5+ Phương Pháp Phát Triển Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non

Khoảng thời gian từ 1 đến 6 tuổi chính là “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển của trẻ. Thời điểm này, tất cả các hoạt động thể chất đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến việc phát triển một cách toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, chú trọng phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ngay từ khi trẻ còn bé sẽ là một nền tảng vững chắc, giúp cho bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất trong tương lai. Các bạn hãy cùng MIGHTY MATH tìm hiểu về lợi ích và Các Phương Pháp Phát Triển Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non dưới đây nhé.

1. Tại sao cần phát triển thể chất cho trẻ ở độ tuổi mầm non

Bởi vì đây chính là giai đoạn trẻ đang ở trong những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng này sẽ định hình tính cách và suy nghĩ sau này của trẻ. Chính vì vậy, việc trẻ tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao sẽ giúp cho trẻ rèn luyện được rất nhiều các đức tính tốt đẹp. Việc tiếp xúc nhiều với những môn thể dục thể thao cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về thể lực của trẻ và cũng là tiền đề phát triển về trí lực. Phải có một sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể học tập được một cách tốt nhất. Do đó, việc áp dụng phát triển thể chất cho trẻ mầm non sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa.

Tại sao cần phát triển thể chất cho trẻ

2. Các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em mầm non phải được tiến hành một cách đơn giản và hiệu quả. Theo một nghiên cứu cho thấy, hiện nay đang có 3 phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non như sau:

2.1 Hình thức giáo dùng lời nói

Giáo viên sẽ bắt đầu bằng gọi tên bài tập, giải thích từng phần một, giảng giải và giải thích thêm về cách cũng như trình tự thực hiện cho các trẻ nghe: “Hãy nhớ lại, nói cho cô và các bạn nghe: Khi… thì tay phải như thế nào…” Phương pháp giáo dục thể chất dùng lời nói sẽ giúp cho các trẻ quan sát có mục đích, hiểu sâu kỹ hơn nội dung, cấu trúc động tác, vận động và tạo điều kiện cho trẻ tiếp thu nhiệm vụ vận động một cách chính xác và đầy đủ nhất.

2.2 Hình thức trực quan

Làm mẫu toàn bộ quá trình vận động một cách rõ ràng, đúng nhịp điệu và kèm theo đó lời giải thích, để trẻ có khả năng tiếp thu toàn vẹn về hình ảnh và động tác vận động mà các trẻ sắp phải tập. Việc làm mẫu đúng và đẹp sẽ gây ra cảm giác hứng thú tích cực cho trẻ, làm cho trẻ thích và thực hiện vận động đúng động tác như cô giáo. Phương pháp này sẽ giúp cho cho trẻ có khái niệm về thị giác, thính giác và cảm giác cơ thể vận động, giúp cho trẻ có thể nhận thức rõ ràng và cảm giác vận động của mình.

2.3 Hình thức thực hành

Lặp lại quá trình vận động nhiều lần sẽ giúp hình thành cho trẻ các kỹ năng vận động, kỹ năng tự vận động, biết vận dụng chúng vào thực tế vui chơi, sinh hoạt, làm giàu thêm vốn kiến thức, tạo điều kiện cho trẻ có thể vận dụng những kỹ năng vận động đó 1 cách hợp lý nhất. Bởi chỉ trải qua luyện tập thì trẻ mới hiểu và nhớ được quá trình tự vận động, cảm giác được phương hướng, tốc độ di động của cơ thể, nhịp điệu của động tác cũng như sự phối hợp và dùng sức của các cơ co, duỗi một cách nhịp nhàng.

3. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Một số phương pháp giáo dục thể chất được đánh giá là đem lại hiệu quả cao có thể kể đến như:

3.1 Hướng dẫn bé tập thể dục 

Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ các bài tập thể dục đơn giản nhằm mục đích phát triển thể chất trong giai đoạn vàng một cách tốt nhất. Lưu ý rằng, những bài tập này này là các động tác đơn giản để trẻ có thể làm theo. Thời gian lý tưởng để tập là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Ngoài ra có thể là hoạt động chạy bộ hoặc đi bộ với mức độ nhẹ nhàng đẻ phù hợp với bé. Hoạt động này giúp các bộ phận như hệ hô hấp, cơ đùi, cơ vai phát triển tốt nhất.

3.2 Các trò chơi vận động

Các hoạt động vận động mang tính tập thể cũng nên được áp dụng để phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Không chỉ mang tính gắn kết mà hoạt động này còn giúp bé phát triển cả về kỹ năng, thể chất và tinh thần.

3.3 Đưa trẻ đi tham quan dã ngoại

Những hoạt động tham quan dã ngoại đã được rất nhiều các trường mầm non tổ chức bởi nó mang tính thiết thực có lợi cho sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Hoặc các bậc phụ huynh cũng có thể đưa bé đi dạo quanh những địa điểm gần nhà, hay đi vườn thú, công viên cũng là phương pháp hữu hiệu.

Bài viết trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Hy vọng những thông tin này đã đem lại sự hiểu biết và kiến thức cơ bản cho các bậc phụ huynh có con em trong độ tuổi này.

Từ khóa » Hình Thức Giáo Dục Thể Chất Cho Trẻ Mầm Non