5+ Thuốc Trị Nấm Lưỡi Hiệu Quả Tại Nhà Bạn Cần Biết - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Nấm lưỡi (hay còn gọi với tên tưa lưỡi) là bệnh do một loài nấm men có tên khoa học Candida albicans gây ra. Sự phát triển của chúng tạo ra những mảng trắng trên mặt lưỡi, khiến niêm mạc miệng và lưỡi bị tổn thương, gây đau rát khoang miệng và tạo mùi hơi thở khó chịu cho người bệnh. Để xử lý nấm lưỡi nhanh chóng, hãy cùng Dizigone tìm hiểu 5+ thuốc trị nấm lưỡi an toàn – dễ sử dụng.
I. Khi nào cần dùng thuốc điều trị nấm lưỡi?
Để xử lý nấm lưỡi dứt điểm, nguyên tắc điều trị chính là tiêu diệt nấm Candida gây bệnh và loại bỏ điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển tái lại. Có nhiều phương pháp để diệt nấm Candida như: Dùng nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm hay dùng thuốc kháng nấm tại chỗ/ toàn thân.
Với khả năng diệt nấm mạnh mẽ, thuốc kháng nấm là giải pháp điều trị cho đáp ứng tốt. Đồng thời, thuốc kháng nấm cũng áp dụng được cho nhiều trường hợp nấm nặng, lan tỏa nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, thuốc kháng nấm lại không phải là giải pháp đầu tay trong điều trị nấm lưỡi. Thuốc thường được dùng khi:
- Người bệnh sử dụng nước súc miệng có hoạt tính kháng nấm trong vài tuần không cải thiện.
- Người bệnh nấm miệng nặng, lâu ngày, có lan tỏa tới nhiều cơ quan khác.
- Người bệnh bị suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhanh.
II. 5 thuốc trị nấm lưỡi hiệu quả tại nhà
1. Nystatin
Nystatin là thuốc kháng nấm thông dụng nhất, dùng được cho cả người lớn và trẻ em bị nấm lưỡi.
Dạng bào chế: Gói bột rơ lưỡi, hỗn dịch uống, viên nén, viên nang,…
Cơ chế tác dụng: Nystatin là một polyen – kháng sinh chống nấm được chiết xuất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei. Nystatin có tác dụng chống nấm do liên kết với các sterol ở màng tế bào nấm, làm biến đổi tính thấm và chức năng của màng. Từ đó, kali và các thành phần tế bào thiết yếu khác bị cạn kiệt, khiến nấm Candida suy yếu và chết dần đi. Nystatin nhạy cảm với nấm men và tác dụng tốt trên nấm Candida albicans. Thuốc không có tác dụng với vi khuẩn, động vật nguyên sinh và virus.
Chống chỉ định và thận trọng:
- Không dùng nystatin cho người có quá mẫn với nystatin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra, nên ngừng thuốc ngay và có biện pháp xử lý thích hợp.
- Nystatin chỉ dùng xử lý nấm tại chỗ, không dùng cho nhiễm nấm toàn thân.
- Không nên dùng cho phụ nữ có thai, thận trọng khi dùng cho phụ nữ đang cho con bú.
Tác dụng phụ: Ít gặp, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy, nhất là khi dùng liều cao.
>>> Xem bài viết: Giải mã Nystatin – Thuốc nấm miệng thông dụng nhất cho người bị nấm
2. Miconazol
Miconazol điều trị nấm lưỡi thường được bán tại nhà thuốc với tên biệt dược quen thuộc là Daktarin.
Dạng bào chế: Thuốc mỡ, kem, gel…
Cơ chế tác dụng: Miconazol là một imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn bằng cách làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn. Vị trí tác dụng trên màng tế bào chưa rõ. Do thay đổi tính thấm, màng tế bào không còn khả năng hoạt động như một hàng rào ngăn chặn thất thoát, làm cho kali và các thành phần thiết yếu khác của tế bào bị cạn kiệt. Miconazol có tác dụng đối với các loại nấm như: Aspergillus spp., Cryptococcus neoformans, Pseudallescheria boydii. Thuốc cũng có tác dụng với một số vi khuẩn Gram dương gồm Staphylococci và Streptococci
Chống chỉ định:
- Dùng cho bé dưới 4 tháng tuổi hoặc người bệnh có phản xạ nuốt kém (do nguy cơ bị ngạt thở)
- Quá mẫn với miconazol hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người có tổn thương gan.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
- Phối hợp với warfarin, astemizol, cisaprid
Thận trọng và lưu ý khi dùng:
- Phải bôi cách xa bữa ăn hoặc ít nhất 10 phút sau ăn. Trong trường hợp có thể, phải giữ thuốc trong miệng 2 – 3 phút trước khi nuốt.
