5 Phương Pháp Cạo Gió Mà Dân Gian Hay Dùng Để Chữa Bệnh

Cạo gió hay còn gọi là đánh gió, là một hình thức chữa bệnh được lưu truyền phổ biến trong dân gian, bằng cách sử dụng những nguyên liệu tự nhiên hoặc sẵn có, để trị một số bệnh: cảm, sốt, đau đầu, nhức cơ thể, căng cơ…

Dưới đây là một số thông tin về cạo gió và một số phương pháp cạo gió đơn giản, dễ thực hiện, để bạn tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.

Cạo gió là gì?

Cạo gió (đánh cảm) là phương pháp sử dụng những vật dụng như: dây chuyền, đồng bạc nguyên chất, rượu, trứng gà, sừng trâu…kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên như: gừng, tỏi, ngải cứu, trầu không…để tác động lên một số vị trí trên cơ thể, giúp tuần hoàn máu, giải trừ khí độc, cơ thể bớt mệt mỏi.

https://www.youtube.com/watch?v=mkEvMoPUdWI

Cạo gió có tác dụng gì?

Cạo gió giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết toàn thân, duy trì tính đàn hồi của mạch máu, thư giãn gân cốt, thông kinh lạc loại bỏ triệu chứng đau, giảm căng cơ, hỗ trợ phục hồi các tổn thương và cải thiện sự vận hành của kinh lạc, thúc đẩy chuyển hóa trong cơ thể, loại bỏ mệt mỏi.

Sau khi cạo gió, các các cơ quan và dây thần kinh trong cơ thể được kích thích, giúp hệ kinh mạch và các tế bào hấp thu khí huyết, bổ sung dưỡng khí, Oxy, nâng cao sức đề kháng cho các tế bào.

Trường hợp nào nên cạo gió?

Cạo gió (đánh cảm) phù hợp thực hiện khi bị cảm mạo và cảm mạo dịch (cảm cúm, bệnh cúm) với những biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ớn lạnh, người sốt nhẹ, khó chịu, sợ lạnh, sợ gió, rêu lưỡi trắng…

Cạo gió còn được chỉ định trong các trường hợp nhức đầu, đau nhức cơ thể, hoa mắt, chóng mặt… 

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, dễ xuất huyết, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ…không nên cạo gió vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hướng dẫn cạo gió đúng cách

Để cạo gió đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Không thực hiện cạo gió quá lâu, không dùng lực quá mạnh để cạo vì sẽ khiến da bị xước hoặc dễ xuất huyết, làm người bệnh bị đau và bỏng rát nhiều ngày.
  • Trong quá trình thực hiện, cầm thẳng dụng cụ cạo gió vì cầm nghiêng sẽ dễ gây xuất huyết. Sau khi cạo gió cần nghỉ ngơi trong phòng kín, không ra ngoài ngay, vì dễ bị cảm lại khi gặp gió.
  • Thao tác cạo gió: cạo dọc 2 bên cổ gáy, cạo dọc từ cổ xuống vai, cạo kín vai sau đó cạo đến hai bên cột sống và tỏa ra hai bên mạng sườn, kín hết lưng (không được đánh ở giữa cột sống)
  • Nếu người bệnh bị ho, ngứa cổ họng thì cạo dọc xương mỏ ác ở ngực. Nếu lạnh bụng thì cạo thêm vùng bụng, còn nhức dọc chi trên thì cạo thêm ở cánh tay và cẳng tay.
  • Trước khi cạo gió cần lưu ý: chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, tĩnh tâm, thư giãn toàn thân. Sát trùng kỹ dụng cụ cạo gió, mỗi vị trí cạo nhanh, từ 1 đến 2 phút là da đỏ lên, không cạo đến đỏ bầm.
  • Không sử dụng dầu có thành phần bạc hà vì loại dầu này có tính chất bốc hơi nhanh, có thể gây lạnh trong quá trình cạo gió.. 

Một số phương pháp cạo gió dân gian 

Có nhiều phương pháp cạo gió, tuy nhiên bạn có thể tham khảo 5 phương pháp cạo gió đơn giản, dễ thực hiện dưới đây:

Cạo gió bằng trứng gà và bạc nguyên chất 

Đánh cảm lạnh hoặc nắng bằng trứng gà và bạc
Đánh cảm lạnh hoặc nắng bằng trứng gà và bạc

Áp dụng cho những trường hợp cảm lạnh, cảm nắng, cảm gió…

Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, dây chuyền bạc hoặc đồng bạc nguyên chất. Luộc chín trứng gà, bóc vỏ, bỏ lòng đỏ ra, nhét đồng bạc (dây chuyền) vào giữa rồi bọc bằng khăn xô dày để không bị xước da khi cạo.

Thực hiện:

  • Chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, toàn thân thư giãn.
  •  Lấy bọc khăn xô (đã bọc bạc và trứng bên trong) vuốt từ đỉnh đầu xuống cả người phía trước, gồm: mặt, mũi, ngực, vai, cánh tay bên ngoài và bên trong lòng và mu bàn tay, ngón tay, bụng, lòng và mu bàn chân, ngón chân.
  • Vuốt các vị trí sau cơ thể: đầu, gáy, lưng, mông, lòng bàn chân, ngón chân…tới khi trứng nguội hẳn thì thay quả trứng và đồng bạc mới.

