ù tai…

Viêm xoang

Thường xuất hiện sau một đợt cảm lạnh, cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng. Dấu hiệu viêm xoang phổ biến nhất là đau nhức hốc mũi, vùng trán hoặc khu vực gò má, chảy dịch mũi xanh hoặc vàng…

Viêm xoang hàm

Xoang hàm là các mô xoang nằm cạnh bên cánh mũi và dưới hốc mắt. Khu vực này bị viêm có thể do dị ứng, nhiễm virus, vi khuẩn… Nhất là viêm xoang hàm do nhiễm trùng khiến bạn gặp phải các triệu chứng nặng nề như đau đầu, đau nhức hốc mũi và hốc mặt, chảy nước mũi có mủ, sốt, ho, khó thở…  

Viêm mũi họng

Là tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, quá nóng hoặc lạnh. Bệnh kéo dài khoảng 1 tuần sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc tích cực. 

Tuy nhiên, viêm mũi họng do virus kéo dài 7-10 ngày, có thể gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức ở hốc mũi, đau đầu, chảy nước mũi triền miên… khiến cho bạn mệt mỏi thì có thể đã chuyển sang giai đoạn đầu của viêm xoang cấp (chớm viêm xoang).

>>> Quan tâm: bệnh hắt hơi sổ mũi kéo dài.

cach giam dau nhuc hoc mui hieu qua

Polyp mũi, cấu trúc mũi bất thường

Polyp mũi là khối u không gây đau đớn, phát triển mềm trong mũi, có thể dẫn đến mất khứu giác. Tình trạng xảy ra ở lớp niêm mạc mũi và các xoang do viêm nhiễm vi khuẩn, virus, dị ứng… Polyp có thể gây đau nhức ở hốc mũi do dịch nhầy ứ trong các hốc xoang, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, mất cảm giác về mùi vị.  

Mũi bị lệch vách ngăn là nguyên nhân khiến đau nhức và sưng viêm. Tương tự polyp mũi, mũi bị lệch vách ngăn có thể được phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc, không phát hiện kịp thời có thể gây ra viêm mũi và viêm xoang mãn tính.

Tổn thương mũi

Tổn thương mũi cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức ở hốc mũi ở mức độ khác nhau, có thể do bị ngã, va chạm vận động, chơi thể thao (đi bơi, đá bóng)…

Giảm đau nhức hốc mũi hiệu quả

Hốc mũi đau nhức không chỉ gây cho bạn những phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt, triệu chứng này kéo dài còn khiến mũi bạn bị tổn thương, ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. 

Để giảm bớt tình trạng đau nhức ở hốc mũi, bạn cần tìm ra nguyên nhân dựa trên những triệu chứng đi kèm. Tốt nhất là đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Cùng với đó, thực hiện các biện pháp sau để giảm đau nhức hốc mũi hiệu quả.

  • Xịt rửa xoang bằng dung dịch nước muối và thuốc xịt từ thảo dược để các yếu tố dị nguyên gây nhiễm trùng xoang gồm: nấm, vi khuẩn, virus… 
  • Vệ sinh mũi với dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) 2 lần/ngày để làm sạch mũi. 
  • Thuốc xịt thảo dược chứa Thương Nhĩ Tử, Hoa Ngũ Sắc giúp làm loãng dịch nhày, dịu viêm niêm mạc, mềm rỉ mũi,  giảm nhanh các triệu chứng như đau nhức cánh mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi…
  • Chườm khăn ấm: Đắp khăn ấm lên vùng hốc mũi đau nhức giúp tăng dẫn lưu dịch trong các xoang, tống chất nhầy ứ đọng bên trong mũi ra ngoài. Cách này phù hợp với người bị đau nhức hốc mũi do cảm lạnh, cảm cúm viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

>>> bị nghẹt mũi 1 bên kéo dài.

giam dau nhuc hoc mui hieu qua

  • Tăng độ ẩm phòng: Đau nhức mũi, khô mũi do dị ứng, ngồi phòng điều hòa thì việc sử dụng máy tạo độ ẩm có thể làm giảm nhanh kích thích niêm mạc mũi, khiến bạn không cảm thấy đau rát mũi. 
  • Tắm nước ấm: Sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi… được tắm trong làn nước ấm có pha thêm chút tinh dầu tràm – khuynh diệp, bạc hà… không chỉ chỉ đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu mà còn hỗ trợ giải cảm, tăng dẫn lưu dịch ở giữa xoang và mũi ra bên ngoài.
  • Sử dụng thuốc thảo dược: Với các thành phần từ Tân Di có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau ngừa virut, gây bệnh ở đường mũi xoang. Kết hợp với Tế Tân, Phòng Phong, Xuyên Khung, Cảo Bản… sẽ làm tăng công dụng phát tán phong hàn, loại bỏ tác nhân gây bệnh, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh tái phát và ngăn chặn tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

thongxoangtan.vn

Từ khóa » đau Rát Mũi Khi Thở