5 Yếu Tố Tăng Khả Năng Thành Công Khi Thụ Tinh Trong ống Nghiệm (IVF)

Bên cạnh đặc điểm riêng của từng trường hợp, khả năng thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thực hiện, công nghệ nuôi cấy phôi và cả yếu tố tâm lý.

Khi hiểu rõ các yếu tố chủ quan và khách quan có thể tăng khả năng thành công, bạn sẽ có những bước chuẩn bị tốt nhất cho để tiến gần đến ước mơ làm mẹ của mình.

Dưới đây là chi tiết 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của thụ tinh trong ống nghiệm

1. Tuổi càng trẻ, khả năng IVF thành công càng cao

Việc mang thai, sinh nở dù theo hình thức thụ tinh tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm đều phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi của người mẹ. Bởi số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (có thể cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) theo sinh lý phụ nữ sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều, dẫn đến cơ hội chuyển phôi của mẹ được nhiều lần hơn trong 1 chu kỳ kích thích trứng. (1)

Điều trị vô sinh Điều trị vô sinh hiếm muộn càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công

Với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giai đoạn quan trọng nhất là ở lần chọc hút trứng (sau khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng). Trong suốt quá trình kích thích trứng, người mẹ sẽ biết số lượng trứng mình có trong chu kỳ này là bao nhiêu. Số lượng trứng này đối với mỗi phụ nữ đều khác nhau, tùy vào cơ địa từng người. banner tâm anh quận 7 content

Trong IVF, chỉ có khoảng 60-70% trứng trưởng thành sẽ tạo thành phôi. Khoảng 95% noãn thụ tinh với tinh trùng sau đó sẽ phát triển thành phôi ngày 2; 70-80% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 3; khoảng 50% noãn thụ tinh sẽ phát triển đến phôi ngày 5. Nghĩa là nếu nuôi cấy càng kéo dài, số phôi còn lại càng thấp.

Ví dụ: Nếu chọc hút lấy được 10 trứng trưởng thành thì số phôi trung bình có được khi nuôi cấy đến ngày 2 là 6 phôi; đến ngày 3 là 4-5 phôi, đến ngày 5 là 2-3 phôi. Đây là ước tính trung bình, mỗi trường hợp có thể khác.

Ngoài ra, phôi cũng được phân loại thành phôi loại 1, phôi loại 2 và phôi loại 3 tùy theo chất lượng phôi. Tuy nhiên, chất lượng của các loại phôi cũng không quá khác biệt, nên bạn cũng không nên quá lo lắng nếu chỉ có phôi loại 2 hoặc 3 mà không có phôi loại 1.

Khả năng làm tổ của một phôi, nghĩa là khả năng có thai của một phôi khi cấy vào tử cung là khoảng 15-20% với phôi ngày 2; khoảng 20-25% với phôi ngày 3; 30-35% nếu là phôi ngày 5. Phụ nữ tuổi càng cao thì tỉ lệ thành công giảm dần.

2. Điều trị càng sớm càng có nhiều cơ hội thành công

Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh hiếm muộn. Với những ca bị vô sinh hiếm muộn nhiều năm, nguyên nhân gây vô sinh phức tạp (tinh trùng của người chồng quá ít, quá yếu…; hay người vợ có tiền sử kích thích buồng trứng quá mức, lạc nội mạc tử cung…, chắc chắn quá trình “đi tìm con yêu” sẽ khó khăn, vất vả hơn.

Vì vậy, theo khuyến cáo, nếu sau một năm không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn chưa có con, các cặp vợ chồng cần đi khám sớm nhằm tìm ra nguyên nhân và tình trạng đang gặp để kịp thời điều trị. (2)

3. Trình độ kỹ thuật thực hiện

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện là người không chỉ có chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm. Đặc biệt với những ca mà nguyên nhân vô sinh hiếm muộn phức tạp, bác sĩ sẽ phải quyết định có cần thực hiện các kỹ thuật liên quan chuyên sâu như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI), nuôi trứng non rồi cho thụ tinh… hay không.

Kỹ thuật được tiến hành chính xác không chỉ quyết định tỷ lệ thành công của ca thụ tinh trong ống nghiệm, giúp giảm chi phí, thời gian tiến hành mà còn giúp tránh được những rủi ro về sức khỏe cho người mẹ.

thu-tinh-trong-ong-nghiem Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Bệnh nhân cần tìm đến bệnh viện lớn, có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tay nghề cao, được hội đồng y khoa trong nước và quốc tế công nhận để sớm có cơ hội làm cha mẹ.

