5 Quy Tắc Phát âm Tiếng Anh Giúp Bạn Nói Chuẩn Như Người Bản Xứ

Như các bạn thấy, tiếng Anh, tiếng Việt hay bất cứ một loại ngôn ngữ nào trên đời đều bắt đầu từ việc học nói. Một đứa trẻ trước khi đến lớp học chữ, đã biết nói thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ của nó. 

Vốn dĩ ngôn ngữ là công cụ để con người có thể giao tiếp, truyền đạt thông tin cho nhau. Nếu bạn chỉ học thuộc mặt chữ mà không biết cách đọc, cách nói, việc sử dụng ngôn ngữ ấy cũng hoàn toàn khó khăn và vô nghĩa. Chưa kể, để thi được các chứng chỉ như Toeic, Ielts,…đều cần người học phải có đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. 

phát âm tiếng anh

Vì vậy việc nắm rõ các quy tắc phát âm tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây mình xin gửi tới các bạn 5 quy tắc phát âm tiếng Anh giúp bạn nói chuẩn như người bản xứ, đạt điểm cao trong các kì thi. 

Quy tắc phát âm chuẩn IPA

  1. Quy tắc phát âm chuẩn IPA
    1. IPA là gì?
    2. Cấu tạo, thành phần của bảng ký hiệu âm ngữ IPA
    3. IPA cần thiết như thế nào ?
    4. Cách học phát âm tiếng Anh theo bảng IPA
  2. Quy tắc phát âm đuôi s,es và sở hữu cách
    1. 1. Khi nào đọc đuôi S là /s/ ?
    2. 2. Khi nào đọc đuôi S là /iz/ ?
    3. 3. Khi nào đọc đuôi S là /z/ ?
  3. Quy tắc phát âm đuôi ed
    1. 1. Đuôi “-ed” phát âm là /id/
    2. 2. Đuôi “-ed” phát âm là /t/
    3. 3. Đuôi “-ed” phát âm là /d/
  4. Quy tắc nhấn trọng âm
  5. Quy tắc nối âm
    1. 1. Nối phụ âm và nguyên âm
    2. 2. Nối phụ âm và âm /h/
    3. 3. Nối nguyên âm và nguyên âm
    4. 4. Nối phụ âm với phụ âm

IPA là gì?

IPA-bảng ký hiệu âm ngữ quốc tế, là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt.

Cấu tạo, thành phần của bảng ký hiệu âm ngữ IPA

Cũng như bảng đánh vần tiếng Việt, bảng phiên âm quốc tế IPA bao gồm các nguyên âm, phụ âm, hai nguyên âm ghép với nhau sẽ tạo thành nguyên âm ghép.

Bảng IPA gồm 44 âm gồm: 

  • 24 phụ âm được xếp theo cặp âm mờ là phụ âm không rung và âm đậm là phụ âm rung.
  • 20 nguyên âm chia làm 2 nửa. Bên phải là nguyên âm đôi, bên trái là nguyên âm đơn. Nguyên âm đơn sẽ được xếp theo từng cặp, với độ mở miệng lớn dần từ trên xuống dưới. 

IPA cần thiết như thế nào ?

Nếu bạn học từ mới, mà không biết cách đọc nó thì đừng cố học nữa, sự học sẽ trở nên vô nghĩa hoàn toàn.

Học phát âm tiếng Anh theo chuẩn IPA sẽ giúp bạn luyện ngữ âm chính xác ngay từ đầu. Khi bạn phát âm đúng từng âm, dần dần bạn sẽ phát âm đúng từng từ, từng câu, rồi nói chuẩn như người bản xứ. 

Ngoài ra, bảng IPA còn giúp bạn có thể tự phát âm chuẩn một từ dựa vào ký hiệu phiên âm của từ điển. 

Cách học phát âm tiếng Anh theo bảng IPA

Hãy bắt đầu bằng từng âm một. Khi học một âm hãy học thật kỹ. Bạn phải nắm được các quy tắc phát âm một cách chi tiết và khoa học, như vị trí các phần để tạo âm, luồng hơi đi như thế nào, khẩu hình miệng ra sao?… 

Hãy tìm một thầy cô giáo, hay một người bạn giỏi tiếng Anh để giúp bạn luyện tập phần này. Và đừng quên, luyện tập thường xuyên để việc phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ nhanh chóng trở thành kỹ năng của bản thân mình. 

