5 Thuốc An Thần Gây Ngủ Tốt Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Thuốc an thần gây ngủ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho các đối tượng đang gặp rắc rối về giấc ngủ, mất ngủ hoặc dễ thức dậy khi ngủ. Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện đa dạng mẫu mã, thương hiệu thuốc an thần gây ngủ nên đã gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong việc lựa chọn sản phẩm để sử dụng. Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc 5 loại thuốc an thần gây ngủ thông dụng nhất nhì hiện nay và được đông đảo người bệnh tin tưởng sử dụng.
Thuốc an thần gây ngủ là gì? Những ai có thể sử dụng?
Thuốc an thần gây ngủ là tên gọi chung của các loại thuốc giúp trấn an thần kinh, điều hòa bộ não, đồng thời giúp gây buồn ngủ. Loại thuốc này giúp làm chậm hoạt động của não bộ, giải phóng căng thẳng, mệt mỏi, tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn và giúp người dùng dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Thuốc an thần gây ngủ hoạt động dựa trên cơ chế tác động trực tiếp lên não bộ thông qua một chất dẫn truyền thần kinh trung ương (GABA). GABA có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương. Trong khi đó, thuốc an thần có tác dụng làm tăng hoạt tính của GABA, từ đó tạo cảm giác dễ chịu, thư thái.
Một số trường hợp khác, thuốc an thần gây ngủ còn được sử dụng để gây mê, giảm đau, thư giãn cơ, chống co giật,… Những đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc an thần bao gồm:
- Người thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ hay trằn trọc hoặc khi ngủ dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ và khó đi ngủ trở lại;
- Người mắc bệnh động kinh;
- Người thường xuyên lo âu, căng thẳng quá mức và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy;
- Người mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ cũng đang trong quá trình sử dụng thuốc an thần nhưng thuốc chưa phát huy tác dụng.
Những đối tượng khác không được nhắc đến nếu có nhu cầu sử dụng thuốc an thần gây ngủ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra.
Tham khảo thêm: Ngâm chân trị mất ngủ – Ai nên áp dụng và lưu ý
Chia sẻ 5 loại thuốc an thần gây ngủ thông dụng hiện nay
Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít thuốc an thần gây ngủ với giá cả khác nhau. Chính vì sự đa dạng về mẫu mã, thương hiệu đã gây ra không ít sự khó khăn cho người bệnh trong việc lựa chọn sản phẩm để sử dụng. Dưới đây là 5 loại thuốc an thần gây ngủ phổ biến hiện nay, người bệnh có thể tham khảo:
1. Thuốc Rotunda an thần gây ngủ
Rotunda là một dược phẩm được chiết xuất từ cây Stephania Rotunda Menispermaceae – đây là một loại thảo dược quý hiếm mọc chủ yếu ở các vùng núi cao của Châu Á và Trung Á. Các chuyên gia cho biết, thành phần này ngoài công dụng làm giảm các cơn đau thông thường còn có tác dụng an thần và gây buồn ngủ.
Bên cạnh đó, thuốc Rotunda còn hỗ trợ điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, giãn các cơn đau cơ thắt ở đường ruột và tử cung. Điểm vượt trội của sản phẩm này là dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc an thần gây ngủ Rotunda được nhà sản xuất đề nghị sử dụng với liều lượng sau:
- Người lớn: Dùng 1 viên 30mg lúc bụng đói hoặc no, trước khi đi ngủ. Mỗi ngày có thể dùng từ 2 – 3 lần. Riêng các đối tượng dùng thuốc Rotunda để giảm đau hoặc tăng huyết áp thì nên dùng liều gấp đôi;
- Trẻ nhỏ trên 13 tháng tuổi: Dùng 2mg/ kg trước khi ngủ khoảng 30 phút. Uống thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày;
- Trẻ nhỏ dưới 13 tháng tuổi: Chống chỉ định sử dụng.