Theo thống kê ở các ca thụ tinh trong ống nghiệm, nguy cơ tổn thương ruột, nội tạng gây xuất huyết nội trong quá trình sử dụng kim đâm để chọc hút trứng, phải cấp cứu là khoảng 0,1%; bệnh nhân bị hội chứng quá kích buồng trứng khi tiêm thuốc kích thích rụng trứng là 1-2%. Những nguy cơ này có thể được kiểm soát nếu thực hiện ở những bệnh viện lớn, nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ thực hiện có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại.

Việt Nam được đánh giá là nước thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hiệu quả hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Thậm chí rất nhiều người nước ngoài đã tìm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội có con cho mình. Vì vậy, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn tại Việt Nam không cần phải đi đâu xa để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Ngay tại nước nhà, may mắn vẫn có thể đến với mình khi chọn được nơi điều trị vô sinh hiếm muộn đạt tiêu chuẩn quốc tế và bác sĩ có tay nghề cao.

4. Phòng LAB đạt chuẩn “phòng sạch”, kỹ thuật viên tay nghề cao

Thụ tinh trong ống nghiệm và các kỹ thuật liên quan đòi hỏi phải có phòng nuôi cấy trứng non, nuôi cấy phôi đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, trong đó gồm tiêu chí vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu nhất. Bởi trứng non hay phôi khi nuôi cấy ở môi trường bên ngoài tử cung người mẹ rất dễ bị vi khuẩn, bào tử nấm mốc, virus… trong không khí tấn công, ảnh hưởng đến sự phát triển thậm chí ngưng phát triển. Có thể nói, tiêu chuẩn phòng sạch (clean room) đóng vai trò quan trọng vào sự thành bại của thụ tinh trong ống nghiệm.

Labo IVFTA đạt chất lượng quốc tế về tiêu chuẩn phòng sạch
Phòng LAB IVFTA đạt chất lượng quốc tế về tiêu chuẩn phòng sạch

Tuy nhiên để đầu tư và đảm bảo chất lượng phòng sạch theo tiêu chuẩn quốc tế là điều rất ít bệnh viện hiện nay có khả năng thực hiện. Ngoài chi phí đầu tư cao, việc xây dựng phòng sạch phải tiến hành đồng bộ ngay từ ban đầu, đội ngũ nhân viên làm việc trong khu vực phòng labo (phòng nuôi cấy khi thụ tinh trong ống nghiệm) phải được đào tạo kiến thức nâng cao về kỹ thuật kiểm soát chất lượng không khí; quy trình thao tác hàng ngày nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng không khí… Đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ có một vài đơn vị hỗ trợ sinh sản có labo đạt tiêu chuẩn phòng sạch, trong đó có đơn vị hỗ trợ sinh sản của bệnh viện Tâm Anh (IVFTA).

5. Tham khảo chừng mực các kinh nghiệm làm IVF thành công được chia sẻ trên mạng

Trong quá trình thực hiện IVF, chị em thường có tâm lý tìm hiểu và tiếp thu các kinh nghiệm dân gian truyền miệng để cải thiện độ dày niêm mạc, tăng khả năng phôi bám thành công như ăn nhiều bơ, sầu riêng, cá chép có trứng, lòng trắng trứng gà, uống sữa đậu nành, kiêng tắm, nằm bất động… Những kinh nghiệm dân gian cần tiếp thu một cách chừng mực, chủ yếu để tạo tâm lý thoải mái và an tâm – một yếu tố rất quan trọng để chuyển phôi IVF thành công.

Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn uống bình thường và vận động nhẹ nhàng trong thời gian sau chuyển phôi. Để ăn tâm hơn, bạn có thể thực hiện theo một số lời khuyên khoa học và hợp lý như:

Trước khi chuyển phôi

Các cặp đôi nên chuẩn bị sức khỏe trước khi làm IVF khoảng vài tháng để có thể lực và tâm lý tốt nhất như:

