5 Phương Pháp Thiết Kế Chiếu Sáng Nhà Xưởng CHÍNH XÁC
Có thể bạn quan tâm
Niềm vui của bạn là niềm tự hào của chúng tôi
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAMCÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAM
Address: 6th floor, Viet A building, No. 9, Duy Tan street, Cau Giay, Ha Noi
MENU- TRANG CHỦ
- GIỚI THIỆU
- CƠ ĐIỆN
- Hệ thống thông gió
- Hệ thống điện
- Hệ thống PCCC
- Phòng sạch nhà xưởng
- Hệ thống cấp thoát nước
- XÂY DỰNG
- Xây dựng nhà xưởng
- Văn phòng và khu vực chức năng
- Thi công hạ tầng cơ sở
- DỰ ÁN
- Dự án đã hoàn thành
- OTHER
- LIÊN HỆ
Hiện nay, trong hệ thống nhà xưởng, việc cung cấp đủ ánh sáng là điều quan trọng và cần thiết. Mọi hoạt động trong nhà máy chỉ được diễn ra ổn định khi nguồn ánh sáng được đảm bảo. Do đó, việc thiết kế chiếu sáng nhà xưởng là khâu quan trọng và là yếu tố quyết định của các công ty, doanh nghiệp.Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết 5 phương pháp thiết kế chiế sáng nhà xưởng an toàn, chính xác nhất hiện nay.
Các tiêu chuẩn của hệ thống chiếu sáng xưởng công nghiệp
Hiện nay, hệ thống chiếu sáng xưởng công nghiệp bao gồm các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng áp dụng trên phạm vi nào?
- Thứ nhất, tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng phải được thực hiện cho nơi đi lại làm việc của mọi người. Bao gồm các khu vực như: xưởng chế tạo, sản xuất, khu đóng gói thành phẩm,….
- Thứ hai, chiếu sáng nhà xưởng ổn định đảm bảo thị giác tốt cho mọi người. Đồng thời việc di chuyển, quan sát cũng thực hiện nhanh và an toàn hơn. Từ đó nâng cao năng suất lao động.
Các tiêu chí thiết kế ánh sáng đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng
Trong quá trình thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng cần đảm bảo các tiêu chí trong tiêu chuẩn chiếu sáng như sau:
- Đảm bảo chỉ số hoàn màu của hệ thống đèn. Đảm bảo vùng làm việc được chiếu sáng trên mọi bề mặt
- Đảm bảo mật độ công suất và sử dụng năng lượng tối ưu. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia QCVN 09:2013/BXD.
- Thiết bị chiếu sáng, tiết kiệm, thân thiện và an toàn với môi trường. Các sản phẩm phải có hiệu suất cao, đáp ứng chất lượng và thích hợp với các không gian trong nhà xưởng. Đặc biệt, trong môi trường khắc nghiệt nhất vẫn đảm bảo chiếu sáng tốt.
- Sản phẩm chiếu sáng có dải nhiệt độ rộng. Đảm bảo phản ánh chân thật màu sắc của vật được chiếu sáng.
- Không gian được chiếu sáng không bị chói lóa
Dựa vào những tiêu chí trên, bạn sẽ có được những ý tưởng thiết kế hệ thống chiếu sáng tốt nhất cho không gian.
Mec - Việt Nam tổng hợp 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng để bạn tham khảo
Dưới đây là tổng hợp 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng chính xác, phổ biến nhất hiện nay.
1. Phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng từng điểm
Đây là phương pháp thiết kế được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Phương pháp này dùng để tính toán các phân xưởng yêu cầu độ chiếu rọi cao. Đặc biệt, trong phương pháp này, đèn led được xem là điểm sáng để áp dụng định luật bình phương khoảng cách.
Nội dung và công thức tính toán:
Khi thiết kế hệ thống chiếu sáng nhà xưởng từng điểm, bạn cần phân biệt được:
- Độ rọi trên mặt phẳng ngang (Eng)
- Độ rọi trên mặt phẳng đứng (Eđ)
- Độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Engh)
Tỷ lệ giữa quang thông (lumen) và diện tích chiếu sáng được gọi là độ rọi. Ngoài ra, để xác định độ rọi bạn có thể tính bằng công thức, tỷ lệ cường độ chiếu sáng và bình phương khoảng cách (R).