- Phải thận trọng dùng dạng thuốc này cho trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi. Không được bôi sâu vào họng và phải bôi mỗi lần một lượng nhỏ để tránh nguy cơ bị ngạt thở.
- Thuốc chứa alcohol, không nên dùng cho người bị bệnh gan, nghiện rượu, động kinh, ngay cả người mang thai.
Tác dụng phụ: Có thể gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn hoặc đôi khi tiêu chảy
>>> Xem bài viết: Sự thật bạn cần biết về thuốc nấm miệng Dartarin (Miconazol)
3. Clotrimazol
Clotrimazole là thuốc kháng nấm dùng tại chỗ, thuộc phân nhóm imidazol.
Dạng bào chế: Viên ngậm, dung dịch, kem bôi…
Cơ chế tác dụng: Clotrimazol là một thuốc chống nấm tổng hợp thuộc nhóm imidazol phổ rộng, được dùng điều trị tại chỗ các trường hợp bệnh nấm trên da. Cơ chế tác dụng của clotrimazol là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.
Chống chỉ định: Người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng và lưu ý khi dùng:
- Không dùng clotrimazol cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.
- Không dùng clotrimazol đường miệng cho trẻ dưới 3 tuổi, vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn.
- Phải điều trị thuốc đủ thời gian mặc dù các triệu chứng có thuyên giảm. Sau 4 tuần điều trị, nếu không đỡ cần khám lại.
4. Fluconazol
Fluconazol là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc tổng hợp triazol chống nấm mới. Đây là thuốc kháng nấm đường uống, dùng để xử lý nấm lưỡi nặng. Fluconazol được dành cho người bệnh không dung nạp các thuốc trị nấm thông thường hoặc khi các thuốc này không có tác dụng.
Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, bột pha hỗn dịch, hỗn dịch uống.
Cơ chế tác dụng: Fluconazol có tác dụng chống nấm do làm biến đổi màng tế bào, tăng tính thấm màng tế bào. Từ đó, thuốc làm thoát các yếu tố thiết yếu (ví dụ amino acid, kali) và làm giảm nhập các phân tử tiền chất (ví dụ purin và pyrimidin tiền chất của DNA). Fluconazol tác động bằng cách ức chế cytochrom P450 14-alpha-demethylase, ngăn chặn tổng hợp ergosterol là sterol chủ yếu ở màng tế bào nấm. So với các thuốc nhóm imidazol, Fluconazol tac động chọn lọc hơn trên enzym màng tế bào nấm, ít gây ức chế enzym của cơ thể người nên ít tác dụng phụ hơn.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn với fluconazol hoặc với bất kỳ một tá dược nào trong thành phần của thuốc.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
Thận trọng và lưu ý khi dùng:
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy chức năng thận hoặc gan, rối loạn nhịp tim
- Chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ, không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.
Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt; buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…
5. Amphotericin B
Amphoterincin B là thuốc kháng trị nấm lưỡi tác dụng mạnh, có thể dùng đường bôi tại chỗ hoặc đường uống/ tiêm tĩnh mạch.
Dạng bào chế: Viên nén, viêm ngậm, hỗn dịch, bột pha tiêm…
Cơ chế tác dụng: Amphotericin B là kháng sinh chống nấm theo cơ chế gắn vào sterol (chủ yếu là ergosterol) ở màng tế bào nấm, làm biến đổi tính thấm của màng. Amphotericin B cũng gắn vào sterol bào chất của người (chủ yếu cholesterol) nên giải thích được một phần độc tính của thuốc đối với người.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với amphotericin B hoặc với bất cứ một thành phần nào trong chế phẩm.
Thận trọng và lưu ý khi dùng:
- Theo dõi chức năng thận và gan khi dùng thuốc theo đường toàn thân.
