5 Thuốc Trị Ho Cho Bà Bầu Vừa Tốt Vừa An Toàn - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ bị suy giảm nên dễ bị vi khuẩn, virus hay các tác nhân khác xâm nhập và gây viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó xuất hiện triệu chứng ho. Để khắc phục nhanh tình trạng này, nhiều bà bầu đã nghĩ đến việc dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc trị ho cho bà bầu nào vừa hiệu quả, vừa an toàn và ít gây hại cho thai nhi thì vẫn là thắc mắc của phần đông. Hiểu được tâm lý đó, bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc một vài gợi ý.

Chia sẻ 5 thuốc trị ho cho bà bầu thông dụng nhất hiện nay
Chia sẻ 5 thuốc trị ho cho bà bầu thông dụng nhất hiện nay

Bà bầu bị ho dùng thuốc điều trị được không? – Giải đáp

Một thống kê mới nhất cho biết, có đến 75 – 80% chị em phụ nữ xuất hiện triệu chứng của bệnh ho trong quá trình mang thai. Tỷ lệ này cho thấy ho là một bệnh lý phổ biến ở bà bầu. Mặc dù ho không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng triệu chứng này gây ra không ít sự khó chịu, ảnh hưởng đến lối sinh hoạt thường ngày, thậm chí tác động đến sức khỏe tổng thể.

Để khắc phục triệu chứng ho và cơn đau rát cổ họng, thuốc là sự lựa chọn phổ biến được bà bầu nghĩ đến. Tuy nhiên, điều trị bệnh nói chung và triệu chứng ho nói riêng bằng thuốc đặc trị không được khuyến khích ở bà bầu. Bởi vì các dưỡng chất có trong tân dược có thể thẩm thấu sâu vào tế bào mô và theo đường máu đến thai nhi, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành và sự phát triển của thai nhi.

Nhưng trên thực tế, vẫn còn nhiều loại thuốc trị ho cho bà bầu được các nhà sản xuất nghiên cứu và phân bố rộng rãi ra thị trường. Vì thế, bà bầu có thể tìm mua thuốc tại các cửa hàng thuốc Tây y hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Song, việc lựa chọn thuốc khắc phục cơn ho, tiêu chí lựa chọn thuốc trị ho cho bà bầu đầu tiên là an toàn và kế đến là tính hiệu quả. Hoặc bà bầu lựa chọn thuốc dựa vào các tiêu chí sau:

  • Ưu tiên lựa chọn thuốc dạng kẹo ngậm, hỗn dịch uống thay vì thuốc tiêm hay truyền tĩnh mạch. Điều này giúp hạn chế việc thuốc ảnh hưởng đến sự hình thành của thai nhi;
  • Do các loại thuốc Tây y thường đi kèm với các tác dụng phụ nên bà bầu cần ưu tiên dùng các loại thuốc được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên lành tính;
  • Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc trị ho cho bà bầu. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của sản phẩm, đặc biệt là nguồn gốc, xuất xứ trước khi sử dụng;
  • Lựa chọn thuốc trị ho của công ty dược uy tín, quy trình sản xuất đạt chuẩn GMP – WHO;
  • Trong các trường hợp ho kèm nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus,… bà bầu cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để có được sự lựa chọn phù hợp nhất nhằm tránh các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Gợi ý 5 thuốc trị ho cho bà bầu vừa hiệu quả vừa an toàn

Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các loại thuốc đặc trị cơn ho. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào bà bầu cũng có thể sử dụng được. Dưới đây sẽ đề cập 5 loại thuốc trị ho cho bà bầu vừa an toàn vừa hiệu quả, đã được nhiều người tin dùng:

1. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho các trường hợp ho do vi khuẩn gây ra. Loại thuốc này có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn sinh bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn giúp ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng nề và phòng tránh tình trạng bội nhiễm. 

Một số loại thuốc kháng sinh trị ho cho bà bầu thường được bác sĩ kê đơn như thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin (thuốc Penicillin, thuốc Amoxicillin, thuốc Ampicillin,…), thuốc kháng sinh thuốc nhóm Macrolid (thuốc Erythromycin ).  Thuốc kháng sinh rất dễ gây ra tác dụng phụ, do đó, bà bầu chỉ dùng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều chỉnh liều dùng và cách dùng.

Penicillin và Macrolid là hai nhóm thuốc kháng sinh trị ho được bác sĩ kê đơn cho bà bầu
Penicillin và Macrolid là hai nhóm thuốc kháng sinh trị ho được bác sĩ kê đơn cho bà bầu

2. Thuốc ho dạng siro

Phần lớn các loại siro ho được bào chế chủ yếu từ các dược liệu thiên nhiên lành tính nên về nguyên tắc thì bà bầu có thể sử dụng mà không nhất thiết hỏi ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số sản phẩm có chứa các thành phần chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn cần đọc kỹ thông tin của sản phẩm trước khi dùng.

Một số loại thuốc siro ho cho bà bầu được đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả như: siro ho Bảo Thanh, sieoe ho Prospan, siro Bổ phế Nam Hà,… Dùng đúng cách và đúng liều lượng sẽ khiến cơn ho sớm chấm dứt, cổ họng được thông thoáng, cơn ngứa rát dần hạn chế.

Thuốc trị ho dạng siro được chiết xuất từ các thảo dược lành tính trong tự nhiên nên khá an toàn cho bà bầu
Thuốc trị ho dạng siro được chiết xuất từ các thảo dược lành tính trong tự nhiên nên khá an toàn cho bà bầu

3. Kẹo ngậm ho

Có hai loại kẹo ngậm trị ho xuất hiện trên thị trường là kẹo ngậm có chứa hoạt tính và kẹo ngậm không chứa hoạt tính. Mỗi loại đều có chứa thành phần khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích chính là thông họng, làm giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ loãng đờm,… Bên cạnh đó, một số sản phẩm khác còn có tác dụng làm dịu tình trạng chảy nước mũi, khô miệng, thậm chí là cảm lạnh.

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần ưu tiên lựa chọn kẹo ngậm được điều chế từ các dược liệu thiên nhiên như menthol, mật ong, bạc hà, tinh dầu bạch đàn, húng tây, bạc hà chanh,… Một số thương hiệu nổi tiếng mà bạn có thể tìm mua và sử dụng như kẹo ngậm ho Bảo Thanh, kẹo ngậm Eugica, kẹo ngậm Prospan, kẹo ngậm Strepsils,…

Kẹo ngậm trị ho có công dụng thông họng, làm giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ loãng đờm
Kẹo ngậm trị ho có công dụng thông họng, làm giảm đau rát cổ họng, hỗ trợ loãng đờm

4. Nước muối sinh lý NaCl 0.9%

Về bản chất, nước muối sinh lý có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn tốt. Do đó, bà bầu bị ho hoàn toàn có thể sử dụng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Điều này cũng có thể giúp đẩy lùi chứng ngứa rát cổ rát, từ đó giúp làm giảm tần suất ho, đặc biệt là ho có đờm, sổ mũi. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày còn giúp làm mềm lớp niêm mạc và hỗ trợ chữa lành các tổn thương ở hầu họng.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp hỗ trợ loãng đờm và làm dịu tổn thương ở hầu họng
Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày giúp hỗ trợ loãng đờm và làm dịu tổn thương ở hầu họng

5. Thuốc bổ và vitamin

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể bổ sung cho cả sản phụ và thai nhi các dưỡng chất thiết yếu để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa tác nhân gây ho. Song, không phải lúc nào chế độ ăn uống cũng đảm bảo các dưỡng chất cho cả mẹ và con. Vì thế, lúc này mẹ bầu cần sử dụng thêm thuốc bổ và vitamin để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe đường hô hấp và hạn chế tác nhân gây viêm nhiễm, từ đó giúp đẩy lùi hơn ho hiệu quả. Đối với trẻ nhỏ, thuốc bổ và vitamin còn cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bà bầu cần dùng thêm thuốc bổ và vitamin để bổ sung các dưỡng chất khác cho bản thân và cả thai nhi
Bà bầu cần dùng thêm thuốc bổ và vitamin để bổ sung các dưỡng chất khác cho bản thân và cả thai nhi nhằm tăng sức đề kháng, nâng cao chức năng hô hấp

TÌM HIỂU THÊM: Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá an toàn hiệu quả

Dùng thuốc trị ho cho bà bầu cần lưu ý những gì?

Xuyên suốt quá trình dùng thuốc khắc phục cơn ho, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh một số rủi ro không may xảy ra cũng như gia tăng công dụng của thuốc:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì trước khi sử dụng, đặc biệt là mục chống chỉ định sử dụng;
  • Tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc trị ho thông qua việc dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng và đúng thuốc;
  • Không được tự ý sử dụng thuốc Tây y hoặc tự động thay đổi liều lượng sử dụng, tăng liều dùng nếu không thấy đáp ứng. Bởi vì điều này có thể đi gia tăng tác dụng phụ, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự hình thành của thai nhi;
  • Bà bầu chỉ sử dụng thuốc trị ho còn hạn sử dụng, bao bì không bị lỗi, hàng chính hãng;
  • Đối với các trường hợp bị ho ở mức độ nhẹ hoặc vừa mới khởi phát, bà bầu cần ưu tiên dùng mẹo vặt dân gian thay vì sử dụng thuốc. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa an toàn cho cả hai. Một số mẹo vặt dân gian phổ biến như: chanh đào ngâm mật ong, lê hấp đường phèn, lá hẹ xanh hấp đường phèn, trà gừng mật ong,…
  • Bà bầu có triệu chứng nặng như ho mãn tính, ho kéo dài hoặc ho có đờm kèm đau rát cổ họng cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đề ra hướng điều trị phù hợp.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc trị ho cho bà bầu để phòng tránh một số tác dụng phụ kèm theo
Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc trị ho cho bà bầu để phòng tránh một số tác dụng phụ kèm theo

Ngoài những lưu ý trong việc sử dụng thuốc trị ho, bà bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hằng ngày. Bởi những vấn đề này được xem là một phương pháp điều trị bảo tồn, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Bà bầu cần thực hiện những vấn đề sau:

  • Chế độ ăn uống hằng ngày cần đảm bảo các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của bà bầu. Đặc biệt, thường xuyên ăn các loại rau xanh, củ quả có chứa nhiều vitamin A, C và E;
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng kích ứng cổ họng như: đồ uống có cồn, thực phẩm chứa kích thích, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ,…;
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải của cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu cần uống thêm các loại nước ép từ rau củ hay hoa quả khác để giảm ho và tăng cường sức khỏe nhất là nước cam, nước mía, nước bưởi,…;
  • Đôi khi chế độ ăn uống không thể bổ sung đủ dưỡng chất cho cả mẹ và con cũng như ngăn ngừa bệnh tật. Trong trường hợp này, bà bầu nên bổ sung vitamin tổng hợp đặc biệt là sắt để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết và ổn định hệ miễn dịch;
  • Bổ sung lợi khuẩn để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ bầu, từ đó giúp con trẻ hạn chế nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng;
  • Bà bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ giấc và ổn định cảm xúc. Đồng thời, tránh lao động nặng nhọc hay làm việc quá mức;
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng;
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột hay thời điểm giao mùa. Đặc biệt, cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nhằm tránh tác nhân gây hại cũng như phòng lây bệnh đường hô hấp;
  • Tham gia một số lớp học dành cho bà bầu để tăng kỹ năng nuôi con, gặp gỡ với bà mẹ khác để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm;
  • Dành thời gian tập thể dục với những bộ môn vừa sức như đi bộ, yoga, hành thiền,… để nâng cao sức khỏe tổng thể, ổn định tâm sinh lý;
  • Vệ sinh không gian sống, vệ sinh nhà cửa để ngăn các tác nhân gây ho như vi khuẩn, lông thú nuôi, bụi bẩn,…
Bà bầu có thể tham gia các lớp học dành cho bà bầu để giải tỏa căng thẳng cũng như có những kinh nghiệm trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Bà bầu có thể tham gia các lớp học dành cho bà bầu để giải tỏa căng thẳng cũng như có những kinh nghiệm trong việc bảo vệ sức khỏe khỏi các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 5 loại thuốc trị ho cho bà bầu và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bà bầu lựa chọn được sản phẩm để khắc phục cơn ho, chứng rát cổ họng gây khó chịu. Song, những loại thuốc được cập nhật trong bài viết mặc dù được đánh giá cao mức độ an toàn với bà bầu nhưng tốt hơn hết bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin trước khi sử dụng.

Những thông tin được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên hay phương pháp điều trị y khoa.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • 10 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và cực an toàn
  • Mẹ bầu bị ho nên kiêng ăn gì nhanh khỏi?

Từ khóa » Kẹo Ngậm Ho Dành Cho Bà Bầu