Sau khi cạo gió, đồng bạc sẽ chuyển màu đồng nếu bị cảm nắng, chuyển màu đen nếu bị cảm lạnh, nếu cảm gió thì bạc có màu đen nhánh và sắc xanh còn vừa nóng vừa lạnh thì đồng bạc có cả 2 màu.

Nếu muốn tăng sức nóng, bạn có thể để nguyên vỏ trứng nhưng cần dùng vải bọc thật dày, để vỏ trứng không làm xước da.

Cạo gió bằng bạc kết hợp với các loại dầu

Dùng để đánh cảm cho những trường hợp cảm lạnh, cảm gió, sốt, căng cơ…

Cạo gió bằng dầu gió

Chuẩn bị: thìa bạc hoặc đồng bạc, dầu các loại.

Thìa bạc cạo gió
Thìa bạc cạo gió. Bạn có thể mua tại: https://shope.ee/10eIBTldWq

Thực hiện:

Chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo gió, tỳ mạnh đồng bạc thẳng đứng và cạo sát xuống da kết hợp xoa dầu nóng. Ở lưng có thể dùng lực mạnh hơn.

Cạo lần lượt từ vùng này sang vùng khác: cổ, gáy, trán, hai thái dương, bả vai, bên trong bên ngoài hai cánh tay, mu bàn tay, ngón tay, lưng, ngực, bụng, bụng dưới, trong bên ngoài đùi, chân, mu bàn chân, ngón chân. Cạo chậm đường kéo càng dài càng tốt.

Sau khi cạo gió, nếu bị cảm lạnh thì bạc có màu đen, càng cảm lạnh nặng, đồng bạc càng đen càng sậm. Nếu bị cảm gió, đồng bạc sẽ có màu đen nhánh cùng sắc xanh.

Đánh cảm bằng cám rang với lá ngải cứu

Đánh cảm bằng ngải cứu

Dùng cho người bị cảm lạnh

Chuẩn bị: cám gạo, ngải cứu hoặc cúc tần

Thực hiện: cho cám vào chảo, rang nóng lên rồi cho ngải cứu vào rang cùng cám, đến khi lá săn lại và bốc mùi thơm, thì dùng vải màn hoặc khăn mùi xoa sạch túm chỗ lá và cám vừa rang để đánh cảm.

Đánh nhanh tay từ đỉnh đầu xuống, rồi đánh ở mặt, ngực, bụng, mông, tay, chân… Nếu gói cám và lá ngải cứu nguội thì đổ ra rang cho nóng lên rồi tiếp tục đánh.

Đánh cảm bằng gừng

Dùng cho người cảm lạnh

Chuẩn bị: 100g gừng tươi, 1 chén rượu trắng

Thực hiện: Rửa sạch gừng rồi đập dập, cho gừng vào một chiếc khăn hay vải mỏng và nhúng khăn có gừng vào bát rượu.

Cầm khăn có rượu gừng vuốt từ đỉnh đầu xuống người, gồm: mặt, mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong, bên ngoài, lòng bàn tay, mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng bàn chân, mu bàn chân, các ngón chân. Sau đó, nhúng lại gừng vào bát rượu và vuốt các vùng cơ thể phía sau: đầu, ót, gáy, vai, lưng, mông, lòng bàn chân, các ngón chân.

Cạo gió bằng lá trầu không

Dùng cho người bị cảm mạo

Chuẩn bị: 5 lá trầu không, 1 chén rượu trắng

Thực hiện: 

Rửa sạch và giã nhỏ lá trầu không rồi bọc trong mảnh vải, nhúng vào rượu, sau đó xoa lên vùng cần cạo gió. Thực hiện vuốt từ đỉnh đầu xuống người (mặt, mũi, ngực, bả vai, cánh tay bên trong, bên ngoài, lòng bàn tay, mu bàn tay, các ngón tay, bụng, bắp vế, lòng bàn chân, mu bàn chân, các ngón chân). Sau đó, nhúng lại gói trầu vào bát rượu và vuốt các vùng cơ thể phía sau: đầu, ót, gáy, vai, lưng, mông, lòng bàn chân, các ngón chân.

Trong y học cổ truyền, cạo gió sẽ mang lại hiệu quả trong trường hợp cảm nhẹ. Nếu bệnh nhân bị cảm nặng hơn, cơ thể suy nhược do bệnh lý như: đau đầu chóng mặt vì huyết áp cao, viêm xoang,… thì nên trực tiếp đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp.

Để rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể thì bạn nên kết hợp giữa ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ đúng giờ và rèn luyện thể dục thể thao. Osanno có phân phối các sản phẩm ghế massage như một phương án giúp bạn thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. Sử dụng các sản phẩm thiết bị ghế massage hàng ngày được đánh giá như là một sản phẩm mang lại hiệu quả cao về sức khỏe cho bản thân và cả gia đình. Đăng ký dùng thử ghế massage theo các form mẫu dưới đây.

Từ khóa » Cạo Gió Bằng Dầu Gió