5+ Phương Pháp điều Trị Còi Xương Cho Trẻ Sơ Sinh - VIPTEEN

Còi xương khiến trẻ có nguy cơ gặp phải những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và cả sự phát triển trong tương lai. Để điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bố mẹ bắt buộc phải nắm rõ những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Có thể bạn quan tâm:

  • 9 cách chữa còi xương ĐƠN GIẢN - DỨT ĐIỂM
  • [Hỏi - Đáp] TOP 8 cách chữa còi xương chậm mọc răng ở trẻ

1. Chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân còi xương ở trẻ sơ sinh

chuẩn đoán còi xương ở trẻ Chẩn đoán tình trạng còi xương thông qua những dấu hiệu bên ngoài

Bố mẹ có thể chẩn đoán tình trạng và xác định nguyên nhân còi xương ở trẻ sơ sinh qua những biểu hiện thường ngày hoặc đưa con đến bệnh viện thăm khám khi cần thiết.

1.1. Chẩn đoán tình trạng còi xương nặng nhẹ của trẻ sơ sinh

Còi xương có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, thông thường bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu thường gặp trên cơ thể trẻ để chẩn đoán phần nào tình trạng bệnh.

Chuẩn đoán còi xương qua những dấu hiệu

  • Biểu hiện của bệnh còi xương nhẹ:

    • Ra nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm.
    • Trẻ thường ngủ không ngon giấc xuyên đêm, hay quấy khóc.
    • Rụng tóc hình vành khăn.
    • Gặp nhiều vấn đề về thóp và xương sọ như thóp rộng, mềm và lâu đóng kín; xuất hiện bướu ở đỉnh đầu hoặc trán; đầu bẹp cá trê.
    • Rối loạn trương cơ lực.
    • Thường xuyên bị táo bón.
    • Chậm quá trình phát triển hoạt động như lẫy, bò, đi… bé chậm mọc răng, răng mọc không được đều và ngay ngắn.
  • Biểu hiện còi xương nặng:

    • Biến dạng xương, chuỗi hạt sườn, chân có thể cong hình chữ O hoặc chữ X.
    • Nếu bị nặng trẻ có thể xuất hiện dấu hiệu tụt Canxi.
    • Có nguy cơ mắc những căn bệnh khác.

Đọc thêm: 21+ biểu hiện bé còi xương và gợi ý những cách điều trị hiệu quả cho mẹ

Chuẩn đoán tình trạng còi xương ở bé bằng phương pháp Chụp X-quang

Chụp X-quang sẽ giúp các bác sĩ thấy được tình trạng xương, nếu tình trạng còi xương nặng có thể phát hiện các dấu hiệu đầu xương to bè, xương mất chất vôi, đường cốt lõm xuống, điểm cốt hóa muộn,… Từ đó xác định chính xác được tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Chuẩn đoán tình trạng còi xương ở bé bằng phương pháp xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ đưa ra được các kết quả về chỉ số định lượng Vitamin D, Phosphat máu, Canxi máu, ALP,… một cách chính xác nhất. Từ đó các bác sĩ sẽ xác định được liệu bé bị còi xương do thiếu những chất gì và có biện pháp bổ sung phù hợp.

1.2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị còi xương

nguyên nhân còi xương là không nuôi bằng sữa mẹ Nguyên nhân dẫn đến còi xương là không nuôi trẻ bằng sữa mẹ

Nguyên nhân trẻ bị còi xương có thể do những lý do sau:

  • Thiếu Canxi và Vitamin D dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa các chất này khiến xương kém phát triển
  • Mắc các bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, các bệnh lý về gan, mật…
  • Ảnh hưởng của thuốc.
  • Di truyền.
  • Không được tắm nắng, thiếu ánh nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc sinh ở vùng núi thường không có nhiều ánh nắng.
  • Có thói quen nuôi con sai lầm (cho ăn dặm quá sớm hoặc muộn, nêm gia vị thức ăn cho trẻ quá nhiều.
  • Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ.

Đọc thêm: 10 nguyên nhân bé còi xương và cách phòng chống hiệu quả nhất

2. Phương pháp điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh

Bé bị còi xương nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng không ngờ đến. Để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng còi xương, bố mẹ cần cung cấp đủ cho trẻ lượng Canxi, Vitamin D và Phosphat cần thiết của cơ thể. Điều này có thể được thực hiện qua những cách sau.

2.1. Cho trẻ bú mẹ 100% trong 6 tháng đầu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên do cơ thể mẹ tiết ra và chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ có đầy đủ những khoáng chất phù hợp và đặc biệt giàu dinh dưỡng nhất để giúp trẻ phát triển tối ưu.

