50 Bài Tập Trắc Nghiệm Lực Từ Có đáp án Chi Tiết (phần 1)
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Với 50 bài tập trắc nghiệm Lực từ (phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm Lực từ (phần 1).
- Bài tập trắc nghiệm Lực từ
- Bài tập tự luyện Lực từ
50 bài tập trắc nghiệm Lực từ có đáp án (phần 1)
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
Quảng cáoA. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 90° xung quanh đường sức từ.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
Câu 2: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta được lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương nằm ngang hướng từ phải sang trái.
Câu 3: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
Quảng cáoA. vặn đinh ốc 1.
B. vặn đinh ốc 2.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc bàn tay trái.
Câu 4: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,8 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 60°. Biết dòng điện I = 20 A và dây dẫn chịu một lực là F = 2.10-2 N. Độ lớn của cảm ứng từ là
A. 0,8.10-3 T. B. 10-3 T. C. 1,4.10-3 T D. 1,6.10-3 T.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 5: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,5 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 45°. Biết cảm ứng từ B = 2.10-3 T và dây dẫn chịu lực từ F = 4.10-2 N. Cường độ dòng điện trong dây dẫn là
A. 20 A. B. 20√2 A. C. 40√2 A. D. 40 A.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Câu 6: Một đoạn dây dẫn đặt trong từ trường đều. Nếu chiều dài dây dẫn và cường độ dòng điện qua dây dẫn tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. không đổi.
Lời giải:
Chọn đáp án C
F = B.I.l.sinα, nếu I và l đồng thời tăng 2 lần thì F tăng 4 lần.
Quảng cáoCâu 7: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5 cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằm ngang. Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5 T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2 A. Nếu lấy g = 10 m/s2 thì góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là
A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 75°.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Các lực tác dụng lên đoạn dây là P→, F→, T→
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
Lời giải:
Chọn đáp án D
Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.
Lời giải:
Chọn đáp án C
- Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
- Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
- Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.
Quảng cáoCâu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt tác dụng lực
B. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều dài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
C. Độ lớn của cảm ứng từ được xác định theo công thức không phụ thuộc vào cường độ dòng điện I và chiều đài đoạn dây dẫn đặt trong từ trường
D. Cảm ứng từ là đại lượng vectơ
Lời giải:
Chọn đáp án B
Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường tại một điểm về phương diện tác dụng lực, phụ thuộc vào bản thân từ trường tại điểm đó.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với chiều dài của đoạn dây.
C. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện được xác định theo công thức F = B.I.l.sinα
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là Đúng?
Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ.
A. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện.
B. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện.
C. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα ta thấy khi dây dẫn song song với các đường cảm ứng từ thì α = 0, nên khi tăng cường độ dòng điện thì lực từ vẫn bằng không.
Câu 13: Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là:
A. 0,4 (T).
B. 0,8 (T).
C. 1,0 (T).
D. 1,2 (T).
Lời giải:
Chọn đáp án B
Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα với α = 90°, l = 5 (cm) = 0,05 (m), I = 0,75 (A), F = 3.10-2 (N). Cảm ứng từ của từ trường đó có độ lớn là B = 0,8 (T).
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì
A. lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
B. lực từ chỉ tác dụng vào trung điểm của đoạn dây.
C. lực từ chỉ tác dụng lên đoạn dây khi nó không song song với đường sức từ.
D. lực từ tác dụng lên đoạn dây có điểm đặt là trung điểm của đoạn dây.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I đặt trong từ trường đều thì lực từ tác dụng lên mọi phần của đoạn dây.
Câu 15: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2(N). Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là:
A. 0,5°
B. 30°
C. 60°
D. 90°
Lời giải:
Chọn đáp án B
Áp dụng công thức F = B.I.l.sinα với l = 6 (cm) = 0,06 (m), I = 5 (A), F = 7,5.10-2 (N) và B = 0,5 (T) ta tính được α = 30°
Câu 16: Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có
A. phương ngang hướng sang trái.
B. phương ngang hướng sang phải.
C. phương thẳng đứng hướng lên.
D. phương thẳng đứng hướng xuống.
Lời giải:
Chọn đáp án A
Áp dụng quy tắc bàn tay trái.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và vuông góc với hai dòng điện.
