5 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau Khớp Ngón Chân Cái - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Khớp ngón chân cái là khớp nối ngón chân cái với xương bàn chân, có vai trò quan trọng để di chuyển. Các khớp này gánh nhiều sức nặng của cơ thể. Vì vậy khi khớp ngón chân cái bị đau sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Có ít nhất 5 nguyên nhân chính gây đau khớp ngón chân cái.
Biến dạng khớp
Biến dạng ngón chân cái (bunion) là tình trạng ngón chân cái bị lệch về phía ngón út gây ra vết sưng lớn và sần sùi trên khớp ngón chân. Tình trạng này đau đớn nhất là khi đi giày bít mũi. Nếu không điều trị, ngón chân cái bị lệch ngày càng nhiều hơn về phía ngón út, đẩy và làm trật khớp tất cả các ngón chân khác khiến cả bàn chân chịu ảnh hưởng của cơn đau khớp. Biểu hiện của nó là các vết sưng tấy đỏ và đôi khi sưng phù lên ở vùng cạnh khớp ngón chân cái.
Biến dạng ngón chân cái xuất hiện do các nguyên nhân di truyền, cách di chuyển bàn chân, mang giày chật hoặc viêm khớp dạng thấp. Một số cách cải thiện biến dạng khớp ngón chân cái được khuyến khích như mang giày bệt co giãn để giảm áp lực lên khối biến dạng; đặt miếng lót lên trên chỗ biến dạng để tránh cọ xát, tập luyện kéo giãn khớp.
Người bị trật khớp ngón chân cái nên chườm lạnh lên vị trí biến dạng sau khi tập thể dục. Trong trường hợp tình trạng đau đớn vẫn kéo dài cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa về cơ xương khớp để có hướng điều chỉnh phù hợp.
Viêm khớp
Dạng viêm khớp phổ biến nhất ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái là thoái hóa khớp. Tình trạng này xảy ra do sự phân hủy các mô bao phủ ở các đầu xương giao nhau tại khớp khiến ngón chân cái khó duỗi thẳng.
Thoái hóa khớp hình thành do các vấn đề về cấu trúc hoặc cử động của bàn chân dẫn đến sụn bị hao mòn quá mức, khiến xương bị đau mỗi lúc cọ xát khi di chuyển. Ngoài ra, chấn thương như gãy ngón chân cái hoặc trật khớp cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp. Các nguyên nhân viêm khớp khác gây đau ngón chân cái gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do bệnh gút và viêm khớp vảy nến.
Các triệu chứng của viêm khớp ngón chân cái gồm đau, cứng, sưng, dễ nhận thấy khi đứng và đi bộ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thay đổi dáng đi, đau mắt cá chân, đầu gối, hông hoặc dưới lưng. Ngoài ra, các gai xương có thể phát triển, gây đau, biến dạng khớp di chuyển nếu đi giày chật.
Tình trạng viêm khớp có thể điều trị bằng thuốc giảm đau kháng viêm, đi giày phù hợp, dùng dụng cụ chỉnh hình bàn chân, vật lý trị liệu hoặc tiêm thuốc kháng viêm vào khớp hoặc phẫu thuật loại bỏ các gai xương, thay khớp, ghép khớp.
Bệnh gout
Bệnh gout xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu, tạo thành các tinh thể lắng đọng trong khớp, thường là khớp ngón chân cái. Thuật ngữ y học cho tình trạng này là podagra. Đau khớp ngón chân cái do bệnh gout thường có các triệu chứng như sưng, đỏ, nóng và đau dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương khớp nghiêm trọng có thể xảy ra đồng thời hình thành các hạt tophi do lắng đọng axit uric. Axit uric là một chất thải trong máu sau khi cơ thể phân hủy purin có trong một số loại thực phẩm. Khi thận không thể loại bỏ được axit uric, tinh thể urat hình thành dẫn đến bệnh gout. Điều trị viêm khớp ngón chân cái do bệnh gout bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm cân và thay đổi chế độ ăn uống như giảm thịt đỏ, giảm hải sản, rượu.
Viêm xương vừng
Xương vừng (sesamoid bone) là một phần của khớp ngón chân cái, hình tròn dẹt, nằm dưới đầu xương ngón chân. Xương vừng dễ bị đau và viêm khi có chấn thương cấp tính hoặc mạn tính. Tình trạng viêm xương vừng thường do các hoạt động liên quan đến giữ thăng bằng trên ngón chân, nhảy, khiêu vũ, múa bale hay chơi bóng rổ. Những chấn thương làm gãy xương vừng thường gây ra các cơn đau ở bàn chân và khớp ngón chân cái.
Tình trạng viêm xương vừng có thể cải thiện bằng cách nghỉ ngơi, dùng nẹp chỉnh hình giày để giảm áp lực. Khi xương vừng bị gãy, có thể phải băng bó hoặc phẫu thuật.
Trẹo ngón chân
Trẹo ngón chân liên quan nhiều đến chấn thương thể thao như bong gân hoặc rách dây chằng ở ngón chân. Nó tạo ra cơn đau ở phía dưới của khớp ngón chân cái.
Trẹo ngón chân thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao trên sân cỏ nhân tạo như đá bóng. Chấn thương này xảy ra khi ngón chân chịu lực mạnh, nhất là các môn thể thao đẩy ngón chân cái khi chạy. Mặt sân, giày thể thao và tình trạng căng ở ngón chân cái khi chạy đều góp phần gây ra trẹo ngón chân. Các triệu chứng có thể là sưng, đau và đỏ.
Trẹo ngón chân có thể được cải thiện khi nghỉ ngơi, chườm đá, dùng nạng hoặc phẫu thuật khi bị nặng.
Đau ở khớp ngón chân cái có thể do chấn thương, do cách di chuyển hàng ngày hoặc do các bệnh như viêm khớp hay bệnh gout. Điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau. Trong một số trường hợp, khớp ngón chân cái có thể phục hồi sau khi được nghỉ ngơi, chườm đá hoặc dùng nạng. Nặng hơn, có thể phải uống thuốc hoặc phẫu thuật.
Anh Chi (Theo VeryWellHealth)
Từ khóa » Sưng đau Khớp Bàn Ngón Chân Cái
-
Đau Khớp Ngón Chân Cái: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Khớp Biến Dạng Khớp Bàn Ngón Chân Cái (Bunion)
-
Cảnh Báo Nên Biết: Sưng Ngón Chân Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Dấu Hiệu Thoái Hóa Khớp Bàn Ngón Chân Cái | Vinmec
-
Sưng đau Khớp Bàn Ngón Chân Cái Nguyên Nhân Do đâu? Cách ...
-
Đau Khớp Ngón Chân Cái Bên Phải Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Sưng Khớp Ngón Chân Cái Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị ...
-
Cảnh Giác Với Hiện Tượng Sưng Khớp Ngón Chân Cái - Vietlife Clinic
-
Viêm Khớp Ngón Chân Và 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Của Bệnh | TCI Hospital
-
Đau Khớp Ngón Chân Là Bệnh Gì Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Thoái Hóa Khớp Ngón Chân Cái - Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách ...