5 Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh điều Trị Bệnh Cong Thân đục Cơ ...
Có thể bạn quan tâm
Tôm sẽ có các biểu hiện như mô cơ trở nên trắng đục, đôi khi là màu cam hoặc đỏ hồng, thân cong không thể duỗi ra được, tôm sẽ chết sau một thời gian nhiễm bệnh. Bài viết hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ liệt kê các nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị tôm bị bệnh cong thân, đục cơ.
1. Tôm bị cong thân, đục cơ do sốc nhiệt
Khi người nuôi kiểm tra tôm lúc trời nắng nóng, tôm trong sàn thức ăn sẽ búng mạnh lên không, gặp nhiệt độ cao rất dễ bị sốc và cong thân, cơ chuyển sang trắng đục. Biện pháp để hạn chế là không sử dụng nhá, vó để kiểm tra tôm khi nhiệt độ cao.
Một trường hợp khác là khi người nuôi tắt tất cả dàn quạt (để cho tôm ăn chẳng hạn). Khi bật trở lại, tiếng động đột ngột làm cho tôm giật mình. Nhiều con sẽ búng mạnh khỏi mặt nước, tiếp xúc với nhiệt độ cao bị cong thân. Để hạn chế trường hợp này, người nuôi nên hạn chế tắt hết tất cả quạt, duy trì ít nhất một dàn quạt trong lúc cho tôm ăn.
2. Tôm bị cong thân, đục cơ do sang chuyển ao
Khi chuyển ao hoặc thu hoạch tôm dễ bị sốc, một số tôm sức đề kháng kém cơ thịt sẽ chuyển sang trắng đục hoặc có màu sắc khác thường. Số tôm bị nhẹ sẽ mất vài ngày để trở lại bình thường, còn hầu hết những tôm bị cong thân, đục cơ sẽ chết. Nếu phát hiện thân tôm bắt đầu chuyển sang trắng đục, nên ngừng ngay việc đánh chuyển. Để đề phòng, bà con nên bổ sung các vitamin, khoáng chất cho tôm tăng cường chất đề kháng trước khi chuyển ao hoặc thu hoạch. Nhiệt độ nước khi tiến hành hoạt động phải ở ngưỡng 24 - 25 độ C, hàm lượng oxy hòa tan cao từ 4 - 5 mg/l.
3. Tôm bị cong thân, đục cơ do lượng oxy hòa tan thấp
Nếu oxy trong ao tôm từ 4 - 5 mg/l trở lên, tôm thẻ chân trắng sẽ có màu sắc bình thường. Ở những ao tôm có mật độ thả nuôi cao, tôm cạnh tranh môi trường sống, hàm lượng oxy thấp làm tôm bị stress. Nếu oxy xuống mức thấp hơn 2 mg/l sẽ dễ dẫn đến hiện tượng tôm nổi đầu do thiếu oxy, không can thiệp sớm tôm sẽ rất dễ chết khi lột xác.
Các nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu oxy có thể kể đến các yếu tố sau:
Người nuôi không lắp đủ các dàn quạt khí để đáp ứng cung cấp đủ oxy cho ao nuôi. Tôm phải sống trong môi trường thiếu oxy trong một thời gian dài.
Quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ cũng là nguyên nhân làm lượng oxy giảm xuống thấp do vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ hoạt động mạnh chiếm dụng lượng lớn oxy trong ao. Dàn quạt nếu không được bố trí hợp lý sẽ không thể phát huy tác dụng quy tụ chất thải vào giữa ao.
Khi trời có nhiều mây hoặc mưa trong nhiều ngày liên tục, tảo sẽ không thể quang hợp tốt và sẽ không có đủ lượng oxy cần thiết trong ao. Nếu là những ao không được thay nước thường xuyên và thả tôm ở mật độ cao sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng tôm bị cong thân, đục cơ do cạnh tranh oxy.
Để phòng tránh các trường hợp trên, người nuôi nên định kỳ siphon đáy ao, bố trí dàn quạt đầy đủ, hợp lý. Bà con chú ý thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm và sử dụng men vi sinh định kỳ để phân hủy chất thải đáy ao, tạo môi trường vi sinh có lợi trong ao.
