5 Nữ Kiến Trúc Sư Có Sức ảnh Hưởng Nhất Thế Kỷ 20
Có thể bạn quan tâm
Thế kỷ 20, nơi nhiều người quan niệm vai trò của phụ nữ là nội trợ, chăm sóc tổ ấm của mình thì đã có không ít những nữ kiến trúc sư mang đến một lối đi riêng cho nữ quyền, truyền cảm hứng và tư duy cho tương lai. Từ Los Angeles cho đến Tokyo, những nữ KTS này đã định hình nên một khía cạnh mới của thành phố, từ trần nhà bằng kính vỡ đến các cấu trúc tự toát lên vẻ đẹp đầy nữ tính.
1. Marion Mahony Griffin (1871-1961)
Sinh năm 1871 tại Chicago, Marion Mahony Griffin là một trong những nữ kiến trúc sư được cấp phép đầu tiên trên thế giới. Là một trong những nhà thiết kế đời đầu của văn phòng kiến trúc Frank Lloyd Wright (người hùng của làng kiến trúc Mỹ), Griffin đã tạo dấu ấn của mình trong các công trình, tiêu biểu như Fishwick House ở Úc hay nhà riêng của ông hoàng ngành công nghiệp ô tô Henry Ford ở Michigan). Bà cũng góp công lớn trong việc mở rộng phong cách của trường phái Prairie ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc về cảnh quan, vật liệu bản địa trong các nền dân chủ mới hình thành. Được nhớ đến như những nhà phác họa vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ, Học giả Deborah Wood nhận định một phần thành công của Frank Lloyd Wright chính là nhờ các bản vẽ của Marion Mahony. Những bản vẽ của bà cũng được cho là có ảnh hưởng đến các KTS vĩ đại như Mies van der Rohe hay Le Corbusier.
2. Julia Morgan (1872-1957)
Julia Morgan đã dành cả đời mình để theo đuổi đam mê kiến trúc. Bà là người phụ nữ đầu tiên được nhận vào trường mỹ thuật danh tiếng Beaux-Arts de Paris cũng như trở thành nữ KTS đầu tiên được cấp phép tại California. Vào thời điểm hầu hết các kiến trúc sư nữ sẽ kết hợp làm việc cùng với chồng của mình tại công ty thì Morgan đã tự đứng ra mở công ty riêng tại San Francisco sau một năm cộng tác cùng KTS nổi tiếng John Galen Howard. 85 năm miệt mài với công việc của mình, bà đã có tới hơn 700 bản thiết kế tòa nhà. Một trong số những công trình để đời của cố nữ KTS người Mỹ là tòa lâu đài Hearst, được ông trùm tư bản William Randolph Hearst đặt niềm tin. Để tạo nên tòa lâu đài kết hợp được những tinh hoa kiến trúc mà William mong muốn, Julia Morgan đã phải dồn tâm trí thực hiện xuyên suốt gần 3 thập kỷ. Năm 2014, bà trở thành phụ nữ đầu tiên nhận được Huy chương Vàng AIA do Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ trao tặng.
3. Norma Merrick Sklarek (1926-2012)
Nổi tiếng với cái tên “Rosa Parks” trong làng kiến trúc, người được ví von là “Black Woman”, Norma Merrick Sklarek đã tạo nên cuộc đời sống động cho người phụ nữ da màu. Bà là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên chính thức được cấp phép nghề KTS ở cả New York và California, cũng như phụ nữ da đen đầu tiên được bầu bảo Ủy viên danh giá của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (FAIA). Từ bản thiết kế Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tokyo đến Trung tâm Thiết kế Thái Bình Dương ở Los Angeles hay nhà ga số Một tại sân bay Quốc tế Los Angeles, tất cả đều là những thành quả sau những nỗ lực của bà. Năm 1985, bà hợp tác với Margot Siegel và Katherine Diamond để mở công ty được cho là một trong những công ty kiến trúc do phụ nữ làm chủ lớn nhất trong nước. Sklarek không chỉ được nhớ đến bởi tài năng trong kiến trúc mà còn là tấm gương vươn lên trong nghịch cảnh, bất chấp sự phân biệt chủng tộc và phân biệt giới, là cái tên đáng ngưỡng mộ của không ít nữ KTS trong cùng lĩnh vực.