Khác với sữa công thức, ngoài chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn có nhiều kháng thể và các chất khoáng, đặc biệt là Canxi. Canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu vào cơ thể trẻ hơn Canxi từ bất kỳ nguồn nào khác. Nhờ vậy, sữa mẹ giúp bé tăng đề kháng, lớn nhanh, phát triển đạt chuẩn và hạn chế được các loại bệnh.

Theo các bác sĩ khuyến cáo, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu đời và tiếp tục duy trì sữa mẹ ít nhất trong 2 năm để bé được khỏe mạnh nhất.

Các mẹ nên cho bé bú no và đủ, tùy theo nhu cầu của từng bé. Đồng thời, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình khi cho con bú để tạo ra nguồn sữa giàu dưỡng chất nhất. Người mẹ nên ăn đủ các nhóm chất cần thiết như đạm – béo – bột đường – Vitamin khoáng chất.

Ngoài ra, khi có biểu hiện thiếu chất, mẹ nên chủ động bổ sung bằng viên uống hoặc thực phẩm chức năng phù hợp dưới sự tham vấn từ bác sĩ để đảm bảo chất lượng sữa cho con.

2.2. Cho con ăn dặm đúng thời điểm

điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh bằng thực phẩm Phụ huynh cần cho con ăn dặm đúng thời điểm

Cách nuôi con của các bậc phụ huynh có tầm ảnh hưởng tiên quyết tới quá trình phát triển của trẻ.

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm quá sớm khi mới 3 – 4 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất non nớt và việc tiêu hóa thức ăn giống như một “gánh nặng” có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa dưỡng chất.

Thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm nên bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi.

  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất ngay từ đầu. Đặc biệt trẻ bị còi xương nên ăn nhiều món ăn từ các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D như cua, cá, trứng, gan, sữa, phomai, các loại rau xanh, các loại đậu…
  • Cha mẹ cũng nên xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương. Thực chất lượng Canxi có trong những loại xương này rất ít và không dễ hấp thụ vào cơ thể trẻ. Ngoài ra, chỉ ăn nước xương mà bỏ qua các nguồn dinh dưỡng giàu Canxi khác sẽ khiến trẻ bị thiếu chất trầm trọng.
  • Ngoài ra, khi chế biến món ăn cho trẻ, mẹ nhớ cho thêm dầu ăn cho bé để tăng cường khả năng hấp thu Vitamin D. Vitamin D chỉ tan trong dầu mỡ nên một chế độ ăn nghèo chất béo chắc chắn sẽ khiến bé bị còi xương.

Đọc thêm: ​Trẻ ăn gì để BỔ SUNG CANXI đầy đủ nhất?

2.3. Cho trẻ phơi nắng mỗi ngày

Bé bị còi xương phải làm sao? Một trong những phương pháp tốt nhất được các chuyên gia khuyên dùng đó là việc tắm nắng mỗi ngày. Thói quen tắm nắng sẽ giúp trẻ tự sản sinh được lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Vì thế, bé cần được tắm nắng thường xuyên mỗi ngày.

Thời gian tốt nhất để tắm nắng là khoảng 6 - 9h sáng và sau 4 - 5h chiều tùy vào thời tiết và mức độ gắt của nắng. Ở những ngày đầu tiên, mẹ có thể cho bé làm quen với ánh nắng trong khoảng 5 – 10 phút. Ở những ngày tiếp theo, bé có thể được tắm nắng 20-30 phút mỗi ngày.

Mẹ nên nhớ kỹ những lưu ý khi tắm nắng đó chính là không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mắt và mặt của bé vì những bộ phận này khá nhạy cảm. Nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng từ từ qua từng bộ phận và phải chọn chỗ tắm nắng kín gió, an toàn cho cả mẹ và con.

Đọc thêm: Tại sao chống còi xương phải thường xuyên tắm nắng?

2.4. Bổ sung đầy đủ lượng Vitamin D cần thiết

Để đảm bảo cơ thể có thể chuyển hóa Canxi tốt, trẻ cần được bổ sung đủ lượng Canxi cần thiết. Nhu cầu Vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nằm trong những giới hạn sau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi là 1000 IU/ngày.
  • Trẻ 6 12 tháng là 1500 IU/ngày.
  • Trẻ 1 2 tuổi là 2500 IU/ngày.
  • Trẻ 3 7 tuổi là 3000 IU/ngày.
  • Trẻ 8 tuổi trở lên là 4000 IU/ngày.

