5 Thị Trường Nhập Khẩu đồ Nội Thất Bằng Gỗ Lớn Nhất Thế Giới, Thị ...
Có thể bạn quan tâm
Trong 4 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục tăng mạnh
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4/2022 ước tính đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính riêng sản phẩm gỗ xuất khẩu, trị giá xuất khẩu trong tháng 4/2022 ước đạt 1,13 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng 4/2021. Trong 4 tháng đầu năm 2022 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,14 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý I/2022, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, với tỷ trọng chiếm 68,52% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu nhiều nhất tới khu vực châu Mỹ trong quý I/2022, đạt 2,2 tỷ USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ tới khu vực châu Mỹ chiếm 80,5% tổng trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Tiếp theo là khu vực châu Á, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Mặt hàng gỗ ván và ván sàn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 trong quý I/2022, đạt 499,8 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng gỗ ván và ván sàn xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường châu Á đạt 249,2 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp theo là thị trường châu Mỹ đạt 217,7 triệu USD, tăng 34,2%; châu Âu đạt 26,1 triệu USD, tăng 25,2%...
Tiếp theo mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu trong quý I/2022 đạt 459,2 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu chủ yếu tới thị trường châu Á, trị giá xuất khẩu dăm gỗ tới thị trường này chiếm 99,7% tổng trị giá xuất khẩu. Còn lại tỷ trọng nhỏ là xuất khẩu tới thị trường châu Âu.
Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ tăng nhanh và mạnh là tín hiệu tích cực. Song, gỗ Việt phải đối mặt với nhiều biện pháp phòng vệ thương mại ở thị trường này.
Mới đây, Cục Phòng vệ Thương mại cho biết Hoa Kỳ sẽ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam vào cuối tháng 5.
Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ/bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ.
Trong giai đoạn 2019-2021, sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc, nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ giảm 54%, từ 2,5 xuống còn 1,6 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng tới hơn 130%, từ 1,37 lên 2,7 tỷ USD.
Đặc biệt lượng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng gần gấp 4 lần, từ 232 triệu lên 810 triệu USD.
5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới, thị phần Việt Nam là bao nhiêu?
Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường chính tăng mạnh trong năm 2021, trừ thị trường Nhật Bản. Dẫn đầu về trị giá nhập khẩu trong năm 2021 là thị trường Hoa Kỳ, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 27,8 tỷ USD, tăng 31,1% so với năm 2020.
Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ kể từ năm 2020. Trong năm 2021, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam đạt 10,4 tỷ USD, tăng 28,1% so với năm 2020. Tính đến 2 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 4,8 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam đạt 1,6 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp theo là thị trường EU, theo số liệu thống kê từ Eurostat, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ EU đạt 24,5 tỷ USD tăng 19,4% so với năm 2020. Trong đó trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đạt 531,8 triệu USD, tăng 14,7% so với năm 2020. Tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021, sang tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU tiếp tục tăng trưởng, đạt 2,1 tỷ USD, tăng 19,1% so với tháng 1/2021. EU nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam đạt 64,5 triệu USD, tăng 50,6% so với tháng 1/2021. Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam chiếm 3,1% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU trong tháng 1/2022, tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU dự kiến tiếp tục tăng, do tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, nhưng ảnh hưởng bởi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine khiến các thị trường chính trong khối EU như Ý, Đức giảm sản xuất do nguồn cung gỗ bị hạn chế, chi phí nguyên liệu tăng cao. Bên cạnh đó, thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ ngoài khối lớn nhất cho EU là Trung Quốc vẫn đang thực hiện chính sách “zero Covid”, áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nên hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nước này bị gián đoạn. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường EU.
Anh là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 thế giới, năm 2021 đạt 4,9 tỷ USD, tăng 32.1% so với năm 2020. Trong đó, Anh nhập khẩu từ Việt Nam đạt 346,4 triệu USD, tăng 25,8% so với năm 2020. Tính đến 2 tháng đầu năm 2022, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh đạt 995,7 triệu USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam chỉ chiếm 6,7% trong 2 tháng đầu năm 2022, đạt 66,4 triệu USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Dư địa thị trường lớn nhưng yêu cầu tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe tại thị trường Anh, do đó để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhằm củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm tại thị trường Anh trong thời gian tới.
Như vậy, năm 2021, thị phần đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam giảm trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ, EU, Anh và Nhật Bản, chỉ tăng trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada.
Nguồn: Báo Dân Việt
Từ khóa » Giá Dăm Gỗ Xuất Khẩu 2021
-
Năm 2021, Xuất Khẩu Dăm Gỗ Mang Về Trên 1,7 Tỷ USD Cho Ngành ...
-
Giá Dăm Gỗ Xuất Khẩu Sẽ Thế Nào Trong Năm 2022 - Kỹ Nghệ Xanh
-
Xuất Khẩu Dăm Gỗ Sang Hàn Quốc Tăng Rất Mạnh
-
Xuất Khẩu Gỗ đã Tăng Trưởng Trở Lại, Nhưng Vẫn đối Mặt Với Nhiều Rủi Ro
-
Thị Trường Gỗ - Phân Tích & Dự Báo
-
Xuất Khẩu Gỗ Và Các Sản Phẩm Gỗ 4 Tháng đầu Năm 2022 đạt Gần 5 ...
-
Lấy Lại Tốc độ Xuất Khẩu Gỗ Và Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trường Trung ...
-
Xuất Khẩu Gỗ Và đồ Gỗ 2 Tháng đầu Năm 2022 ước đạt 2,6 Tỷ USD
-
Xuất Khẩu Gỗ Tăng Trưởng Nhưng Còn Nhiều Lo Ngại - Hải Quan Online
-
Việt Nam – Nước Xuất Khẩu Dăm Gỗ Lớn Nhất Thế Giới Và Những Tác ...
-
Xuất Khẩu Dăm Gỗ 7 Tháng đầu Năm đạt Hơn 1 Tỷ USD Tăng 22,9%
-
Phấn đấu Giá Trị Xuất Khẩu Gỗ, Lâm Sản đạt 20 Tỷ USD Vào Năm 2025
-
Ngành Gỗ Tiếp đà Tăng Trưởng Trong Năm 2022
-
Xuất Khẩu Dăm Gỗ - CafeF