– Giá tham khảo: Dao động từ 140.000 – 150.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
2. Stilux – Thuốc an thần gây ngủ tốt
Stilux là tân dược thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Loại thuốc này được bào chế từ các dược liệu có sẵn trong tự nhiên và sản xuất trên công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Viên uống an thần Stilux chủ yếu chiết xuất từ cây bình vôi cùng với đó là một số tá dược hàm lượng vừa đủ. Với thành phần này, sản phẩm có tác dụng ổn định tinh thần, gây buồn ngủ tự nhiên, đồng thời hỗ trợ giảm đau đầu, đau bụng kinh, ổn định nhịp tim, điều hòa huyết áp,…
Thuốc Stilux là một sản phẩm do Công ty Dược phẩm Traphaco nghiên cứu và sản xuất – đây là một trong những công ty chuyên sản xuất các dược phẩm hàng đầu nước ta.
– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc an thần gây ngủ Stilux được nhà sản xuất đề nghị sử dụng với liều lượng như sau:
- Người lớn: Mỗi lần dùng 1 – 2 viên thuốc Stilux trước khi đi ngủ chừng 30 – 45 phút và chỉ nên uống mỗi ngày 1 liều duy nhất;
- Trẻ nhỏ: Uống ½ – 1 viên/ lần/ ngày hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn.
– Giá tham khảo: Dao động từ 95.000 – 110.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.
3. Viên uống Mimosa giúp an thần và gây ngủ tốt
Viên an thần Mimosa là một sản phẩm do Công ty Dược phẩm OPC nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín và hiện đại. Sản phẩm được kết hợp từ 5 loại thảo dược trong tự nhiên với công dụng an thần, gây ngủ, giảm đau nhức đầu và giải phóng sự căng thẳng. Điển hình là các loại thảo dược như: cây trinh nữ, bình vôi, lá sen, lạc tiên và lá vông nem.
Ngoài công dụng an thần gây ngủ, viên uống Mimosa còn có tác dụng làm nhẹ huyết áp cho các đối tượng mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch…
– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc an thần gây ngủ Mimosa là loại thuốc không kê đơn có thể dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ với liều lượng sử dụng sau:
- Người lớn: Dùng 1 – 2 viên/ lần/ ngày và uống thuốc trước khi đi ngủ chừng 30 phút;
- Trẻ em từ 5 – 15 tuổi: Mỗi lần uống chỉ dùng 1 viên và dùng liều duy nhất. Nên uống thuốc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút;
- Chống chỉ định sử dụng đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
– Thận trọng khi sử dụng: Phụ nữ mang thai hay cho con bú cần thận trọng khi sử dụng viên uống an thần Mimosa. Bởi thuốc có thể gây hại cho thai nhi hoặc trẻ nhỏ thông qua việc cho bú.
– Giá tham khảo: Dao động từ 65.000 – 70.000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên.
Tham khảo thêm: Mất Ngủ Khô Miệng: Báo Hiệu Lá Gan Đang Gặp Vấn Đề
4. Thuốc Diazepam giúp cải thiện thần kinh và dễ dàng đi vào giấc ngủ
Diazepam là thuốc an thần thuộc nhóm 1,4 benzodiazepin, hỗ trợ điều trị các triệu các trường hợp mất ngủ, thiếu ngủ, cai rượu và co giật. Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng để giảm co thắt cơ và giúp giảm đau cho các thủ thuật y tế.
Thuốc Diazepam chủ yếu chứa thành phần hoạt chất Diazepam. Loại hoạt chất này gắn các thụ thể đặc hiệu trên hệ thần kinh trung ương và các cơ quan ngoại vi. Thụ thể benzodiazepin ở khu thần kinh trung ương liên hệ chặt chẽ về chức năng với thụ thể của hệ thống dẫn trên GABA.
Sau khi liên kết, thụ thể benzodiazepin sẽ khiến cho hoạt chất diazepam gia tăng tác dụng ức chế hệ dẫn truyền GABA. Từ đó giúp làm giảm căng thẳng, kích động, lo âu, đồng thời giúp an thần và gây ngủ tự nhiên.
– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Diazepam được các chuyên gia khuyến cáo không được dùng quá 15 – 20 ngày để phòng tránh trường hợp bị nghiện thuốc. Bên cạnh đó, nhà sản xuất đã đề nghị người bệnh sử dụng với liều lượng cụ thể sau:
- Người lớn: Nên dùng thuốc bắt đầu từ liều thấp. Dùng 2 – 5mg/ lần và uống 2 – 3 lần/ ngày. Đối với các trường hợp lo âu, căng thẳng kèm theo tình trạng mất ngủ nên dùng 2 – 10mg/ ngày. Uống thuốc trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ;
- Người già, người suy nhược thần kinh: Không dùng quá 2mg/ lần và uống mỗi ngày 2 – 3 lần;
- Trẻ nhỏ: Chống chỉ định sử dụng.