4. Tôm bị đục cơ do nhiễm virus
Nguyên nhân tôm bị cong thân, đục cơ còn do vi bào tử trùng (Microsporidia) hoặc do nhiễm virus (IMNV - Infectious Myonecrosis Virus) cũng có thể chuyển sang trắng đục. Tỷ lệ chết khi tôm bị nhiễm virus khoảng 40 - 70%. Nếu nguyên nhân do tôm bị nhiễm virus thì hiện nay chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Để đề phòng bà con nên chọn lọc tôm giống kỹ càng, sàng lọc kỹ trước khi thả nuôi. Thường xuyên cải tạo ao và quản lý môi trường vi sinh trong ao.
5. Tôm bị cong thân, đục cơ do thiếu khoáng chất
Thiếu khoáng cũng là một nguyên nhân gây nhiều hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm, nhất là vào các thời điểm trời mưa to liên tục, môi trường trong ao biến động mạnh. Hàm lượng khoáng chất trong nước ao bị pha loãng, người nuôi không thường xuyên bổ sung khoáng trong thức ăn hoặc nguồn nước sẽ dẫn đến hiện tượng trên.
Bà con nên chú ý bổ sung các chế phẩm bổ sung khoáng tổng hợp qua đường ăn hoặc tạt trực tiếp như khoáng ăn cao cấp SELEN K+ dùng phòng và điều trị cho tôm trong suốt vụ nuôi, SELEN K+ là khoáng chất đậm đặc giúp tôm đầy vỏ, nhanh lột xác, nhanh lớn. Phòng ngừa hiệu quả bệnh cong thân, đục cơ, cải thiện trường hợp thiếu khoáng ở những vùng nuôi tôm độ mặn thấp.
Trên đây là 5 nguyên nhân và cách phòng tránh, điều trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm. Tổng hợp các yếu tố gây bệnh phía trên, bà con có thể thấy việc giữ cân bằng hệ vi sinh, vệ sinh môi trường nước ao nuôi định kỳ, ứng phó kịp thời với các tác động thời tiết khi bước vào mùa mưa, kiểm tra con giống và bổ sung các thành phần vitamin và khoáng chất trong ao nuôi là các điều kiện tiên quyết. Những điều này không những giúp phòng tránh được bệnh cong thân, đục cơ mà còn ngăn ngừa được nhiều loại bệnh khác trên tôm. Chúc bà con thành công.
Mọi thắc mắc về kỹ thuật hay thông tin sản phẩm trong bài, bà con vui lòng liên hệ qua Hotline 0911 383 533 để được các kỹ thuật viên của công ty trực tiếp giải đáp.
Chúc quý bà con có vụ mùa bội thu!
Từ khóa » Tôm Sú Bị đục Cơ
-
Cong Thân, đục Cơ: Nỗi Lo Của Người Nuôi Tôm
-
Nguyên Nhân Tôm Bị Cong Thân đục Cơ Và Cách Xử Lý Hiệu Quả 2021
-
Nhận Biết 5 Tác Nhân Gây đục Cơ ở Tôm
-
Đặc Trị Tôm Thẻ Bị Cong Thân ĐỤC CƠ Do Thiếu Khoáng Chất
-
Nguyên Nhân Gây Bệnh đục Cơ, Cong Thân ở Tôm Thẻ Chân Trắng ...
-
QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CONG THÂN ĐỤC CƠ TRÊN TÔM
-
Các Trường Hợp Gây Trắng Hay đục Cơ ở Tôm Chân Trắng
-
Bệnh đục Cơ Trên Tôm Và Cách Phòng Ngừa
-
Nguyên Nhân – Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh đục Cơ ở Tôm Sú
-
Cách điều Trị Bệnh Cong Thân, đục Cơ Trên Tôm - Nam Miền Trung
-
Bệnh đục Cơ Và Hoại Tử Cơ Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Tép Bạc
-
Bệnh đầu Vàng Trên Tôm Sú: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị
-
Bệnh đục Cơ Trên Tôm Càng Xanh Có Biểu Hiện Bệnh Như Thế Nào?
-
Tôm Bị Cong Thân: Cách Khắc Phục Hiệu Quả Nhất | VTC16 - YouTube