5 Sai Lầm Trong Ngày Kinh Nguyệt Gây Viêm Nhiễm Phụ Khoa - Ferrovit
Có thể bạn quan tâm
Việc chăm sóc vùng kín không đúng cách, bạn có thể mắc những bệnh viêm nhiễm phụ khoa (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng)… Bước vào những ngày của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm, cổ tử cung chiều hướng mở rộng nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Nhiều bệnh phụ khoa có thể tái phát và để lại các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Chăm sóc cơ thể, đặc biệt là “cô bé” đúng cách là việc làm rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ và giúp phái đẹp tự tin hơn trong những ngày “rớt dâu”. Cùng Iron Woman điểm qua những sai lầm phổ biến mà con gái hay mắc phải cũng như cách giữ vệ sinh thân thể trong ngày kinh nguyệt nhé!
Sai lầm khiến con gái dễ viêm nhiễm phụ khoa trong “ngày ấy”
1. Không thay băng vệ sinh trong thời gian dài
Sử dụng băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt giúp thấm hút khô máu một cách dễ dàng, cách sử dụng băng vệ sinh rất đơn giản và khá tiện lợi. Tuỳ theo độ ít nhiều của lượng máu kỳ nguyệt san mà bạn phải thay băng vệ sinh sau mỗi 3 đến 4 tiếng đồng hồ.
Trong 3 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh nguyệt và dịch ra nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tại vùng âm đạo và có thể xâm nhập sâu vào cơ thể. Không thay băng vệ sinh thường xuyên không chỉ dẫn đến tình trạng “tràn bờ đê” mà còn tạo ra không gian lý tưởng cho vi khuẩn và các loại nấm sinh sôi, phát triển từ đó dẫn đến viêm vùng kín.
Chính vì vậy, hãy kiểm tra lưu lượng máu thường xuyên và thay băng vệ sinh mỗi 3 đến 4 giờ sử dụng để bảo vệ vùng kín luôn được sạch sẽ và hạn chế tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
2. Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh
Bạn có biết, tay chứa hàng ngàn vi khuẩn do tiếp xúc với rất nhiều vật khác nhau nên có thể là nơi truyền vi khuẩn từ bên ngoài vào trong âm đạo và ngược lại, nó cũng là nguy cơ đưa vi khuẩn ra ngoài. Đa số phụ nữ đều nhớ rửa tay sau khi thay băng vệ sinh nhưng lại bỏ qua bước rửa tay trước khi thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng kín.
Không rửa tay sạch trước khi thay băng vệ sinh dẫn đến vi khuẩn tích tụ trong thời gian dài gây ra viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như đe dọa đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì thế, hãy nhớ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi thay băng vệ sinh để tránh những sai lầm không đáng có trong ngày đèn đỏ, cũng như hạn chế tình trạng viêm âm đạo.
3. Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm
Để băng vệ sinh sạch trong phòng tắm chắc hẳn là thói quen của rất nhiều chị em vì để tiện sử dụng khi cần. Điều này tưởng chừng như rất bình thường nhưng thực sự không tốt đâu nhé!
Môi trường ẩm ướt trong nhà tắm là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có hại có thể phát triển và xâm nhập vào các vật dụng, trong đó có cả băng vệ sinh. Và chính điều đó tiềm ẩn nguy cơ có hại cho vùng kín. Đồng thời, để băng vệ sinh trong phòng tắm có thể khiến băng vệ sinh bị ẩm ướt, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại tồn tại và sinh sôi. Khi sử dụng băng vệ sinh sạch để trong phòng tắm lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng băng vệ sinh dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm âm đạo. Bảo quản băng vệ sinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
4. Thụt rửa “cô bé” quá mức có thể gây viêm nhiễm phụ khoa
Bạn nghĩ rằng thụt rửa nước vào âm đạo sẽ giúp “cô bé” được sạch sẽ và loại bỏ được vi khuẩn? Thực tế việc dùng vòi xịt nước trực tiếp vào âm đạo không những không giúp “cô bé” sạch sẽ hơn mà vô tình còn đưa vi khuẩn đi sâu vào bên trong. Ngoài ra, điều đó còn vô tình làm loại bỏ những vi khuẩn có lợi cho âm đạo.
Giáo sư Lamont giải thích: “ Tôi không nghĩ việc thụt rửa là hữu ích vì chúng sẽ làm sạch tất cả những gì có trong âm đạo, kể cả những vi khuẩn có lợi”. Không có bằng chứng nào cho thấy việc thụt rửa có thể giúp “cô bé” tránh khỏi các bệnh viêm nhiễm âm đạo và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… Thậm chí hành động này còn làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Xem ngay: Bệnh thiếu máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả“Hãy để cơ thể của bạn được thực hiện chức năng làm sạch vốn có của nó” – PGS.TS Clair Paik, Trưởng khoa Phụ khoa tại Đại học California (Mỹ) khuyên chị em phụ nữ nên tránh xa các loại xà phòng có mùi thơm và tuyệt đối không thụt rửa bên trong.
Cách vệ sinh “cô bé” tốt nhất là nhẹ nhàng rửa sạch vùng kín bằng nước muối loãng, rửa từ trước ra sau rồi thấm khô bằng giấy vệ sinh được khử trùng, hoặc khăn sạch.
5. Uống nhiều cà phê, ăn đồ cay nóng
Trong cà phê chứa hàm lượng caffeine cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều. Thêm vào đó, khi lượng caffeine nạp vào cơ thể nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy bồn chồn, tâm trạng bất ổn, lo lắng và căng thẳng.