  • Dinh dưỡng: cả 2 vợ chồng để cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ tất cả các nhóm chất dinh dưỡng. Riêng đối với người chồng, nên ăn thực phẩm chứa nhiều sắt kẽm như thịt bò, sò huyết và tăng khẩu phần ăn khi gần đến ngày lấy tinh trùng.
  • Vận động: Trong thời gian lên kế hoạch chuẩn bị tiến hành IVF, cả 2 nên tham gia các môn thể thao yêu thích và phù hợp để nâng cao thể lực thể chất và tinh thần. Nên đi du lịch để có tâm lý vui vẻ và thoải mái trước khi bước vào quá trình làm IVF.
  • Quan hệ vợ chồng: Trước khi chuyển phôi 24 tiếng, vợ chồng không quan hệ tình dục.
  • Khi chuẩn bị chọc hút trứng, người vợ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ như: Không trang điểm, không sử dụng nước hoa, không sơn móng tay chân,… nhằm đảm bảo vệ sinh và sự an toàn cho việc chọc hút trứng thành công.

Sau khi chuyển phôi

Trong thời gian này các cặp đôi cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi và các vấn đề trong sinh hoạt khác:

  • Dinh dưỡng: nên bổ sung đạm từ thịt gà, thịt bò, thịt heo, hàu, tôm, cua, sữa. Tránh ăn chua cay và các chất kích thích như tiêu, ớt, cà phê, bia, rượu, hút …. Tránh ăn quá mặn; Không ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Ăn nhiều rau, chất xơ, uống nước hoa quả và dùng thực phẩm hợp vệ sinh để tránh táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian này. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh bơ và sầu riêng… giúp làm dày tử cung và tốt cho trứng của người phụ nữ nên bạn cũng chỉ nên ăn một cách chừng mực, không nên quá lạm dụng.
  • Vận động: sau khi chuyển phôi nên đi lại nhẹ nhàng, không đi cầu thang. Một số kinh nghiệm dân gian khuyên chị em nên nằm bất động trong thời gian này. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ sau khi chuyển phôi là tư thế không tự nhiên của một cơ thể đang hoạt động nên có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi. Phôi thai làm tổ và bám vào tử cung người mẹ trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày kể từ ngày thụ thai (tức là 3-5 ngày kể từ ngày chuyển phôi). Trong khoảng thời gian phôi làm tổ, bạn nên nằm nghỉ ngơi bình thường và thư giãn để tăng khả năng bám dính của phôi.
  • Quan hệ vợ chồng: Vợ chồng không quan hệ trong thời gian này. Trách gây động và kích thích vì sẽ gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến phôi thai.
  • Vệ sinh cá nhân: Có thể tắm hằng ngày nhưng lưu ý là nên tắm nhẹ nhàng bằng tắm nước ấm. Nên thay quần lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ.
  • Tâm lý: Trong thời gian này nên tránh xem phim đọc sách mang tính chất bạo lực, kích động mạnh dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Bên cạnh đó, không nên quá tập trung suy nghĩ đến kết quả sắp tới để rồi có tâm lý lo lắng và suy nghĩ bi quan. Thay vào đó, nên suy nghĩ đến những điều làm bạn vui hoặc giải trí nhẹ nhàng bằng cách nghe nhạc nhẹ, xem phim vui nhộn, đọc sách báo…

Tìm hiểu thêm về Labo IVFTA của Tâm Anh

Ngay từ ban đầu, bệnh viện Tâm Anh đã chú trọng vào các tiêu chuẩn quốc tế trong việc xây dựng hệ thống phòng labo nhằm phục vụ tốt nhất quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Trang thiết bị hiện đại nhất được nhập khẩu đồng bộ từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp; hệ thống quản trị chất lượng toàn diện cho labo được đưa vào áp dụng, nhằm nâng cao tỷ lệ có thai cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn khi gửi gắm niềm tin vào IVFTA. Song song đó, IVFTA có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm điều trị vô sinh hiếm muộn cho hàng trăm bệnh nhân, thường xuyên tham dự hội thảo, báo cáo nghiệp vụ trong và ngoài nước.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Đặc biệt, nhằm tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng (yếu tố tâm lý góp phần quan trọng vào sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm), tại IVFTA, bệnh nhân có thể chọn giáo sư, bác sĩ mà mình mong muốn điều trị, ngay cả khi bác sĩ đó không công tác chính tại bệnh viện Tâm Anh. Với uy tín của mình, IVFTA sẽ mời giáo sư, bác sĩ ấy trực tiếp tiến hành kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cho bệnh nhân.

Từ khóa » Tô Khả Nghiêm Và Hình Thiên Nham