5 Sai Lầm Khi đo đường Huyết Tại Nhà

55% bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, thận… Việc kiểm soát tốt đường huyết sẽ ngăn biến chứng và biết cách đo đường huyết tại nhà sẽ góp phần theo dõi và kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.

sai lam khi do duong huyet tai nha

Đường huyết (glucose máu) là nguồn nhiên liệu rất quan trọng cho các cơ quan, đặc biệt hệ thần kinh và não bộ. Nồng độ glucose máu trong ngày dao động, thay đổi theo chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể lực. Nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và các biến chứng của bệnh nếu đường huyết không đạt mức cho phép.

Việc đo đường huyết tại nhà được chia thành các dạng sau, dựa trên thời điểm đo đường huyết bao gồm: đường huyết bất kỳ là đường huyết được đo bất kỳ vào thời gian nào trong ngày, đường huyết lúc đói (đường huyết được đo vào sáng sớm lúc bụng đói), đường huyết sau ăn (đường huyết được đo sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ). Chỉ số HbA1C cũng là một chỉ số phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong cơ thể, thường được đo thông qua việc lấy máu tĩnh mạch trong các lần thăm khám tại bệnh viện. (1)

Với một người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn khi:

banner tâm anh quận 7 content
  • Đường huyết bất kỳ thời gian nào: < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số xét nghiệm HbA1C: < 5,7 %.

Việt Nam hiện có hơn 3,5 triệu người bị đái tháo đường, dự kiến tăng lên gần 6,3 triệu ca vào năm 2045. Hiện tại, có khoảng 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường và 70% trong số này sẽ chuyển thành đái tháo đường.

5 sai lầm khi đo đường huyết tại nhà

Đái tháo đường là bệnh mạn tính; việc kiểm soát tốt đường huyết ngay từ đầu sẽ giúp phòng ngừa biến chứng về sau. Do đó việc đo đường huyết thường xuyên sẽ giúp theo dõi chặt chẽ đường huyết, góp phần giúp thiết lập chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ điều trị thích hợp, từ đó góp phần quan trọng giúp kiểm soát đường huyết. Dưới đây là những sai lầm khi đo đường huyết tại nhà nhưng vẫn không phát hiện ra, nhất là người vừa mắc bệnh tiểu đường.

1. Không rửa tay khi đo đường huyết

Không rửa tay thường xuyên sẽ đối diện nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mắc bệnh truyền nhiễm mà còn nguy hiểm khi đo đường huyết. Nếu để tay bẩn để đo đường huyết thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Do đó, trước khi đo đường huyết, người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết.

do duong huyet tai nha

2. Sử dụng que thử không đúng

Mỗi que thử chỉ sử dụng 1 lần khi đo đường huyết và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau.

Lưu ý hạn sử dụng của que thử, bảo quản que thử tránh ẩm mốc, trong môi trường không quá 30 độ C. Đảm bảo que thử không dính bụi bẩn, máu khô và các chất khác. Hộp đựng que thử phải được đóng nắp kín sau khi lấy que thử ra.

Người bệnh càng tuyệt đối không dùng que hay máy của người khác để tránh nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường máu. Hãy chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Kết quả không chính xác còn do người bệnh sử dụng que thử bị hư do bảo quản trong môi trường không phù hợp, que thử bị rách, bị dơ hoặc đặt que vào máy không đúng vị trí.

3. Cho máu vào que thử không đủ

Khi đo đường huyết, người bệnh cần ngồi hoặc nằm thoải mái và thả lỏng cơ thể, xoa bóp để máu lưu thông tốt. Khi bắt đầu đo đường huyết tại nhà, người bệnh vuốt nhẹ từ gốc đến đầu ngón tay. Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Khi vuốt và nặn nhẹ sao cho lấy đủ lượng máu xét nghiệm. Thế nhưng, một số người bệnh thường không cho đủ lượng máu cần xét nghiệm vào que thử, dẫn đến kết quả đo đường huyết không chính xác; thậm chí có người còn để da chạm vào vùng thấm máu sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

4. Theo dõi đường huyết sau ăn

Sau khi ăn 1 – 2 giờ thì chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ đạt mức tối đa. Vì vậy, để đánh giá đường huyết sau ăn, người bệnh cần lấy máu ngón tay sau khi kết thúc bữa ăn 1 – 2 giờ chứ không phải là ngay sau bữa ăn. Nếu như chỉ số đường huyết sau ăn đo được vẫn dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L), chứng tỏ bạn hoàn khỏe mạnh.

do duong huyet

5. Theo dõi đường huyết lúc đói

Để đánh giá chính xác đường huyết lúc đói, người bệnh cần đo vào buổi sáng, lúc bụng đói và nhịn ăn trước đó ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Bạn cần đảm bảo chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào, kể cả nước trái cây, sữa…

Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Để duy trì mức độ đường huyết ổn định lành mạnh cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi; tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết tốt; uống đều đặn thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin theo lời bác sĩ. (2)

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Đo đường huyết tại nhà là một phương pháp quan trọng giúp theo dõi sức khỏe và kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc tránh các sai lầm phổ biến như đã nêu sẽ giúp đảm bảo kết quả chính xác và hiệu quả hơn trong việc quản lý tình trạng bệnh. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc đúng đắn và chú ý tới chi tiết nhỏ, bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và duy trì chỉ số đường huyết trong mức an toàn, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Từ khóa » Bảng đo đường Huyết