Những loại đồ ăn cay, nóng sẽ làm co thắt cơ trơn của dạ dày và tử cung, dẫn đến hậu quả là bạn bị đau bụng và ra huyết nhiều hơn bình thường. Ăn đồ cay sẽ khiến cơn đau bụng dữ dội và có thể gây nên việc kinh nguyệt kéo dài do tác dụng kích thích tăng co bóp dạ dày và tử cung.
Cách giữ vệ sinh vùng kín trong “ngày ấy” ngừa viêm nhiễm phụ khoa
1. Không dùng xà phòng tẩy rửa
Tuyệt đối không nên sử dụng xà phòng tẩy rửa và các loại nước hoa vùng kín để làm sạch cũng như khử mùi cơ thể. Và đặc biệt không nên làm sạch bên trong âm đạo bằng bọt xà phòng hoặc những chất tẩy rửa hoá học khác. Việc này sẽ làm phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên của màng nhầy trong âm đạo và khiến nó dễ bị nhiễm trùng.
Bất kỳ sự tiếp xúc giữa âm đạo và các hóa chất có trong một số sản phẩm vệ sinh, bao gồm cả chất khử mùi vệ sinh phụ nữ cần được hạn chế tối thiểu.
2. Thao tác rửa vùng kín đúng, chuẩn khoa học
Máu là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, đó là lý do mà bác sĩ khuyên nên rửa vùng kín ít nhất hai lần một ngày. Vào những ngày “đèn đỏ” việc vệ sinh vùng kín cần được thực hiện thường xuyên hơn.
Các cơ quan sinh dục nữ có kết cấu rất hợp lý và nó có khả năng tự làm sạch các bộ phận bên trong “cô bé”. Vì lý do đó mà bạn không cần phải làm sạch quá mức môi trường bên trong âm đạo, đặc biệt là thụt rửa. Thao tác rửa vùng kín nên thực hiện từ trước ra sau để tránh nguy cơ đưa vi khuẩn gây bệnh vào khu vực bên trong âm đạo:
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn
- Làm sạch phần xung quanh âm đạo bằng xà phòng trung tính, không mùi
- Rửa âm hộ và lỗ âm đạo. Ngoài ra, bạn cũng cần rửa sạch phần bẹn hai bên đùi
- Rửa sạch vùng đáy chậu (Đáy chậu là khu vực nằm giữa âm đạo và hậu môn)
- Vệ sinh vùng hậu môn ở bước cuối cùng.
Thao tác rửa vùng kín chuẩn khoa học sẽ giúp “cô bé” của bạn không những được làm sạch mà còn cân bằng được độ pH âm đạo, tránh khỏi những vi khuẩn có hại và bảo vệ lợi khuẩn bên trong “ cô bé”.
3. Không ngâm mình trong bồn tắm
Không nên ngâm mình trong bồn tắm lâu vì trong kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung được mở rộng hơn, việc ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước không sạch, vi khuẩn xâm nhập vào tử cung, dễ gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm âm đạo.
4. Giữ quần lót khô thoáng
Âm đạo sẽ rất dễ bị viêm nhiễm nếu không được giữ sạch sẽ, khô thoáng. Tránh các loại đồ lót bó sát và chất liệu vải dày bí vì nó có thể tạo điều kiện nóng ẩm khiến nấm dễ phát triển, đồng thời gây cảm giác khó chịu vùng kín. Việc giữ cho quần lót khô thoáng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Từ đó, hạn chế các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
5. Bỏ băng vệ sinh đã sử dụng vào thùng rác có đậy nắp
Băng vệ sinh sau khi sử dụng cần được cuộn lại và gói trong lớp bọc của cái mới hoặc trong giấy vệ sinh, sau đó cho vào thùng rác có nắp đậy. Điều này sẽ giúp ngăn chặn mùi và tránh sự lây lan của vi khuẩn có thể tích tụ trong băng vệ sinh đã qua sử dụng khi để lâu.
Xem thêm:
Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ nên ăn gì để bổ sung sắt cho cơ thể?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong bao lâu?
Nguồn tham khảo:
Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa – https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/phong-ngua-va-dieu-tri-viem-phu-khoa/
Causes, symptoms, and treatment of vaginitis – https://www.medicalnewstoday.com/articles/175101/
Từ khóa » Có Nên Dùng Xà Phòng Rửa Vùng Kín
-
Nguy Hiểm Khi Vệ Sinh “cô Bé” Sai Cách
-
Vệ Sinh Vùng Kín đúng Cách Cho Nữ | Vinmec
-
Vệ Sinh Vùng Kín đúng Cách Với 3 Bước Cơ Bản Và 2 Sai Lầm Cần Tránh
-
Rước Bệnh Vì Thói Quen Vệ Sinh 'vùng Kín' Bằng Xà Phòng - Eva
-
VỆ SINH VÙNG KÍN BẰNG XÀ BÔNG, SỮA TẮM ĐÚNG HAY SAI?
-
Vệ Sinh Vùng Kín Bằng Sữa Tắm Có Nên Hay Không? - Dạ Hương
-
Cảnh Báo Cách Vệ Sinh Vùng Kín Hằng Ngày Bằng Xà Bông Tắm
-
6 Thói Quen Sai Lầm Trong Vệ Sinh Vùng Kín ở Nam Giới | SERENYS
-
Bạn đã Biết Cách Vệ Sinh Vùng Kín đúng Cách Và Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Vệ Sinh Vùng Kín đúng Cách Cho Chị Em
-
Cách Vệ Sinh Dương Vật Như Thế Nào Là đúng? - YouMed
-
Tưởng Vệ Sinh “cô Bé” Bằng Xà Phòng Là Bình Thường Nhưng Hóa Ra ...
-
Cách Vệ Sinh Vùng Kín đúng Cách Cho Phụ Nữ
-
Sai Lầm Của Chị Em Khi Vệ Sinh Vùng Kín - PLO