– Thận trọng trước khi dùng: Các đối tượng có vấn đề về chức năng gan, thận, mắc bệnh phổi mãn tính, xơ cứng động mạch, tổn thương thực thể não cần thận trọng khi sử dụng thuốc Diazepam. Bên cạnh đó, tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc đối tượng điều trị bệnh loạn thần mạn.
– Giá tham khảo: Dao động từ 300.000 – 450.000 đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên nén.
5. Phenobarbital – Thuốc vừa giúp gây ngủ vừa có tác dụng an thần
Phenobarbital là loại thuốc thuộc nhóm hướng tâm thần, hỗ trợ an thần, gây ngủ, đặc biệt là các trường hợp bị mất ngủ kinh niên. Đây là một trong những loại thuốc được đánh giá cao về mức độ hiệu quả trong việc gây ngủ và điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ.
Thuốc Phenobarbital được chỉ định sử dụng cho các trường hợp thiếu ngủ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi cho ngủ không ngon, người bị động kinh cơn lớn, động kinh giật cơ và động kinh cục bộ. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ phòng ngừa tình trạng co giật do sốt cao tái phát trở trẻ nhỏ.
– Hướng dẫn sử dụng: Thuốc Phenobarbital được chuyên gia đề nghị sử dụng với liều lượng sau:
- Điều trị an thần: Ban ngày sử dụng 30 – 120mg, chia thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày;
- Điều trị mất ngủ: Dùng 100 – 320mg/ lần, uống thuốc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Lộ trình sử dụng thuốc không vượt quá 2 tuần.
– Thận trọng khi dùng: Thận trọng khi sử dụng thuốc Phenobarbital cho các đối tượng bị suy hô hấp cấp, suy gan nặng hoặc người bị rối loạn chuyển hóa porpirin.
– Giá tham khảo: Dao động 190.000 – 210.000 đồng/ hộp 500 viên nén 10mg.
Tham khảo thêm: Các bài tập yoga chữa mất ngủ đơn giản, hiệu quả
Những biến chứng nguy hiểm khi lạm dụng thuốc an thần gây ngủ
Hiện nay, có khá nhiều người bị mất ngủ thường xuyên có xu hướng tìm đến thuốc an thần gây ngủ và xem đây là một giải pháp tạm thời để cải thiện tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc ở liều lượng vừa đủ, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc. Việc lạm dụng thuốc có thể khiến bạn phải đối diện với nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Hơn nữa, lạm dụng thuốc an thần gây ngủ trong một thời gian dài sẽ tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương. Do loại thuốc này có chức năng như một chất gây nghiện, nếu đã nghiện thì người bệnh khó có thể từ bỏ và thường có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung và suy giảm trí nhớ. Nói theo cách khác, cơn buồn ngủ chỉ có thể xuất hiện khi bạn dùng thuốc.
Một số hệ lụy điển hình của việc lạm dụng thuốc an thần gây ngủ:
- Rối loạn hoạt động của não bộ: Khi lạm dụng thuốc an thần gây ngủ, hệ thần kinh trung ương sẽ bị tác động không hề nhỏ, có thể gây rối loạn trong hoạt động não bộ. Một số trường hợp khác có thể khiến bạn rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, kéo theo đó là tình trạng lo âu, căng thẳng, đôi khi có thể bị trầm cảm;
- Ức chế hoạt động hô hấp: Sử dụng thuốc an thần với mục đích gây buồn ngủ đặc biệt nguy hiểm với các đối tượng đang gặp vấn đề về hô hấp và tim mạch. Bởi loại thuốc này có khả năng làm ức chế trung tâm hô hấp, từ đó không cung cấp đủ lượng oxy nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể;
- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Một số nghiên cứu khác còn cho biết, sử dụng thuốc an thần gây ngủ quá liều có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Đối với nam giới, khả năng sinh sản bị hạn chế cho chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Trong khi đó, nữ giới dễ bị suy nhược cơ thể, thần kinh bất ổn định có thể dẫn đến tình trạng sinh non.
Ngoài ra còn nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Để tránh gặp phải các trường hợp trên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, không tự ý mua thuốc và sử dụng khi có sự đồng ý từ giới chuyên môn.
Tham khảo thêm: Bấm huyệt chữa mất ngủ – Giải pháp đơn giản, hiệu quả
Dùng thuốc an thần gây ngủ cần lưu ý những vấn đề gì?
Thuốc an thần gây ngủ được ví như “con dao hai lưỡi”, điều này đồng nghĩa với việc dùng loại thuốc này vừa có lợi vừa có hại. Do đó, để phòng tránh một số rủi ro trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ trước khi quyết định sử dụng thuốc an thần gây ngủ;
- Kiểm tra bao bì, mãn mác của sản phẩm trước khi sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng thuốc có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng;
- Dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng được ghi trên bao bì của sản phẩm hoặc dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều dùng khi chưa có sự cho phép của giới chuyên môn;
- Lộ trình dùng thuốc an thần gây ngủ thường chỉ định sử dụng dưới 1 tuần nhằm tránh các trường hợp nhờn thuốc hoặc lệ thuộc vào thuốc;
- Thận trọng khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ cho các đối tượng đang gặp các vấn đề về tim mạch, hô hấp và thần kinh;
- Cần chú ý đến tình trạng của sức khỏe từ những lần đầu để phát hiện kịp thời các trường hợp bị dị ứng hoặc sốc phản vệ,…;
- Thận trọng khi sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc an thần gây ngủ khác nhau hoặc các loại thuốc đặc trị khác. Bởi việc sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra tương tác thuốc và làm gia tăng tác dụng phụ. Chính vì vậy, bạn nên thông báo với bác sĩ của bạn được biết các sản phẩm hay thuốc bạn đang sử dụng;
- Nếu cảm thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng, bạn nên tạm ngưng sử dụng, đồng thời kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
- Khi sử dụng thuốc an thần gây ngủ, hệ thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại. Do đó, trong khoảng thời gian dùng thuốc, người bệnh nên tránh các hoạt động cần sự tập trung đầu óc nhiều như: tính toán, vận hành máy móc, điều khiển phương tiện,…;
- Tìm mua thuốc tại các cửa hàng hay các trang thương mại điện tử uy tín để mua thuốc chính hãng, thuốc chất lượng, đồng thời giúp phòng tránh tình trạng “tiền mất tật mang:.
Có thể bạn quan tâm
- 5 loại thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược được ưa chuộng
- Thuốc ngủ là gì? Cơ chế tác dụng và các loại phổ biến
Từ khóa » Thuốc An Thần Mạnh Thường Dùng
-
Vai Trò Của Thuốc An Thần Gây Ngủ Và Những Chú ý Khi Sử Dụng
-
Thuốc An Thần Là Gì? Tìm Hiểu Những Nguy Cơ Từ Tác Dụng Phụ
-
️ Lạm Dụng Thuốc An Thần để Chữa Mất Ngủ – Hiểm Họa Khó Lường
-
Thuốc An Thần Là Gì? Các Loại Thuốc An Thần Dễ Ngủ Và Lưu ý Sử Dụng
-
Một Số Thuốc Dùng Trong Lâm Sàng Thần Kinh - FAMILY HOSPITAL
-
Công Dụng Của Thuốc An Thần Gây Ngủ Và Những Chú ý Khi Sử Dụng
-
Cẩn Thận Với Tác Dụng Phụ Của Thuốc An Thần - Hello Bacsi
-
Đêm Mất Ngủ Có Nên Dùng Thuốc An Thần Không? | TCI Hospital
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc An Thần đúng Cách
-
Dược Lý Nhóm Thuốc An Thần (thuốc Ngủ) : Đại Cương Và Thuốc Cụ Thể
-
Thắc Mắc: Thuốc An Thần Có Phải Là Thuốc Ngủ Không?
-
Phương Pháp Không Dùng Thuốc Giúp Dễ đi Vào Giấc Ngủ
-
13 Loại Thuốc An Thần Dễ Ngủ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19, Dùng Thuốc Thế Nào? - Bộ Y Tế