4. Zaha Hadid (1950 – 2016)
Được mệnh danh là “Nữ hoàng của những đường cong”, nữ KTS người Anh gốc Iraq, Zaha Hadid được biết đến là người tạo nên kiến trúc tương lai với những đường cong hấp dẫn cho mỗi tòa nhà và nổi tiếng với quan điểm kiến trúc “360 độ, tại sao phải luôn tuân theo một thứ”. Từ Nhà hát lớn Quảng Châu, Trung Quốc cho đến Trung tâm Heydar Aliyev ở Azerbaijan, Hadid đã phá vỡ mọi quy chuẩn bằng những thiết kế táo bạo, vượt qua ranh giới giữa kiến trúc và hiện thực. Năm 2004, bà trở thành nữ KTS đầu tiên giành Giải thưởng Kiến trúc Pritzker, giải thưởng được coi như Nobel trong lĩnh vực kiến trúc. Sự ra đi đột ngột năm 2016 của bà đã tạo cơn chấn động trong làng nghệ thuật nhưng những di sản kiến trúc mà bà để lại vẫn là minh chứng lâu dài cho tầm nhìn và óc sáng tạo vô tận của con người.
5. Kazuyo Sejima (1956-)
Năm 2010, nữ KTS người Nhật Bản – Kazuyo Sejima trở thành phụ nữ thứ hai trên thế giới vinh dự nhận Giải thưởng Kiến trúc Pritzker (cùng với đồng nghiệp nam Ryue Nishizawa, người cùng thành lập công ty kiến trúc SANAA có trụ sở tại Tokyo vào năm 1995). Sejima được biết đến với việc thiết kế những tòa nhà theo chủ nghĩa hiện đại, sạch sẽ, lấy cảm hứng từ di sản Nhật Bản mà bà theo đuổi. Không chỉ gói gọn những thiết kế của mình ở đất nước “mặt trời mọc”, Sejima còn đưa tên tuổi của mình ra toàn thế giới, từ Hoa Kỳ cho đến Tây Ban Nha thông qua những tác phẩm đáng chú ý như Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Thế kỷ 21, Kanazawa ở Nhật Bản và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại mới ở Thành phố New York.
Nguồn: Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: design-milk)
Xem thêm:
Kiến trúc phỏng sinh học là gì? Chúng ta đã lên ý tưởng kiến trúc từ sinh học ra sao?
Pun Hlaing Golf Lodge Hotel – Phong cách kiến trúc Burmese đương đại | GK Archi + Aedas + SPA
bố cục kiến trúc, kiến trúc sư asean, kiến trúc sư Giang Lê, nữ kiến trúc sưTừ khóa » Hình ảnh Kiến Trúc Sư Nữ
-
5 Nữ KTS Có Sức ảnh Hưởng Nhất Thế Kỷ 20
-
10 Công Trình Vĩ đại Của "Nữ Hoàng đường Cong" Zaha Hadid
-
Kiến Trúc Sư 8X Vào Top 100 Phụ Nữ Có ảnh Hưởng Năm 2020
-
100 Người Phụ Nữ Có Tầm ảnh Hưởng Với Kiến Trúc Thế Giới (phần 1)
-
Top 100 Phụ Nữ Có ảnh Hưởng Thế Giới 2020: Nữ Kiến Trúc Sư "giành ...
-
5 Nữ Kiến Trúc Sư Có Ảnh Hưởng Nhất Thế Kỷ 20
-
Top 5 Nữ Kiến Trúc Sư Có Tầm ảnh Hưởng ở Thế Kỷ 20
-
Kiến Trúc Sư Nữ - Định Dạng Hình ảnh JPG 501513556 - Lovepik
-
Kiến Trúc Sư Việt Lọt Top 100 Phụ Nữ Có ảnh Hưởng Của Năm 2020
-
Những Nữ Kiến Trúc Sư Nổi Tiếng Nhất Thế Giới - Mọi Thời đại
-
20 Kiến trúc Sư Phụ Nữ Cần Biết - Also See
-
5 Nữ Kiến Trúc Sư Có ảnh Hưởng Nhất Thế Kỷ 20 - IBSTAC
-
10 Nữ Kiến Trúc Sư Thành Công Bạn Nên Biết - CanhQuan.Net