5 Phương Pháp Nghiên Cứu Marketing Phổ Biến - Truyền Thông TMS
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp nghiên cứu Marketing giúp nhà tiếp thị có cái nhìn tổng quát về thị trường mục tiêu, giúp họ định hình được hồ sơ khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Dưới đây là 5 phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu tiếp thị được sử dụng phổ biến nhất.
Mục lục
- Khảo sát
- Quan sát
- Thử nghiệm
- Phỏng vấn sâu
- Áp dụng kỹ thuật phỏng chiếu
Khảo sát
Thực tế trong 5 phương pháp nghiên cứu Marketing mà Truyền thông TMS đề cập, có 3 phương pháp là Quan sát, Khảo sát và Thử nghiệm. Hai mục còn lại là kỹ thuật nghiên cứu, gồm Phỏng vấn sâu và Áp dụng kỹ thuật phỏng chiếu.
Khảo sát là cách gọi chung của các phương pháp thu thập thông tin thông qua việc đưa ra các câu hỏi cho người tham gia khảo sát. Khảo sát thường được tiến hành với cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.
Trong đó nghiên cứu định lượng thường diễn ra gián tiếp bằng cách đưa ra các bảng câu hỏi, dữ liệu thu được ở dạng số. Ngược lại nghiên cứu định tính thường là các buổi phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu thu được của các cuộc phỏng vấn trực tiếp thường là ý kiến riêng của người được phỏng vấn, được lưu trữ dưới dạng văn bản, chữ viết.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp nghiên cứu Marketing bằng Khảo sát:
- Nội dung bảng câu hỏi hướng đến việc thu thập đúng và đủ thông tin cần thiết, giữ tính khách quan, công bằng.
- Với cách phỏng vấn trực tiếp, người tham gia trả lời phải ở trạng thái thoải mái và sẵn sàng thẳng thắn chia sẻ, không thiên vị.
Quan sát
Phương pháp nghiên cứu Marketing bằng cách quan sát giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về hoạt động mua hàng và hành vi khách hàng. Với Quan sát, người thực hiện nghiên cứu có thể đặt các máy quay công khai tại quầy hàng và nơi khách hàng thường lui tới để xem, ghi nhận hàng động của người tiêu dùng.
Cách làm này thay thế cho việc giao tiếp với người tiêu dùng. Khi khảo sát trực tiếp, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến câu trả lời của người dùng. Tuy nhiên quan sát giúp nhà tiếp thị có cái nhìn toàn diện hơn từ những hành vi tự nhiên nhất của khách hàng. Đây là phương pháp nghiên cứu Marketing có tính khách quan cao và hiệu quả hơn cả nghiên cứu định tính, định lượng.
Thử nghiệm
Thử nghiệm được hiểu nôm na là việc thực hiện giải pháp tiếp thị cho một vấn đề nào đó ở quy mô nhỏ. Mục đích của phương pháp nghiên cứu Marketing này là để xem xét liệu các giải pháp này có đem lại hiệu quả trong điều kiện thực tế hay không.
Với cách làm này, nhà tiếp thị có thể đo lường được ảnh hưởng của việc thay đổi giá cả, bao bì hay thậm chí thiết kế, tính năng của sản phẩm,… Tuy nhiên phương pháp này tồn tại mặt hạn chế là khá tốn kém và không thể thực hiện trong thời gian quá dài.
Ví dụ: Một thương hiệu xà phòng muốn tìm ra đâu là màu sắc phù hợp cho sản phẩm mới giữa màu vàng và xanh. Nhà tiếp thị có thể chọn ra một vài cửa hàng bán lẻ nổi tiếng của mình, cung cấp cho họ sản phẩm xà phòng xanh và vàng, sau đó ghi lại doanh thu của cả hai sản phẩm để đối chiếu, so sánh.
Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là một kỹ thuật được áp dụng trong phương pháp nghiên cứu Marketing, ví dụ như Khảo sát. Với kỹ thuật này, người ta tạo ra cho người tham gia phỏng vấn môi trường và bầu không khí thoải mái, tự do. Những câu hỏi đặt ra thường không cứng nhắc và thiên về khuyến khích, khơi gợi người tham gia chia sẻ về trải nghiệm, quan điểm của bản thân.
Trong một số trường hợp, người trả lời không biết mình đang được phỏng vấn. Điều này giúp họ bộc lộ bản thân và ý kiến riêng một cách tự nhiên, thẳng thắn.
Áp dụng kỹ thuật phỏng chiếu
Phỏng chiếu là kỹ thuật thu thập dữ liệu gián tiếp qua phỏng vấn. Trong đó người trả lời sẽ được khuyến khích trình bày quan điểm, cảm xúc, phản ứng,… của họ với một người thứ ba hoặc đối tượng trung gian. Từ đó, nhà tiếp thị có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của người được phỏng vấn qua những gì họ trình bày.
Cách này giúp doanh nghiệp đào sâu hơn về lí do dẫn đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Ví dụ khi bạn phỏng vấn trực tiếp một khách hàng và hỏi vì sao họ chưa mua dòng điện thoại mới nhất của hãng ABC. Người đó có thể trả lời là họ đang chờ những mẫu mã phù hợp, song vấn đề thật sự của họ có lẽ là khó khăn tài chính.
Nghiên cứu tiếp thị rất phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp thực sự am hiểu về Marketing cũng như tâm lí người tiêu dùng. Trên đây là 5 phương pháp nghiên cứu Marketing phổ biến nhất. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về lĩnh vực này!
Từ khóa » Ví Dụ Vấn đề Nghiên Cứu Marketing
-
Ví Dụ Về Nghiên Cứu Marketing - Hàng Hiệu
-
Ví Dụ Về Nghiên Cứu Marketing - Sangtaotrongtamtay
-
Đề Cương Học Phần Nghiên Cứu Marketing Có đáp án Và Các Học ...
-
3 Loại Nghiên Cứu Marketing Bạn Cần Biết
-
Cho Ví Dụ Về Một Cuộc Nghiên Cứu Marketing - Thả Rông
-
Ví Dụ Về Nghiên Cứu Thị Trường Trong Marketing ... - .vn
-
Ví Dụ Về Quy Trình Nghiên Cứu Marketing - 123doc
-
Ví Dụ Nghiên Cứu Mô Tả Trong Marketing - Mua Trâu
-
Ví Dụ Các Loại Hình Nghiên Cứu Marketing - Hỏi Đáp
-
Là ... Các Bước Của Một Ví Dụ Về Marketing Nghiên Cứu
-
Bài 2: Nghiên Cứu Marketing - HOC247
-
Chương 2: Xác định Vấn đề Và Mục Tiêu Nghiên Cứu Marketing
-
[PDF] Nghiên Cứu Marketing 1.pdf