Một số món ăn giàu Vitamin D mẹ nên chú ý tham khảo và chế biến cho con ăn thường xuyên có thể kể đến như các loại cá, các loại ngũ cốc, các loại nấm, trứng cá, đậu hũ, sữa đậu nành, sò, trứng cá đen và đỏ,…

2.5. Bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết

dieu-tri-coi-xuong-cho-tre-so-sinh-day-du-canxi Điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh cần bổ sung đầy đủ Canxi

Tương tự như với Vitamin D, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết này với liều lượng như sau:

  • Từ 0 - 6 tháng tuổi: Cần khoảng 200 mg Canxi/ngày.
  • Từ 6 - 11 tháng tuổi: Cần khoảng 260 mg Canxi/ngày.
  • Từ 11 - 3 tuổi: Cần khoảng 700 mg Canxi/ngày.

Nhu cầu Canxi mỗi độ tuổi là khác nhau như vậy mẹ cần phải thật nắm rõ điều này để có thể bổ sung Canxi cho bé nhà mình tốt nhất nhé. Canxi có nhiều trong các loại cá, hải sản như tôm, cua, các loại rau lá xanh đậm, trứng, ngũ cốc, các loại hạt…

3. Thuốc điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, việc bổ sung các loại thuốc điều trị còi xương cũng rất cần thiết để trẻ nhanh chóng khắc phục bệnh còi xương. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được tình trạng và nhu cầu thuốc cần bổ sung của con mình.

3.1. Thuốc Tây Y điều trị còi xương

Một số thuốc Tây y trị còi xương tiêu biểu bao gồm:

  • D2: (Ezgocalciferol, Infadin) Liều dùng 200 đơn vị quốc tế/ngày đối với trẻ sơ sinh.
  • D3: Cholecalciferol, Aquadetrim liều dùng 200 đơn vị quốc tế/ngày đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Calcium Corbiere: Trẻ em dưới 1 tuổi nên uống Calcium Corbiere 5ml mỗi ngày 1/2 ống và 1 – 2 ống mỗi ngày đối với trẻ trên 1 tuổi.
  • Canxi B1 – B2 – B6: Trẻ em dưới 6 tuổi có thể uống ½ ống/ ngày hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Calcinol®: Thường được dùng 2-3 lần/ngày nhưng với trẻ em dưới 1 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Canxi nano: Liều dùng 200mg Canxi/ngày cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, 260mg Canxi/ngày cho trẻ 6-11 tháng tuổi.
  • MK7: Liều dùng cho trẻ từ 0 – 6 tháng là 2mcg/ngày, trẻ từ 7-12 tháng là 2,5mcg/ngày.

Những loại thuốc trên đều chứa các dưỡng chất cần thiết cho trẻ còi xương. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả hấp thu, tốt nhất các mẹ nên tìm loại thuốc có chứa sự kết hợp của Canxi nano, Vitamin D3 và MK7.

Canxi nano là dạng Canxi dễ hấp thụ nhất nên cực kỳ phù hợp với cơ địa yếu ớt của trẻ nhỏ. Vitamin D3 tiếp nhận Canxi khi chất này mới ngấm vào thành ruột và chuyển thẳng vào máu. Sau đó, MK7 sẽ luân chuyển Canxi từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe.

Nếu hoạt động riêng lẻ, Canxi thường không thực sự đạt được hiệu quả tốt cho cơ thể ở mức tốt nhất. Tuy nhiên, khi kết hợp theo bộ 3 này, hiệu quả sẽ cao lên rất nhiều lần.

Ngoài ra, khi dùng thuốc hoặc TPCN, các mẹ cần lưu ý: Tuy có liều lượng nhưng trước khi cho trẻ uống thuốc gì mẹ cũng cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đọc thêm: Bé bị còi xương nên uống thuốc gì ?10+ loại thuốc hàng đầu

3.2. Các bài thuốc Đông Y trị còi xương

dieu-tri-coi-xuong-bang-bai-thuoc-dong-y-tri-coi-xuong Điều trị còi xương bằng bài thuốc Đông y

Ngoài thuốc Tây y, bố mẹ cũng có thể tham khảo dùng thêm các loại thuốc Đông Y cho trẻ bị còi xương với một số loại thuốc như:

3.2.1. Điều trị bằng bài thuốc Điều nguyên tán

Bài thuốc này sử dụng cho trẻ còi xương hay có triệu chứng ra mồ hôi trộm nhiều, cơ thể hay bị lạnh, tóc rụng vành khăn, suy nhược, yếu ớt,…

Dùng bạch truật, chích thảo quất hồng, sơn dược, cẩu kỷ, nhân sâm, phục linh, trần mễ, mỗi vị 8g sắc uống với nước long nhãn theo tần suất ngày 1 thang, mỗi thang sắc 3 lần, mỗi lần 3 chén nhỏ sắc tiếp còn 1 ly nhỏ rồi sử dụng.