B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
C. Hai dòng điện thẳnh song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện.
Lời giải:
Chọn đáp án C
Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.
Câu 18: Khi tăng đồng thời cường độ dòng điện trong cả hai dây dẫn thẳng song song lên 3 lần thì lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của mỗi dây sẽ tăng lên:
A. 3 lần
B. 6 lần
C. 9 lần
D. 12 lần
Lời giải:
Chọn đáp án C
Áp dụng công thức , khi tăng đồng thời I1 và I2 lên 3 lần thì F tăng lên 9 lần.
Câu 19: Hai dây dẫn thẳng, dài song song và cách nhau 10 (cm) trong chân không, dòng điện trong hai dây cùng chiều có cường độ I1 = 2 (A) và I2 = 5 (A). Lực từ tác dụng lên 20 (cm) chiều dài của mỗi dây là:
A. lực hút có độ lớn 4.10-6 (N)
B. lực hút có độ lớn 4.10-7 (N)
C. lực đẩy có độ lớn 4.10-7 (N)
D. lực đẩy có độ lớn 4.10-6 (N)
Lời giải:
Chọn đáp án A
Áp dụng công thức , hai dòng điện cùng chiều nên hút nhau.
Câu 20: Hai dây dẫn thẳng, dài song song đặt trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây có cùng cường độ 1 (A). Lực từ tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây có độ lớn là 10-6(N). Khoảng cách giữa hai dây đó là:
A. 10 (cm)
B. 12 (cm)
C. 15 (cm)
D. 20 (cm)
Lời giải:
Chọn đáp án D
Áp dụng công thức , với I1 = I2 = 1 (A), F = 10-6 (N) ta tính được r = 20 (cm).
Câu 21: Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là:
Lời giải:
Chọn đáp án C
Áp dụng công thức
Câu 22: Hai vòng dây tròn cùng bán kính R = 10 (cm) đồng trục và cách nhau 1(cm). Dòng điện chạy trong hai vòng dây cùng chiều, cùng cường độ I1 = I2 = 5 (A). Lực tương tác giữa hai vòng dây có độ lớn là
A. 1,57.10-4 (N)
B. 3,14.10-4 (N)
C. 4.93.10-4 (N)
D. 9.87.10-4(N)
Lời giải:
Chọn đáp án B
Áp dụng công thức với l = 2.π.R
Câu 23: Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều. Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung
B. Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ
C. Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng
D. Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền
Lời giải:
Chọn đáp án A
Khi vectơ cảm ứng từ song song với cạnh của khung thì không có lực từ tác dụng lên cạnh của khung.
Câu 24: Một khung dây dẫn phẳng, diện tích S, mang dòng điện I đặt trong từ trường đều B, mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung dây là:
A. M = 0
B. M = IBS
C. M = IB/S
D. M = IS/B
Lời giải:
Chọn đáp án B
Mômen ngẫu lực từ có giá trị M = IBS
Câu 25: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây
A. bằng không
B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây
C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng kéo dãn khung
D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng nén khung
Lời giải:
Chọn đáp án C
Dùng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của lực từ tác dụng lên từng đoạn dây dẫn.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Một đoạn dây dẫn CD = l mang dòng điện I chạy qua đặt trong từ trường sao cho CD song song với các đường sức từ. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây CD là
A. F= BIlcos α
B. F=0
C. F= BISsin α
D. F= BIl
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện tỉ lệ với cảm ứng từ
B. Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện tỷ lệ với cường độ dòng điện
C. Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điệnvuông góc với phần tử dòng điện
D. Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện cùng hướng với từ trường
Bài 3: Một dây dẫn được gập thành khung dây có dạng tam giác vuông MNP. Cạnh MN = 60 cm, NP = 800 cm. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 10–2 T vuông góc với mặt phẳng khung dây có chiều như hình vẽ. Cho dòng điện I có cường độ 10 A vào khung dây theo chiều MNPM. Lực từ tác dụng vào các cạnh MN, NP, PM lần lượt là
A. 0,06 N, 0,08 N, 0,1 N. Lực từ có tác dụng nén khung
B. 0,06 N, 0,08 N, 0,1 N. Lực từ có tác dụng dãn khung
C. 0,03 N, 0,04 N, 0,07 N. Lực từ có tác dụng nén khung
D. 0,03 N, 0,04 N, 0,07 N. Lực từ có tác dụng dãn khung
Bài 4: Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhau một khoảng 20 cm. Dòng điện trong hai dây dẫn có cường độ lần lượt là 5 A và 10 A, chạy cùng chiều nhau. Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây có chiều dài 5 dm của mỗi dây là:
