50 Bài Tập Về Bài Tập Viết Phương Trình điện Li Và Tính Nồng độ Mol ...
Có thể bạn quan tâm
Bài tập viết phương trình điện li và tính nồng độ mol các ion trong dung dịch và cách giải – Hóa học lớp 11
A. Kiến thức cần nhớ
Dạng 1: Chất điện li mạnh
1. Phương pháp giải
- Chất điện li mạnh: là các chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Bao gồm:
+ Axit mạnh như: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HI, HBr...
+ Bazơ mạnh như: KOH, NaOH, Ba(OH)2,…
+ Hầu hết các muối.
- Bước 1: Viết phương trình điện li của chất điện li mạnh
Phương trình điện li của chất điện li mạnh sử dụng mũi tên một chiều ()
VD: NaCl → Na+ + Cl-
Cân bằng phương trình sao cho:
+ Tổng số mol nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
+ Tổng điện tích trước và sau phản ứng bằng nhau.
- Bước 2: Tính nồng độ mol của ion
- Xác định số mol (hoặc nồng độ mol) của chất điện li có trong dung dịch.
- Biểu diễn số mol (hoặc nồng độ mol) lên phương trình điện li đã viết.
- Tính nồng độ mol của ion.
Chú ý: Tỉ lệ số mol bằng tỉ lệ nồng độ mol.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết phương trình điện li của các chất trong dung dịch sau: HCl, HNO3, NaOH, Ba(OH)2, NaCl, Al2(SO4)3.
Lời giải:
HCl→H++Cl−
HNO3→H++NO3−
NaOH→Na++OH−
Ba(OH)2→Ba2++2OH−
NaCl→Na++Cl−
Al2(SO4)3→2Al3++3SO42−
Ví dụ 2: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau
a) dd H2SO4 0,1M.
b) dd BaCl2 0,2M.
c) dd Ca(OH)2 0,1M.
Lời giải
a)
H2SO4→2H++SO42−
0,1 → 0,2 →0,1
KL: [H+] = 0,2M; [SO42-] = 0,1M
b)
BaCl2→Ba2++2Cl−
0,2 → 0,2 →0,4
KL: [Ba2+] = 0,2M; [Cl-] = 0,4M
c)
Ca(OH)2→Ca2++2OH−
0,1 → 0,1 → 0,2
KL: [Ca2+] = 0,1M; [OH-] = 0,2M
Dạng 2: Chất điện li yếu
1. Phương pháp giải
- Chất điện li yếu: là các chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Bao gồm:
+ Axit yếu như HF, H2SO3, H2S, HClO, HNO2, H3PO4, CH3COOH, HCOOH,…
+ Bazơ yếu như Bi(OH)3, Mg(OH)2, NH3, các amin,…
+ Một số muối của thủy ngân HgCl2, Hg(CN)2,…
- Bước 1: Viết phương trình điện li của chất điện li yếu
Trong phương trình của điện li yếu, dùng mũi tên 2 chiều ()
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
- Bước 2: Sử dụng phương pháp 3 dòng tính nồng độ các ion tại cân bằng.
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
Ban đầu: Co
Phản ứng: Co. α → Co. α Co. α
Cân bằng: Co. (1 - α) Co. α Co.α
2. Một số công thức sử dụng để giải toán
- Độ điện li : là tỉ số giữa số mol phân tử bị phân li thành ion trên tổng số mol phân tử tan trong dung dịch.
α=ndien linhoatan=CM dien liCM hoatan
Mở rộng:
- Hằng số điện li của axit
HA⇌H++A−
Ka=[H+].[A−][HA] Với [H+]; [A-]; [HA] ở trạng thái cân bằng
Ka càng lớn thì axit càng mạnh
- Hằng số điện li của bazơ
BOH⇌B++OH−
Kb=[B+].[OH−][BOH] Với [B+]; [OH-]; [BOH] ở trạng thái cân bằng
Kb càng lớn thì tính bazơ càng mạnh
3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết phương trình điện li của các chất trong dung dịch sau: HClO, H2S, H2SO3 .
Lời giải:
HClO⇌H++ClO−
H2S ⇌2H++S2−
H2SO3⇌2H++SO32−
Ví dụ 2: Tính nồng độ mol của các ion CH3COOH, CH3COO-, H+ tại cân bằng trong dung dịch CH3COOH 0,1M có α=0,0132Lời giải:
Co = 0,1M
CH3COOH ⇔ CH3COO- + H+
Ban đầu: Co
Phản ứng: Co.α → Co.α → Co.α
Cân bằng: Co. (1 - α) Co. α Co. α
[CH3COO-] = [H+] = Co.α
[CH3COO-] = [H+] = 0,1.0,0132 = 1,32.10-3M
[CH3COOH] = Co. (1 -α) = 0,1.(1 - 0,0132) = 0,09868M
B. Bài tập tự luyện
1. Đề bài
Câu 1: Phương trình điện li viết đúng làA. NaCl → Na2+ + Cl-.
B. Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-.
C. C2H5OH → C2H5+ + OH-.
D. CH3COOH → CH3COO- + H+.
Câu 2: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M có số mol của ion H+ và lần lượt là
A. 0,02 và 0,01.
B. 0,04 và 0,02.
C. 0,02 và 0,02.
D. 0,20 và 0,40.
Câu 3: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?
A. H2SO4⇄H++HSO4−.
B. H2CO3⇄H++HCO3−
C. H2SO3→H++HSO3−.
D. Na2S ⇄ 2Na++ S2−.
Câu 4: Tính nồng độ ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M biết hằng số điện li của axit đó là 2.10-5.
A. 1,5.10-6M
B. 1,4.10-3M
C. 2.10-5M
D. 1,5 .10-5M
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và NaCl 1M. Số mol của các ion Na+, Cl-, H+ trong dung dịch X lần lượt là:
A. 0,2; 0,2; 0,2
B. 0,1; 0,2; 0,1
C. 0,2; 0,4; 0,2
D. 0,1; 0,4; 0,1
Câu 6: Trộn 150ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,5M
B. 1M
C. 1,5M
D. 2M
Câu 7: Cho dung dịch AlCl3 0,4M. Nồng độ ion Al3+ và Cl- lần lượt là
A. 0,2 và 0,6
B. 0,2 và 0,3
C. 0,4 và 1,2
D. 0,6 và 0,2
Câu 8: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-].
D. [H+] < 0,10M.
Câu 9: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] < [NO3-].
C. [H+] > [NO3-].
D. [H+] < 0,10M.
Câu 10: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3M thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là
A. 0,38M.
B. 0,22M.
C. 0,19M.
D. 0,11M.
Câu 11: Nồng độ mol/l của ion H+ trong dung dịch H2SO4 là 60% (D = 1,503 g/ml) là:
A. 12,4M
B. 14,4M
C. 16,4M
D. 18,4M
Câu 12: Độ điện li của dung dịch CH3COOH trong dung dịch 0,01M là 4,25%. Nồng độ ion H+ trong dung dịch này là bao nhiêu?
A. 4,25.10-1M
B. 4,25.10-2M
C. 8,5.10-1M
D. 4,25.10-4M
Câu 13: Cho dung dịch HNO2 0,01 M, biết hằng số phân ly Ka = 5.10-5. Nồng độ mol/ lít của NO2- trong dung dịch là
A. 5.10-4
B. 6,8. 10-4
C. 7,0.10-4
D. 7,5.10-4
Câu 14: Nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch CH3COOH 0,1M là 0,0013M. Độ điện li của axit CH3COOH là
A. 1,35%
B. 1,3%
C. 0,135%
D. 0,65%
Bài 15: Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M trộn với 180 ml dung dịch H2SO4 3M để được một dung dịch có nồng độ mol của H+ là 4,5M?
A. 108
B. 216
C. 324
D. 54
2. Đáp án tham khảo
1B | 2B | 3B | 4B | 5C | 6B | 7C | 8D | 9A | 10A |
11D | 12D | 13C | 14B | 15A |
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 11 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Trắc nghiệm lý thuyết Chương 1 Sự điện li có lời giải
Bài tập áp dụng định luật bảo toàn điện tích và cách giải
Cách xác định pH của dung dịch axit, bazơ mạnh
Bài tập pha loãng, pha trộn các chất điện li để được pH định trước và cách giải
Cách xác định pH của dung dịch sau pha trộn hay nhất
Từ khóa » Cách Viết Phương Trình điện Li Lớp 11
-
Cách Viết Phương Trình điện Li Chi Tiết Nhất - TopLoigiai
-
Phương Trình điện Li – Cách Viết Và Các Dạng Bài Tập Lớp 11
-
Hướng Dẫn Cách Viết Phương Trình điện Li - YouTube
-
Các Dạng Bài Tập Hoá 11 Chương Sự Điện Li Cần Nắm Vững
-
Phương Trình điện Li - Cách Viết Và Các Dạng Bài Tập Lớp 11
-
Viết Phương Trình điện Li
-
Hướng Dẫn Viết Phương Trình Điện Li (Hóa Lớp 11)-Em Yêu Hóa Học.
-
Phương Trình điện Li Cách Viết Và Các Dạng Bài Tập Lớp 11
-
Bài Tập Về Sự điện Li, Chất điện Li, Viết Phương Trình điện Li Hay, Chi Tiết
-
Cách Viết Phương Trình điện Li Lớp 11
-
Hướng Dẫn Cách Viết Phương Trình điện Li Rút Gọn Với Chương ...
-
Bài 1 Trang 22 Sgk Hóa 11, Viết Phương Trình điện Li Của Các Chất Sau
-
Các Dạng Bài Tập Sự điện Li Chọn Lọc, Có đáp án Chi Tiết - Haylamdo
-
Phương Trình Điện Li Là Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm ...