5 Tuyệt Chiêu để Có Cuộc đàm Thoại Tiếng Anh Hoàn Hảo
Có thể bạn quan tâm
“Have you had dinner? – Yeah
That’s great – Yeah”
Đã bao giờ bạn gặp những tình huống khó xử, bối rối khi đàm thoại, học tiếng Anh với người nước ngoài? Muốn tìm một người bạn ngoại quốc để luyện nói tiếng Anh nhưng không biết làm thế nào để bắt đầu hoặc kéo dài cuộc đàm thoại? Cùng Step Up tìm hiểu trong bài viết dưới đây!.
Nội dung bài viết
- 1. 5 tuyệt chiêu để có cuộc đàm thoại tiếng Anh thành công
- 2. Luyện kỹ năng giao tiếp qua điện thoại thông minh
- 3. Luyện kỹ năng giao tiếp với phim học tiếng Anh
- 4. Các mẫu câu đàm thoại tiếng Anh cơ bản
1. 5 tuyệt chiêu để có cuộc đàm thoại tiếng Anh thành công
Chắc hẳn bạn đã được khuyên rằng, muốn nói tiếng Anh tốt, phải đàm thoại tiếng Anh hàng ngày với người nước ngoài. Tuy nhiên việc bắt đầu một cuộc trò chuyện tiếng Anh với một người mình không quen biết; còn là người nước ngoài là một điều không hề dễ dàng. Bạn luôn thắc mắc không biết phải nói cái gì, phải nói như thế nào, hay nếu nói gì sai thì sao? Những câu hỏi cứ quay vòng trong đầu bạn và kết trả là chẳng có cuộc hội thoại với người bản ngữ nào cả.
Đây là một vấn đề chung của tất cả những người học ngôn ngữ. Những gì bạn học được trên lớp hầu hết chẳng liên quan đến tiếng Anh đàm thoại hằng ngày. Bạn cũng sẽ chẳng bắt đầu cuộc trò chuyện với “How many uncles and aunts do you have?” hay “What is the colour of your hair?” cả.
Vậy những yếu tố nào làm nên một cuộc đàm thoại tiếng Anh thành công? Chúng ta sẽ tập trung vào hai điểm chính: nói cái gì và nói như thế nào. Vậy hãy bắt đầu nhé!
Học đàm thoại tiếng Anh với người nước ngoài
1. Vượt qua nỗi sợ khi nói chuyện tiếng Anh với người lạ
Dù với những người hướng ngoại và thân thiện nhất, vẫn sẽ luôn tồn tại cảm giác không thoải mái khi nói chuyện với người lạ.
Cảm giác này lại càng lớn với đa số người Việt Nam, xuất phát từ việc lo nghĩ quá nhiều: người ta nghĩa gì về mình? Đặc biệt khi nói chuyện với người nước ngoài, từ dụng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, mắc lỗi về phát âm hay ngữ pháp là điều tất yếu. Nhưng đối với người bản ngữ, việc bạn nói được ngôn ngữ của họ đã là một nỗ lực rất lớn. Giống như khi nghe bất kỳ khách du lịch nào đến Việt Nam nói được hai chữ “Xin chào”. Phản ứng đầu tiên của chúng ta luôn là khen “tiếng Việt của bạn thật giỏi”.
Bạn chỉ cần nhớ một điều: người khác không nghĩ nhiều như bạn tưởng. Bộ não con người có xu hướng phóng đại về khuyết điểm của bản thân và làm bạn trăn trở về lỗi sai của mình. Tuy nhiên, ngoại trừ bạn ra, những người để ý đến điều đó cũng chỉ có chính bạn.
Còn nếu bạn nói bạn bạn là người hướng nội và không biết, không quen bắt chuyện với người lạ, điều này không khó như bạn tưởng. Cứ làm 1 lần, 2 lần, rồi đến lần thứ 3 bạn sẽ bất ngờ với chính bản thân mình đấy!
Đàm thoại tiếng Anh hàng ngày
2. Luôn thể hiện thái độ tích cực, thân thiện
Gặp gỡ và trò chuyện với những người khác nhau và lắng nghe câu chuyện của họ là một trải nghiệm rất tuyệt vời, nếu như bạn chưa biết điều này. Hãy luôn mỉm cười và tận hưởng những trải nghiệm đó. Khi bạn thả lỏng và tỏ ra thân thiện, người còn lại sẽ cảm nhận được điều đó và cũng giúp họ thấy thoải mái. Đó chính là bước đầu tiên để có một cuộc đàm thoại tiếng Anh thành công.
Một cách rất hay để bắt đầu một cuộc trò chuyện là bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ.
Excuse me, do you know what time it is?
Hi, do you mind if I sit here? Nếu câu trả lời là không, bạn có thể ngồi xuống và bắt đầu câu chuyện.
Hello, can you tell me what time this cafe close?
What a nice phone case you have. Can I know where to get it?
Có một hiệu ứng tâm lý khiến chúng ta cảm thấy có thiện cảm hơn với những người mình từng giúp đỡ. Bằng cách mở đầu cuộc hội thoại như trên, bạn có thể mở rộng nó bằng các câu hỏi:
Are you from this area?
Do you often come here?
I see Tom Hiddleston on your phone case, do you like him too?
Để học đàm thoại tiếng Anh tự nhiên với người nước ngoài, bạn phải có nền tảng từ vựng vững chắc. Nạp siêu tốc 1500 từ vựng thông dụng nhất trong 50 ngày với bộ sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh từ Step Up.
Tìm hiểu ngay
3. Biết cách lắng nghe
Hãy học cách lắng nghe. Đừng quá lo lắng về việc phải nói gì tiếp theo thay vì lắng nghe câu chuyện của họ. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, chỉ có 15% người tham gia cuộc đàm thoại thực sự lắng nghe và hiểu được người còn lại. Tuy nhiên, hãy biết cách lắng nghe, chỉ bằng cách này bạn mới có hiểu và đáp lại lời người nói.
Có một số cách để khích lệ người nói mà không làm ngắt lời họ: không cần phải nói gì quá nhiều, thi thoảng hãy thể hiện thái độ của mình:
“Really?”, “Right”, “Sure”
“Mmm” hay “Uh-huh”.
“How awful”, “Oh no!”, “You’re joking”, “What a pity”,…
Hoặc đơn giản là lặp lại câu nói của họ
“We tried out the new Chinese restaurant last night.”
“Did you?”
“I’m going to California next week on holiday.”
“California?”
4. Lưu ý cảm xúc đối phương
Đừng khăng khăng nói về ý kiến hoặc cảm nhận của mình. Nếu cảm thấy đối phương không có hứng thú với cuộc trò chuyện, hãy khéo léo chuyển chủ đề.
“Anyway,…”
“Well, I recently heard that…”
Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên hỏi ý kiến của đối phương. Việc được nói về cảm nhận của bản thân có thể khiến họ cảm thấy hứng thú hơn đấy!
“What is your opinion about….”
“What do you think is the most interesting thing about your city?”
Hãy cố gắng tránh những khoảng lặng trong cuộc giao tiếp. Nếu bạn không hiểu họ nói gì, hãy thẳng thắn nói thay vì im lặng:
“Sorry, could you repeat that?”
“Sorry, could you explain? I didn’t get that”.
Khi bạn muốn thể hiện một điều gì nhưng không có đủ từ vựng, hãy diễn giải nó ra:
“I cannot find the word I’m looking for…”
“What I want to say is…”
Còn nếu bạn thực sự không tìm được chủ đề gì để nói tiếp thì sao? Cứ mỉm cười thật tự nhiên thôi! Ít nhất điều này khiến cả hai cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu họ tìm cách để tiếp tục cuộc hội thoại với bạn, đó là một điều đáng mừng.
Còn nếu không, đây là lúc nên kết thúc cuộc hội thoại. Nếu có thể, hãy xin cách liên lạc với họ nhé!
“Talking to you is just so interesting, but I have to go now. Can I have your phone number?”
“Can I have your card?, it’s so good to know you”. Đây là một cách trao đổi số điện thoại tinh tế hơn, nếu họ muốn liên lạc với bạn sau, họ sẽ cho bạn danh thiếp, hoặc số điện thoại. Còn nếu không, họ sẽ chỉ đơn giản nói không mang theo danh thiếp.
5. Luyện kỹ năng nói tiếng Anh lưu loát
Tất nhiên rồi, dù bạn có cố gắng điều khiển cuộc hội thoại tốt đến đâu thì cách bạn nói tiếng Anh vẫn là một yếu tố then chốt. Phát âm tốt và nói tự nhiên, trôi chảy sẽ là điểm cộng rất lớn trong khi bạn học đàm thoại tiếng Anh. Hãy xem một số phương pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bản thân nhé.
2. Luyện kỹ năng giao tiếp qua điện thoại thông minh
Nếu bạn hỏi “what do you do first after waking up?” thì chắc chắn sẽ nhận được kha khá câu trả lời liên quan đến “my iphone” hay “my Android”. Còn nếu bạn cũng có câu trả lời tương tự, thì chúc mừng bạn, ít nhất bạn rất thân thiết với người trợ lý tiếng Anh tuyệt vời của mình đấy. Một chiếc điện thoại có rất nhiều các nguồn học mà có lẽ bạn chưa khai thác hết.
Đầu tiên phải kể đến các phần mềm luyện nghe tiếng Anh. Hãy dành 30 phút mỗi ngày luyện nghe nói với Duolingo, Memrise hay ELSA Speak. Đây là 3 trong số những ứng dụng học tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay, và tất nhiên chúng có lý do để được đánh giá cao rồi.
Thứ hai, Siri (IOS) hay Google Assistant, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên này rồi chứ nhỉ? Bạn có thể nói bất kỳ thứ gì (ngoại trừ mật khẩu ngân hàng, tất nhiên rồi) với trợ lý ảo của mình. Không những đây là cách luyện kỹ năng nghe và nói hoàn hảo: không tốn kém, không áp lực, không mất quá nhiều thời gian, không phải rời xa chiếc sofa ưa thích,… mà còn là cách giải trí hiệu quả. Những ai từng nói chuyện với Siri sẽ biết trợ lý này thông minh và ngọt ngào thế nào:
“Do you have family? – You are enough family to me…”
3. Luyện kỹ năng giao tiếp với phim học tiếng Anh
Khi nói chuyện với người nước ngoài, bạn sẽ dễ dàng nhận ra nói không sử dụng những từ ngữ bạn vẫn hay được học.
Vậy tìm những từ ngữ và cấu trúc đó ở đâu? Phim học tiếng Anh!
Đây là cả một nguồn đồ sộ từ vựng và ngữ pháp thông dụng nhất mà người bản địa sử dụng hàng ngày. Không những vậy, xem các bộ phim tiếng Anh giống như bạn đang giao tiếp với người bản địa vậy. Ngoài nội dung câu nói mà cả phát âm, ngữ điệu, các nhấn nhá,… bạn có thể học được rất nhiều điều từ một bộ phim. Hãy nghe và lặp lại, nói đuổi theo sau nhân vật để cải thiện cả kỹ năng nghe và nói nhé!
4. Các mẫu câu đàm thoại tiếng Anh cơ bản
1. Trong nhà hàng hoặc quán cafe
Do you have any recommendations on any good dishes?
(Bạn có đề xuất món ăn ngon nào ở đây không?)
What could you recommend for a person hasn’t eaten here before?
(Bạn có đề xuất gì cho một người chưa ăn ở đây bao giờ?)
What is the best drink to have here?
(Đồ uống tuyệt nhất bạn từng thưởng thức ở đây là gì?)
What is your favorite meal?
(Món ăn ưa thích của bạn là gì?)
What is your favorite spicy dish?