Đây là cách tính xét độ rọi tại 1 điểm cố định có khoảng cách tới điểm sáng là R. Sau đó, cần tính toán 3 điểm gồm:
- Độ rọi A trên mặt phẳng ngang.
- Tính độ rọi A trên mặt phẳng đứng.
- Tính độ rọi A trên mặt phẳng nghiêng.
2. Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác
Theo từng điểm cố định bạn có thể tính toán được hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng mà vẫn đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn.
Đặc điểm chung của phương pháp này là thích hợp để tính toán chiếu sáng cho từng phỏng nhỏ. Hoặc chiếu sáng cho khu vực phòng với chỉ số phòng < 0.5, hay những khu vực không cần độ chính xác cao.
Nội dung phương pháp
- Xác định công suất trên một đơn vị diện tích (w/m2) * Diện tích sẽ tính được công suất tổng. Sau đó, xác định số đèn, độ treo cao, loại đèn,….
- Tính công suất tổng sau đó chọn số đèn, công suất
3. Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bằng hệ số sử dụng Ksd
Phương pháp chiếu sáng này được áp dụng cho tính toán chiếu sáng chung và những phân xưởng diện tích > 10m2 đều sử dụng phương pháp này.
Nội dung và công thức tính toán
Bước 1: Xác định mức chiếu sáng cần thiết cho bề mặt phòng và loại đèn chiếu sáng.
Bước 2: Thu thập số liệu phòng theo bảng mẫu sau:
Kích thước phòng | Chiều dài | L1 | 10 | m |
Chiều rộng | L2 | 10 | m | |
Diện tích sàn nhà | L3 | 100 | m2 | |
Chiều cao trần nhà | L4 | 3,0 | m | |
Hệ số phản xạ bề mặt | Trần nhà | L5 | 0,7 | p.u |
Tường | L6 | 0,5 | p.u | |
Sàn nhà | L7 | 0,2 | m | |
Chiều cao bề mặt làm việc tính từ sàn nhà | L8 | 0,9 | m | |
Chiều cao bộ đèn tính từ sàn nhà | L9 | 2,9 | m |
Bước 3: Xác định số đo phòng theo công thức: (Dài * Rộng) : Cao * (Dài + Rộng)
Bước 4: Xác định hệ số xử dụng theo công thức Tỉ lệ % của lumen của đèn phát ra đến bề mặt làm việc
Bước 5: Xác định số lượng đèn bằng công thức: N=(E*A)/(F*UF*LLF)
Trong đó:
- N là Số mối lắp
- E là Mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
- A là diện tích được tính theo công thức: (L x W)
- F là tổng số lượng lumen của các đèn trong 1 mối lắp
- UF là hệ số sử dụng lấy từ bảng với mối lắp
- LLF là hệ số thất thoát ánh sáng. Đây chính là độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn cũng như lượng bụi trên tường nhà và mối lắp.
4. Phương pháp tính gần chính xác thứ 2
Đặc điểm của phương pháp này là nếu lấy độ rọi phù hợp với độ rọi trung bình thì không cần điều chỉnh. Ngược lại nếu lấy độ rọi không phù hợp với độ rọi trung bình thì cần thực hiện điều chỉnh.
Các thức tiến hành thực hiện hoàn toàn tương tự với phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác.
5. Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng cho nhà xưởng gần đúng với đèn ống
Phương pháp thực hiện với 1 phòng được chiếu sáng bởi 2 đèn ống 30w, độ rọi định mức là 100lx, đèn 60/220 có quang thông = 1230lm.
Nội dung và công thức tính toán:
Khi tính toán theo phương pháp này cần tuân thủ các yếu tố sau:
- >= 4: phòng rộng
- = 2: phòng vừa
- <= 1: phòng nhỏ
- ρtr = 0.7: Hệ số phản xạ của trần màu thẫm
- ρtr =0.5: Hệ số phản xạ của trần màu trung bình
- ρtg = 0.5: Hệ số phản xạ của tường màu thẫm
- ρtg = 0.3: Hệ số phản xạ của tường màu trung bình
- Khi phối quang trực xạ k = 1.3
- Khi phối quang phản xạ k = 1.5
- Khi chủ yếu dùng phối quang trực xạ k = 1.4
5 phương pháp trên sẽ là cơ sở để tính số lượng bóng đèn cần dùng trong thiết kế hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng.
Tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Các phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng trên giúp bạn xác định được độ rọi yêu cầu, từ đó có cái nhìn tổng quát về độ sáng nhà xưởng. Đây sẽ là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng.
Tính toán công suất đèn chiếu sáng nhà xưởng
Khi tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng bắt buộc bạn phải xác định được công suất chiếu sáng hợp lý nhất. Dưới đây là bảng tính giữa công suất và chiều cao treo đèn trong thiết kế chiếu sáng nhà xưởng mà Công ty Xây dựng và Cơ điện Việt Nam đã tổng hợp được dựa trên những kinh nghiệm thi công thực thế của mình:
Chiều cao treo đèn (m) | Công suất đèn đèn led Haledco (W) | Công suất đèn truyền thống Halogen (W) |
4 | 40 | 300 |
5 | 40, 60 | 300 |
6 | 40, 60, 80 | 300 – 500 |
7 | 68, 80, 100 | 500 – 1000 |
8 | 80, 100, 120 | 500 – 1000 |
9 | 100, 120, 150 | 500 – 1000 |
10 | 100, 120, 150 | 1000 – 1500 |
11 | 120, 150, 200 | 1000 – 1500 |
12 | 120, 150, 200 | 1000 – 1500 |
13 | 150, 200, 250 | 1500 – 2000 |
14 | 150, 200, 250 | 1500 – 2000 |
Thực tế trong nhà xưởng sẽ có các khu vực với chiều cao cũng như mục đích chiếu sáng khác nhau. Do đó, khách hàng có thể thay đổi các thông số kỹ thuật trong bảng tính chiều cao – công suất trên của chúng tôi để phù hợp với không gian chiếu sáng nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách lựa chọn công suất đèn phù hợp với chiều cao, quý khách vui lòng liên hệ với Mec - Việt Nam theo hotline: 0933.989.690 để được giải đáp.
Tính toán số lượng đèn chiếu sáng nhà xưởng
Việc tính toán số lượng đèn chiếu sáng phù hợp với nhà xưởng sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Việc xác định số lượng đèn phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Tính tổng lượng ánh sáng cần dùng
Nếu lấy Diện tích mặt bằng (m2) * Tiêu chuẩn quang của từng đơn vị chiếu sáng sẽ giúp bạn xác định được tổng lượng ánh sáng cần dùng cho nhà xưởng.
Chẳng hạn, với xưởng may có diện tích 200 m2, tiêu chuẩn quang thông là 400 lm. Như vậy, tổng lượng ánh sáng cần dùng cho xưởng may là: 200 * 400 = 80.000 (lm)
- Tính tổng công suất cần dùng
Muốn xác định công suất cần dùng, bạn chỉ cần áp dụng công thức sau: Tổng ánh sáng : Hiệu suất phát quang
Chẳng hạn, tổng ánh sáng cần dùng cho xưởng may là 80.000 (lm), hiệu suất phát quang là 100 (lm/w). Như vậy, tổng công suất cần dùng sẽ bằng: 80.000 : 100 = 800 (w)
- Tính số lượng bóng đèn cần dùng
Nếu thực hiện phép toán: Tổng công suất cần dùng : Công suất của một bóng đèn bạn sẽ tính được số lượng bóng đèn cần dùng cho nhà xưởng.
Chẳng hạn, tổng công suất cần dùng cho xưởng may là 800w. Bạn muốn dùng đèn led 50w thì số bóng đèn cần dùng sẽ là: 800 : 50 = 16.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bạn sẽ chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cần xác định rõ điều này để quá trình thiết kế được chuẩn xác hơn. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng mà bạn có thể tham khảo:
Diện tích chiếu sáng
Diện tích chiếu sáng được tính bằng công thức: Chiều dài * chiều rộng.
Khi xác định được diện tích không gian chiếu sáng, bạn sẽ tính toán chính xác số lượng đèn cần sử dụng, bố trí cho nhà xưởng. Đảm bảo việc chiếu sáng đúng kỹ thuật và đảm bảo các nguyên tắc.
Yêu cầu kỹ thuật của đèn
Đèn chiếu sáng trong nhà xưởng cần đảm bảo các chỉ số sau:
- Chỉ số quang thông
Thông thường, khách hàng chỉ dựa vào công suất để so sánh độ sáng giữa các loại bóng đèn. Và nhiều người vẫn tin rằng, công suất đèn càng cao thì động sáng càng lớn. Tuy nhiên thực tế công suất chỉ đo lượng điện năng tiêu thụ.