Quy tắc phát âm đuôi s,es và sở hữu cách

Một từ có đuôi S khi danh từ số ít chuyển sang số nhiều, khi động từ ở thì hiện tại đơn có chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít, khi thành lập sở hữu cách (chủ sở hữu + ‘S + vật sở hữu) và khi viết tắt (IS hoặc HAS viết tắt là ‘S).

Có thể thấy, những trường hợp có đuôi S theo như nói trên là nhiều vô số kể trong tiếng Anh. Vì vậy, nếu không nằm lòng quy tắc phát âm đuôi S ở cuối một từ thì cách phát âm tiếng Anh của chúng ta sẽ bị sai đáng kể. 

Có 03 cách đọc đuôi S: /s/, /z/ or /iz/

1. Khi nào đọc đuôi S là /s/ ?

–  DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là những âm vô thanh /f/, /k/, /p/, /t/

VD:

  • hats
  • cats
  • lips
  • sticks

– ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là những âm vô thanh.

VD:

  • He likes.
  • She talks.
  • It floats.

– SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là những âm vô thanh.

VD:

  • Pat’s car
  • The cook’s recipe

–  VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là những âm vô thanh.

VD:

  • It’s true.
  • That’s my house.
  • It’s been a while.

2. Khi nào đọc đuôi S là /iz/ ?

– DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là một trong những âm sau: /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/.

VD:

  • wishes
  • churches
  • places

– ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/.

VD:

  • He watches tv.
  • The bee buzzes.

– SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là một trong những âm sau : /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /ʤ/.

VD:

  • The rose’s stem
  • The church’s altar

– VIẾT TẮT: Không có trường hợp nào S đọc là /iz/ trong một dạng viết tắt có S.

3. Khi nào đọc đuôi S là /z/ ?

– DANH TỪ SỐ NHIỀU: Khi âm cuối của danh từ số ít là âm hữu thanh (tất cả những âm còn lại trừ những âm đã được đề cập ở hai mục trên)

VD:

  • floors
  • bags
  • cars

– ĐỘNG TỪ NGÔI THỨ 3 SỐ ÍT TRONG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: Khi âm cuối của động từ nguyên mẫu là âm hữu thanh

VD:

  • He swims.
  • The bird flies.
  • She sings.

– SỞ HỮU CÁCH: Khi âm cuối của “sở hữu chủ” là âm hữu thanh.

VD:

  • Tim’s house
  • My friend’s car

– VIẾT TẮT: Khi âm cuối của từ ngay trước dấu ’ là âm hữu thanh.

VD:

  • She’s my sister.
  • He’s leaving.

Quy tắc phát âm đuôi ed

Cùng s, es thì ed cũnglà một trong những hậu tố cơ bản trong Tiếng Anh, xuất hiện trong các thì quá khứ, thể hoàn thành, thể bị động và tính từ. Ứng với mỗi trường hợp chức năng khác nhau, ta có quy tắc phát âm khác nhau. 

 “Ed” trong Tiếng Anh có 3 cách phát âm, ứng với các trường hợp phân biệt cụ thể:

  • /id/
  • /t/
  • /d/

1. Đuôi “-ed” phát âm là /id/

– Với ĐỘNG TỪ KẾT THÚC là /t/ hoặc /d/

Ví dụ:

  • Needed /ni:did/

Invited  /in’vaitid/ 

–  Với TÍNH TỪ CÓ TẬN CÙNG là /ed/

Khi một động từ được sử dụng như tính từ, bất kể phụ âm kết thúc được phát âm như thế nào, đuôi “-ed” đều được phát âm là /id/

2. Đuôi “-ed” phát âm là /t/

– Với ĐỘNG TỪ CÓ PHÁT ÂM KẾT THÚC là những phụ âm hữu thanh /s/, /ʃ/, /tʃ/, /k/, /f/, /p/.

VD:

  • Washed /wɔːʃt/
  • Looked: /lu:kt/
  • Missed: /mist/

3. Đuôi “-ed” phát âm là /d/

– Với những ĐỘNG TỪ CÓ PHÁT ÂM KẾT THÚC là những phụ âm hữu thanh còn lại và nguyên âm.

VD:

  • Smiled /smaɪld/
  • Opened  /oupәnd/
  • Worried /wз:id/

Quy tắc nhấn trọng âm

Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do vậy, những từ hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại: cao hơn, mạnh hơn, dài hơn. Đó được gọi là trọng âm.

1. ĐỘNG TỪ CÓ  2 ÂM TIẾT -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

VD: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…

2.DANH TỪ CÓ 2 ÂM TIẾT -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

VD: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…

Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel.

* Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.

Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…

3.TÍNH TỪ CÓ 2 ÂM TIẾT -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

VD: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…

Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…

4. ĐỘNG TỪ GHÉP -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

VD: be’come, under’stand, overflow,…

5.DANH TỪ GHÉP: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

VD:  doorman /ˈdɔːrmən/, typewriter /ˈtaɪpraɪtər/, greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

6. TRỌNG ÂM RƠI VÀO CHÍNH CÁC ÂM TIẾT: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

VD: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…

7. CÁC TỪ KẾT THÚC BẰNG CÁC ĐUÔI : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 :

VD: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….

8. CÁC TỪ 2 ÂM TIẾT BẮT ĐẦU BẰNG A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 :

VD: a’bout, a’bove, a’gain a’lone,  alike, ago…

 9. CÁC TỪ TẬN CÙNG BẰNG ĐUÔI , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó :

VD: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic…

 

10.Các từ KẾT THÚC bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

VD: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘accuracy,…

11. Các từ TẬN CÙNG bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này

VD: lemo’nade,  Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever,  environ’mental,…

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘coffee, com’mitee…

12. Các từ chỉ SỐ LƯỢNG NHẤN TRỌNG ÂM  ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen . ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y :

Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..

13.Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc 

– Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:

Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.

Một số trường hợp ngoại lệ: ‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…

– Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:

Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…

14.TỪ CÓ 3 ÂM TIẾTt: 

  1. Động từ

– Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/

– Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/

Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/

2. Danh từ

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

VD: paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. 

VD:computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

  3.Tính từ: tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

VD: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…

Quy tắc nối âm

Khi nói tiếng Anh, các từ đơn thường được “nối” với nhau để đảm bảo tốc độ nói và hiệu quả giao tiếp. Trường hợp điển hình là âm kết thúc của từ đứng trước được nối uyển chuyển với âm mở đầu của từ đứng liền sau. Hiện tượng này chính là nối âm.

Các quy tắc nối âm phổ biến bao gồm: 

1. Nối phụ âm và nguyên âm

Thông thường, phụ âm cuối của một từ sẽ được nối với nguyên âm đầu tiên của từ sau đó.quy tắc nối âm

2. Nối phụ âm và âm /h/

Chữ “h” ở đầu một số từ như he, his, him, her thường không được phát âm nên âm đầu của các từ này thường được coi là một nguyên âm khi nối âm

3. Nối nguyên âm và nguyên âm

Nếu 1 từ kết thúc bằng 1 nguyên âm và từ tiếp theo cũng bắt đầu bằng 1 nguyên âm, không nên ngắt quãng giữa 2 từ. Để tạo sự kết nối liền mạch, tự nhiên giữa chúng và đảm bảo việc phát âm đầy đủ 2 nguyên âm, áp dụng quy tắc sau:

  •  Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng các nguyên âm đơn /ɪ/ hoặc /iː/, hoặc các nguyên âm đôi như /aɪ/, /eɪ//ɔɪ/ trong khi từ tiếp theo bắt đầu bằng nguyên âm bất kỳ, ta dùng âm /j/ để nối 2 từ đó.
  • Nếu từ đầu tiên kết thúc bằng các nguyên âm đơn /ʊ/ hoặc /u:/ hoặc nguyên âm đôi như /əʊ/ hoặc /aʊ/ và từ tiếp theo bắt đầu bằng 1 nguyên âm bất kỳ, ta dùng âm /w/ để nối 2 từ đó.

4. Nối phụ âm với phụ âm

– Luôn phát âm các phụ âm cuối của một từ dù nó là hữu thành hay vô thanh. quy tắc nối âm

– Nếu phụ âm kết thúc từ đầu giống phụ âm bắt đầu từ thứ hai, ta nối chúng lại và phát âm phụ âm đó 1 lần.

Trên đây là 5 quy tắc phát âm tiếng Anh quan trọng giúp bạn nói chuẩn, nói hay như người bản xứ. Nếu bạn còn đang gặp khó khăn về phát âm tiếng Anh nói riêng và việc học tiếng Anh nói chung thì đừng bỏ phí những kiến thức hữu hiệu trên nhé. Cũng đừng quên tìm cho mình người bạn đồng hành, thầy cô tâm huyết để cùng bạn luyện tập phát âm tiếng Anh mỗi ngày.Chúc các bạn thành công.

Từ khóa » Cách đọc âm Tiết Trong Tiếng Anh