(Món cay ưa thích của bạn là gì?) – Nếu họ thích ăn cay, 2 người đã có chung chủ đề nói chuyện. Còn nếu không, hãy hỏi tại sao và cuộc trò chuyện sẽ tiếp tục.
Enjoy your meal!
(Chúc ngon miệng nhé!)
2. Trên đường phố
Đôi khi bạn bất ngờ gặp được ai đó trên đường phố, ai đó trên ghế đá công viên hoặc trên xe bus. Đây là một số cách để bắt đầu cuộc trò chuyện.
Do you know where a [bakery] is around here?
(Bạn có biết tiệm bánh mì nào gần đây không?)
Do you know which street is this?
(Bạn có biết đây là đường nào không?) – Đừng hỏi điều này với một khách du lịch nếu bạn đang ở Việt Nam nhé!
Where can I buy a bottle of water?
(Bạn biết ở đâu có bán nước không?)
What is your favourite thing about this park?
(Bạn thích điều gì ở công viên này?)
What is your favourite dish there?
(Bạn thích món gì ở đây?)
3. Tại trường học
Nếu trường học của bạn có những người nước ngoài thì tại sao lại không kết bạn với họ nhỉ? Đây là một số câu hỏi bạn có thể sử dụng.
What are you studying?
(Bạn học ngành gì?)
How long have you been a student here?
(Bạn học ở đây bao lâu rồi?)
Do you know a good, quiet place to study?
(Bạn biết chỗ nào yên tĩnh để học tập không?)
What do you plan to do when you finish your studies?
(Bạn có dự định gì khi học xong chưa?)
4. Tại một bữa tiệc sinh nhật
Một bữa tiệc sinh nhật là dịp hoàn hảo để nói chuyện và kết bạn mới. Tham khảo một số câu bạn có thể sử dụng:
How do you know Mary?
(Bạn quen Mary thế nào vậy?)
What do you think of the party?
(Bạn nghĩ gì về bữa tiệc này?)
What is the best birthday party you’ve ever been to?
(Bữa tiệc sinh nhật tuyệt nhất bạn từng tham gia là gì?)
When is your birthday?
(Sinh nhật bạn ngày bao nhiêu?)
Trên đây là một số cách để có những cuộc đàm thoại tiếng Anh thành công và một số gợi ý theo chủ đề bạn có thể tham khảo. Để có thêm tài liệu về tiếng Anh đàm thoại, bạn có thể tham khảo thêm audio cho 50 cuộc hội thoại với các chủ đề khác nhau cùng App Hack Não PRO đi kèm sách Hack Não 1500 từ tiếng Anh.
Xem thêm: Mẹo học tiếng Anh giao tiếp cấp tốc hiệu quả bạn nên áp dụng ngay
Từ khóa » đàm Thoại Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Nghĩa Của "cuộc đàm Thoại" Trong Tiếng Anh
-
CUỘC ĐỐI THOẠI - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
đối Thoại«phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh - Glosbe
-
70+ Mẫu Câu Hội Thoại Tiếng Anh Giao Tiếp Thông Dụng - ELSA Speak
-
Những Mẫu Câu đàm Thoại Tiếng Anh Thông Dụng Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp Các đàm Thoại Tiếng Anh Quan Trọng Buộc Phải Biết
-
100 Cuộc Đàm Thoại Tiếng Anh - YouTube
-
Học Giao Tiếp Tiếng Anh Với Các Lớp đàm Thoại - British Council
-
Cách Tự Học đàm Thoại Tiếng Anh Cấp Tốc Hiệu Quả - .vn
-
70 đoạn Hội Thoại Tiếng Anh Cơ Bản & Mẹo Học SIÊU Hiệu Quả
-
[Tổng Hợp] Các Chủ đề đàm Thoại Tiếng Anh Hàng Ngày Giúp Bạn Nói ...
-
Luyện Giao Tiếp Tiếng Anh Qua đàm Thoại Thực Tế
-
12 Cách Dễ Dàng để Thực Hành Hội Thoại Tiếng Anh