3.2.2. Lục vị địa hoàng gia vị

Bài thuốc dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên với những nguyên liệu sau mỗi loại 6-8g bao gồm thục địa, sơn thù, hoài sơn, phục linh, đơn bì, trạch tả. Sử dụng bài thuốc này giúp ích gân cốt, bổ gan âm thận hiệu quả, hoàn toàn thích hợp cho những trẻ bị còi xương, thể trạng yếu.

3.2.3. Phì nhi hoàn gia vị

Bài thuốc giúp cải thiện tình trạng ăn ngủ kém, rối loạn tiêu hóa dẫn đến còi xương. Nguyên liệu của bài thuốc gồm nhân sâm 8g, sơn tra 12g, bạch truật 20g, phục linh 12g, sử quân tử 16g, thần khúc 12g, hoàng liên 8g, lô hội 8g, mạch nha 12g, cam thảo 4g. Lấy các nguyên liệu trên sắc thuốc uống hoặc có thể tán nhỏ, hòa cùng nước cơm, lấy bột nếp làm hoàn cho bé sử dụng 10-15g/ngày.

Bên cạnh đó, dân gian còn lưu truyền những cách sau để chữa còi xương cho trẻ hiệu quả:

  • Cao xương động vật: Cao quy bản, cao khỉ, cao gạc nai, cao xương động vật toàn tính. Chúng có chứa những khoáng chất đặc biệt trong cốt xương giúp cải thiện còi xương.
  • Các loại chiết xuất từ thực phẩm: Từ vỏ hàu, bào ngư, ngao, sò, nhộng tằm, cá ngựa, hải long, sao biển, gà ác, thịt cóc; rau củ quả như rau mùi, ngò rí, khoai lang, đậu mè, phấn hoa... cũng là một số vị thuốc chứa nhiều chất Canxi, phốt-pho và Vitamin D có lợi cho quá trình chữa còi xương ở trẻ.

4. Địa chỉ khám và điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh

dia-chi-kham-va-dieu-tri-coi-xuong-cho-tre-so-sinh Khám còi xương cho trẻ sơ sinh tại những địa chỉ uy tín

Khám còi xương ở đâu? Dưới đây là một số phòng khám điều trị còi xương uy tín được rất nhiều người tin tưởng, cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé:

4.1. Khoa Dinh dưỡng tiết chế Bệnh Viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ:18/879 La Thành, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
  • Giờ làm việc: từ 00:00 đến 23:59, thứ hai đến Chủ nhật.

4.2. Khoa Khám dinh dưỡng trẻ em Cơ sở 3 Viện dinh dưỡng

  • Địa chỉ: 1 Kim Mã Thượng, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ làm việc: Thứ hai đến Thứ sáu, từ 8:00 đến 11h30 và 14:00 đến 16:00

4.3. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ làm việc:
    • Thứ Hai tới Thứ Sáu: 13:30 đến 16:30, 06:30 đến 12:00
    • Thứ Bảy: 06:30 đến 12:00
    • Chủ Nhật: 07:30 đến 12:00

4.4. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

  • Địa chỉ: 48B, Tăng Bạt Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giờ làm việc:
    • Thứ Hai tới Thứ Sáu: 07:30 đến 11:30, 13:30 đến 16:30
    • Thứ Bảy: 07:30 đến 11:30
    • Chủ Nhật: 07:30 đến 11:30

4.5. Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
  • Giờ làm việc:
    • Sáng: Từ 7:00 đến 11:30
    • Chiều: Từ 12:30 đến 16:00

4.6. Trung Tâm Dinh Dưỡng TP. HCM

  • Địa chỉ: 180 Lê Văn Sỹ, Phường 10, Quận Phú Nhuận
  • Giờ làm việc: Tất cả các ngày trong tuần

Đọc thêm:

  • 10+ địa chỉ khám còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ uy tín nhất
  • Bé 3 tuổi còi xương phải làm sao? 6 cách chữa trị AN TOÀN DỨT ĐIỂM

Để cải thiện nhanh và điều trị tận gốc bệnh, bố mẹ nên nắm rõ các thông tin cần thiết trên về còi xương để vấn đề điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh không còn là nỗi sợ đối với nhiều người.

5.0 (100%)/2 votes

Từ khóa » Còi Xương ở Trẻ