A. 0,25π.10-4 N.
B. 0,25.10-4 N.
C. 2,5.10-6 N.
D. 0,25.10-3 N.
Bài 5: Thành phần nằm ngang của từ trường trái đất bằng 3.10-5 T, còn thành phần thẳng đứng rất nhỏ. Một đoạn dây dài 100 m mang dòng điện 1400 A đặt vuông góc với từ trường trái đất thì chịu tác dụng của lực từ:
A. 2,2 N.
B. 3,2 N.
C. 4,2 N.
D. 5,2 N.
Bài 6: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm mang dòng điện I = 5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác:
A. 1,2.10-3N.
B. 1,5.10-3N.
C. 2,1.10-3N.
D. 1,6.10-3N.
Bài 7: Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T hợp với đường cảm ứng từ một góc 30o. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5 A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Chiều dài đoạn dây dẫn là:
A. 32 cm.
B. 3,2 cm.
C. 16 cm.
D. 1,6 cm.
Bài 8: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:
Bài 9: Ống dây điện trên hình vẽ bị hút về phía thanh nam châm. Hãy chỉ rõ cực của thanh nam châm:
A. đầu P là cực dương, đầu Q là cực âm.
B. đầu P là cực nam, đầu Q là cực bắc.
C. đầu P là cực bắc, đầu Q là cực nam.
D. đầu P là cực âm, đầu Q là cực dương.
Bài 10: Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8 cm, AN = 6 cm mang dòng điện I = 5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3 T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ câu 27. Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên cạnh MN của tam giác:
A. 0,8.10-3 N.
B. 1,2.10-3 N.
C. 1,5.10-3 N.
D. 1,8.10-3 N.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Lý thuyết Lực từ
- Dạng 1: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng
- Trắc nghiệm Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng
- Dạng 2: Lực từ tác dụng lên 2 dây dẫn song song
- Trắc nghiệm Lực từ tác dụng lên 2 dây dẫn song song
- Dạng 3: Lực từ tác dụng lên khung dây
- Trắc nghiệm Lực từ tác dụng lên khung dây
- Bài tập Lực từ
- Bài tập Lực từ (Phần 2)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Tự Luận Lực Từ Cảm ứng Từ
-
Các Dạng Bài Tập Lực Từ Chọn Lọc Có đáp án Chi Tiết - Vật Lí Lớp 11
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 11 Lực Từ Tác Dụng Dòng điện đặt Trong Từ Trường đều
-
Các Dạng Bài Tập Lực Từ Chọn Lọc Có đáp án Chi Tiết | Vật Lí Lớp 11
-
Bài Tập Tự Luận Chương Từ Trường Và Lực Từ Vật Lý 11 - 123doc
-
90 Bài Tập Tự Luận Về Từ Trường Và Lực Từ Lớp 11 | Thư Viện Vật Lý
-
Giải Bài Tập Vật Lí 11 - Bài 20: Lực Từ. Cảm ứng Từ
-
Các Dạng Bài Tập Về Lực Từ - Cực Hay
-
Phân Loại Các Dạng Bài Tập Về Từ Trường Chương IV Vật Lý Lớp 11
-
[PDF] Bài Tập Lực Từ Cảm ứng Từ - 5pdf
-
Tất Tần Tật Về Lực Từ - Vật Lý 11
-
Bài Tập ôn Tập Từ Trường Dòng điện Môn Vật Lý Lớp 11 - Cơ Bản
-
Lý Thuyết Vật Lý 11: Bài 20. Lực Từ. Cảm ứng Từ - TopLoigiai
-
Cảm ứng Từ Và Những Bài Tập Luyện Tập Hiệu Quả - Giáo Viên Việt Nam
-
Lý Thuyết Lực Từ - Cảm ứng Từ - Vật Lý - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để