Chỉ số quang thông mới là yếu tố đo độ sáng của đèn. Theo đó, chỉ số này càng lớn thì đèn càng sáng. Do đó, khi lựa chọn đèn chiếu sáng cho nhà xưởng, bạn cần lưu ý đến vấn đề này.
- Độ rọi của đèn
Đơn vị đo cường độ ánh sáng của đèn là Lumen. Còn độ rọi là lượng ánh sáng trên một mét vuông và được xác định bằng công thức lumen/m2. Khi tính toán và sử dụng đội rọi phù hợp sẽ nâng cao hiệu suất lao động cho người làm.
Bạn có thể tham khảo bảng tỉ lệ độ rọi và độ mệt mỏi thị giác dưới đây của chúng tôi:
Công việc | Tỷ lệ mỏi thị giác (%) tại các mức độ rọi khác nhau | ||
100 lux | 200 lux | 600 lux | |
Khoan | 77 | 33 | 33 |
Rũa | 75 | 50 | 33 |
Đột dập | 65 | 65 | 22 |
Cắt | 90 | 72 | 12 |
Cưa | 98 | 44 | 3 |
Từ bảng này chúng ta có thể thấy rõ, độ rọi của đèn ảnh hưởng trực tiếp đến sự mỏi mắt. Theo đó, bóng đèn có độ rọi càng cao thì tỷ lệ mỏi mắt càng thấp.
- Chỉ số hoàn màu
Chỉ số này càng cao sẽ giúp các vật thể hiển thị được màu sắc trung thực nhất. Dưới đây là bảng chỉ số hoàn màu theo từng lĩnh vực:
Chỉ số Ra | Lĩnh vực áp dụng |
>= 90 | Những nơi đòi hỏi sự thể hiện màu sắc quan trọng |
80 ~ 90 | Sử dụng những nơi cần thiết phải phản ánh màu sắc chính xác |
60 ~ 80 | Sử dụng những nơi cần thể hiện màu sắc vừa phải |
40 ~ 60 | Sử dụng những nơi không yêu cầu cao về thể hiện màu sắc |
20 ~ 40 | Rất thấp. Các màu sắc của sự vật được chiếu sáng hoàn toàn bị biến đổi. |
Dựa theo bảng chỉ số hoàn màu này, bạn có thể lựa chọn được loại bóng đèn với độ rọi cũng như chỉ số quang thông phù hợp nhất để bố trí theo từng khu vực trong nhà xưởng.
Mục đích chiếu sáng
Tùy theo từng loại hình nhà xưởng mà mục đích cũng như mức độ chiếu sáng sẽ khác nhau. Do đó, khi tính toán thiết kế chiếu sáng nhà xưởng bạn cần nghiên cứu nhu cầu cần chiếu sáng của từng khu vực để lựa chọn mức độ và bóng đèn chiếu sáng hợp lý nhất.
Các yếu tố khác
Quá trình chiếu sáng thiết kế hệ thống nhà xưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Hệ thống máy móc, các thiết bị trong nhà xưởng: Nếu nhà xưởng của bạn nhiều thiết bị máy móc và chiều cao lớn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tán xạ ánh sáng của đèn. Do đó, việc tăng cường hay giảm sẽ phụ thuộc vào hệ thống máy móc, thiết bị trong xưởng.
- Màu sắc tường nhà xưởng: Các nhà xưởng sử dụng màu sơn tường tối sẽ cần lượng chiếu sáng lớn. Do đó, khi thiết kế nhà xưởng các chủ đầu tư cần cân nhắc điều này.
Một số hình ảnh thiết kế chiếu sáng nhà xưởng Mec - Việt Nam đã thi công
Dưới đây là một số hình ảnh thiết kế chiếu sáng nhà xưởng:
Trên đây là tổng hợp 5 phương pháp thiết kế chiếu sáng nhà xưởng chính xác và phổ biến nhất hiện nay.
Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thiết kế thi công hệ thống chiếu sáng nhà xưởng xin vui lòng gọi điện cho chúng tôi theo số điện thoại 0945.762.386 gặp Mr. Trình. Chúng tôi luôn có người hỗ trợ tư vấn 24/24h hoặc gửi email cho chúng tôi theo địa chỉ: info@mec-vietnam.com hoặc trinhbkhn1205@gmail.com
- Nhật ký công trường
- Tin tức dự án xây dựng
- Tin tức tuyển dụng
-
Lắp đặt hệ thống làm mát bằng tấm Cooling Pad
11/08/2022
Lắp đặt hệ thống đường khí nén sục bồn nước thải_Nhà máy URC Hà Nội
10/08/2022
Thi công vách ngăn nhà xưởng bằng tôn_Dự án DKSH
07/03/2022
Thi công hệ thống chiếu sáng nhà xưởng
24/08/2021
Thi công vách ngăn Panel khu vực sản xuất - Nhà máy ZDL (Japan-Hà Nam)
18/08/2021
Thi công hệ thống Chiller làm mát cho máy sản xuất
05/08/2021
Thi công mái tôn vách tôn nhà kho
02/08/2021
Thiết kế hình ảnh 3D nhà xưởng
01/08/2021
Lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng bằng tấm Cooling Pad
04/09/2020
Lắp đặt vách nhôm kính và hệ thống hút ẩm cho phòng QC, phòng kiểm định
01/09/2020
Khảo sát dự án_KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh
23/06/2020
Dự án thần tốc_Lắp đặt hệ thống làm mát bằng nước Chiller
25/05/2020
Thi công lắp đặt quạt thông gió nhà xưởng
01/04/2020
Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
18/11/2019
Thi công lắp đặt hệ thống thông gió nhà xưởng
26/08/2019
Lắp đặt hệ thống điều hòa đặt sàn công suất lớn
22/08/2019
Thi công vách khung nhôm cửa kính khu vực sản xuất Nhà máy Sữa Cô Gái Hà Lan
03/08/2019
Thi công trần và vách Panel nhà máy NEDEC Việt Nam
03/08/2019
Sự nhiệt tình của các chị em ở công trường
13/07/2019
Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhà xưởng
25/06/2019
Xây dựng khu vực nhà vệ sinh - Nhà máy J&T Express Việt Nam (KCN Quang Minh)
13/05/2019
Kiểm tra bản vẽ trong quá trình thi công
08/04/2019
HÌNH ẢNH CÔNG TRƯỜNG_Thi công lắp đặt hệ thống thông gió_Nhà máy Kyocera (Hưng Yên)
30/03/2019
Lắp dựng khung mái vòm nhà xưởng_Nhà máy Prime (Vĩnh Phúc)
30/03/2019
Kiểm tra an toàn thiết bị điện
14/03/2019
Họp an toàn tại công trường
06/03/2019
Nghiệm thu hạng mục công trình
04/03/2019
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ CƠ ĐIỆN VIỆT NAM
- Tầng 6, toà nhà Việt Á, Số 9, đường Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
- Tel: (024) 66.585.039 - Hotline: 0945.762.386
- info@mec-vietnam.com hoặc trinhbkhn1205@gmail.com
FANPAGE
TƯ VẤN
Đăng ký nhận tư vấn xây dựng
Tên Email Nội dungTừ khóa » Bóng đèn Chiếu Sáng Nhà Xưởng
-
Đèn Chiếu Sáng Nhà Xưởng - Rạng Đông
-
101+ Đèn LED Nhà Xưởng 50w 100w 200w 250w 300w GIÁ RẺ
-
8 Cách Tính Toán Chiếu Sáng Nhà Xưởng An Toàn - Tiết Kiệm 2022
-
CÁC GIẢI PHÁP CHIẾU SÁNG NHÀ MÁY, NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO
-
Tổng Hợp Các Loại đèn Chiếu Sáng Nhà Xưởng Công Suất Cao
-
Đèn Led Chiếu Sáng Cho Nhà Xưởng: 3 Vấn đề Nên Biết Trước Khi Mua ...
-
Đèn LED Nhà Xưởng POTECH - IP65 / Bảo Hành 5 Năm
-
Các Loại đèn Chiếu Sáng Nhà Xưởng
-
Top 7+ Mẫu đèn Chiếu Sáng Nhà Xưởng
-
️ Đèn LED Nhà Xưởng【Dải điện áp Rộng, IP65】
-
Đèn Led Nhà Xưởng, đèn Led Công Nghiệp VINALED
-
Giải Pháp Chiếu Sáng Nhà Xưởng Tối ưu Với Bóng đèn LED Philips
-
Những Loại đèn Chiếu Sáng Sử Dụng Phổ Biến Cho Nhà Xưởng