- Với phụ nữ có thai và cho con bú: Chưa đủ dữ liệu an toàn nên chỉ dùng khi thật cần thiết.
Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn; ngứa, kích ứng, phát ban; sốt, rét run, đau cơ, đau đầu…
III. Dizigone – Giải pháp xử lý nấm lưỡi hiệu quả, không dùng thuốc
Thuốc trị nấm lưỡi cho hiệu quả tốt, nhưng tiềm ần nhiều nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu muốn xử lý nấm lưỡi tại nhà, giải pháp đầu tay được các chuyên gia y tế khuyến cáo là sử dụng các nước súc miệng kháng nấm. Người bệnh có thể tự mua các sản phẩm này tại nhà thuốc mà không cần đơn kê của bác sĩ. Tác dụng của nước súc miệng kháng nấm nhanh – mạnh, đồng thời an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, thực tế lại không có nhiều nước súc miệng đạt hiệu quả kháng nấm cao.
Tại Việt Nam, Dizigone là một trong những nước súc miệng hiếm hoi đáp ứng đủ các tiêu chí sử dụng cho người bệnh nấm miệng:
- Khả năng diệt nấm nhanh và mạnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY – được kiểm chứng tại trung tâm Quatest 1, Bộ Khoa học Công nghệ.
- An toàn tuyệt đối cho người bệnh và cả trẻ sơ sinh – theo nghiên cứu tại trung tâm Dược lý, Đại học Y Hà Nội
- Không gây đau xót, không gây kích ứng với niêm mạc miệng.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, không tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Vì vậy, dung dịch sát khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu để xử lý nhanh nấm miệng tại nhà.
Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone xử lý nấm lưỡi
Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua nước súc miệng Dizigone xử lý nấm lưỡi:
III. Một số lưu ý để phòng ngừa nấm lưỡi quay lại
1. Đối với trẻ sơ sinh
- Định kỳ rơ lưỡi cho trẻ với dung dịch sát khuẩn Dizigone.
- Sau khi bú mẹ, ăn dặm nên cho trẻ uống 1 chút nước tránh lắng đọng sữa, đồ ăn thừa trong miệng trẻ.
- Ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone để diệt bào tử nấm tiềm ẩn.
- Chế độ ăn uống của trẻ đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để tăng cường sức đề kháng.
- Không dùng kháng sinh phổ rộng, corticoid cho trẻ nếu không thực sự cần thiết.
- Mẹ nên đảm bảo đầu vú được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi cho bé bú trực tiếp/ vắt sữa.
2. Đối với trẻ nhỡ, người lớn
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách 2 lần mỗi ngày.
- Kiểm soát các bệnh lý nền có thể gây nấm nếu có: đái tháo đường, trào ngược dạ dày,…
- Súc miệng bằng dung dịch Dizigone 4-5 lần/ngày.
Bài viết cung cấp những kiến thức khoa học cho độc giả về các thuốc điều trị nấm lưỡi tại nhà. Mọi thắc mắc mắc và cần tư vấn về sản phẩm Dizigone vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.
Từ khóa » Thuốc Bôi Rơ Miệng
-
7 Thuốc Trị Tưa Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn, Bác Sĩ Khuyên Dùng
-
TOP 5 Thuốc Chữa Nấm Miệng ở Trẻ Em AN TOÀN NHẤT - Dr.Papie
-
Thuốc Bột Rơ Miệng Nyst Hộp 10 Gói-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc Nấm Miệng - Top 6 Loại Thuốc Điều Trị Hiệu Quả Cho Trẻ Nhỏ
-
Thuốc điều Trị Nấm Lưỡi Cho Trẻ Em - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Điều Trị Nấm Miệng ở Trẻ Em | Vinmec
-
Nyst Thuốc Rơ Miệng | Omi Pharma
-
Nấm Miệng ở Trẻ Bôi Thuốc Gì?
-
[CHÍNH HÃNG] Nyst Thuốc Rơ Miệng - Điều Trị Bệnh Candida Miệng
-
Cách Dùng Thuốc Chữa Nấm Miệng - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thuốc điều Trị Nấm Lưỡi Cho Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Điều Trị đúng Cách Nấm Miệng ở Trẻ Sơ Sinh | TCI Hospital
-
Trẻ Bị Nấm Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | Medlatec