50 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Xu Thế Toàn Cầu Hóa Thường Gặp

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 12Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 12

Tổng hợp kiến thức trọng tâm về xu thế toàn cầu hóa, 30 câu hỏi trắc nghiệm xu hướng toàn cầu hóa thường gặp trong ôn tập và kiểm tra Lịch sử 12

Danh sách câu hỏi Đáp án

Trước khi đến với bộ tài liệu trắc nghiệm Xu hướng toàn cầu hóa với 30 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức cơ bản, cùng củng cố lại nội dung kiến thức về xu hướng toàn cầu hóa ngay sau đây:

Toàn cầu hóa là gì

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Biểu hiện của toàn cầu hóa

- Quan hệ thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng của (giá trị trao đổi tăng lên 12 lần). - Các công ty xuyên quốc gia phát triển và có tác động to lớn đến toàn cầu hóa, giá trị trao đổi tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu. - Các công ty nhất là công ty khoa học - kỹ thuật có xu hướng sáp nhập và hợp nhất thành những tập đoàn lớn. - Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…) lần lượt ra đời.

Tác động của xu thế toàn cầu hóa

Tác động tích cực

- Toàn cầu hóa thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). - Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Tác động tiêu cực

-  Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội - Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia. => Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển.

Top 30 câu hỏi trắc nghiệm xu hướng toàn cầu hóa

Câu 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. thương mại thế giới phát triển mạnh B. vai trò công ty xuyên quốc gia giảm C. các nước nâng cao quyền tự chủ về kinh tế D. đầu tư ra nước ngoài giảm nhanh Câu 2. Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là A. tăng trưởng kinh tế toàn cầu. B. tăng cường sự hợp tác quốc tế. C. thúc đẩy sản xuất phát triển. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 3. Tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là A. tăng trưởng kinh tế toàn cầu. B. tăng cường sự hợp tác quốc tế. C. thúc đẩy sản xuất phát triển. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 4. Tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa làm A. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. B. thúc đẩy tự do hóa thương mại. C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. thúc đẩy sản xuất phát triển. Câu 5. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, đầu tư nước ngoài ngày càng tăng được biểu hiện ở lĩnh vực nào sau đây? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Xây dựng D. Dịch vụ Câu 6. Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là A. Cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia B. Gia tăng nhanh chóng khoảng các giàu nghèo C. Các nước phải phụ thuộc lẫn nhau D. Nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng Câu 7. Trong xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay và để đảm bảo sự lâu dài, hiệu quả mỗi quốc gia nên chọn phát triển theo hướng A. năng động. B. sáng tạo. C. bền vững. D. liên tục. Câu 8. Ưu điểm của giai đoạn hội nhập dọc toàn cầu hóa? A. Củng cố và bảo đảm được vị thế của doanh nghiệp B. Giảm bớt áp lực của nhà cung cấp, khách hàng, kênh phân phối C. Bảo vệ được bí mật công nghệ D. Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 9. Đâu là sự khác biệt giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa: A. Là sự mở rộng, gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế B. Giúp khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả trên quy mô lớn C. Loại bỏ các trở ngại về rào cản trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia D. Làm gia tăng về cường độ và khối lượng của các quan hệ kinh tế quốc tế Câu 10. Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả nào dưới đây : thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước, đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế? A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu B. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước C. làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước D. đẩy mạnh đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa? A. Chiến tranh xảy ra trên toàn cầu B. Thị trường quốc tế mở rộng C. Thương mại thế giới phát triển mạnh D. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh Câu 12. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội? A. Nhận chuyển giao các công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm. B. Đón đầu được công nghệ hiện đại và áp dụng vào sản xuất. C. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới. D. Phá bỏ hàng rào thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Câu 13. Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ? A. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước. B. Nhu cầu giao lưu quốc tế, trao đổi hàng hóa ngày càng tăng. C. Dỡ bỏ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ.... D. Sự ra đời và vai trò ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia. Câu 14. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào? A. Tìm cách lũng loạn nền kinh tế nước khác. B. Đều có ý đồ thao túng thị trường nước khác. C. Cố gắng bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. D. Hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương. Câu 15. Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là A. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập. B. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới. C. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. D. Quản lý, sử dụng chưa có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài. Câu 16.

Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược? A. Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới C. Kết quả của việc thu hút nguồn lực vào các nước đang phát triển D. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu Câu 17. Tính hai mặt của toàn cầu hóa là A. tạo ra - Ai lớn cho các nước tư bản và xã hội chủ nghĩa. B. tạo ra thách thức lớn cho tất cả các nước chân và các nước xã hội chủ nghĩa. C. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc cho tất các nước. D. vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Câu 18. Ý nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho tất cả các quốc gia trên thế giới? A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực. C. Các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật - Công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài. D. Sự xung đột và giao thoa giữa các nền văn hóa. Câu 19. Sự tồn tại của toàn cầu hóa là: A. sự bùng nổ tức thời của kinh tế thế giới. B. sự tồn tại tạm thời trong quá trình phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. C. Xu thế chủ quan của các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. D. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Câu 20. Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của: A. sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. B. cách mạng khoa học - công nghệ. C. sự sáp nhập của các công ty thành các tập đoàn lớn. D. sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Câu 21. Bản chất của quá trình toàn cầu hóa là: A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. B. sự gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. C. tạo nên sự phát triển vượt bậc cho nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc. D. sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Câu 22. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược là vì C. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển D. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới A. Kết quả của quá trình tăng lên mạnh mẽ của lực lượng sản xuất B. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phản ánh mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa D. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước A. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn Câu 24. Toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của A. Khoa học – công nghệ. B. Kinh tế - tài chính. C. Lực lượng sản xuất. D. Liên kết khu vực. Câu 25.

Biểu hiện không đúng của xu thế toàn cầu hóa là A. sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. C. sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). B. Mĩ và Nhật Bản kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật và được kéo dài vĩnh viễn. Câu 26. Mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa là D. tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. B. kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. C. hạn chế sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế A. hạn chế sự tăng trưởng kinh tế. Câu 27. Nhận xét nào dưới đây là hạn chế của xu thế toàn cầu hóa? A. Tạo nên sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế. B. Sự ngăn cách giàu ngheo trong từng nước và giữa các nước. C. Làm thay đổi về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực. D. Đẩy nhanh sự phân hóa về lực lượng sản xuất trong xã hội Câu 28. Xu thế toàn cầu hóa đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này A. chưa có tính đoàn kết dân tộc. B. có sự phân hóa giàu nghèo. C. có trình độ sản xuất thấp. D. chưa có bản sắc văn hóa dân tộc. Câu 29. Trong xu thế toàn cầu hóa từ những năm 80 của thế kỉ XX, nền thương mại quốc tế có sự thay đổi như thế nào? A. Phát triển nhanh chóng. B. Rất thiếu bền vững. C. Diễn ra một chiều. D. Ngày càng suy yếu.

đáp án Trắc nghiệm Xu thế toàn cầu hóa

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 16A
Câu 2DCâu 17D
Câu 3DCâu 18C
Câu 4DCâu 19D
Câu 5DCâu 20B
Câu 6BCâu 21B
Câu 7CCâu 22A
Câu 8DCâu 23D
Câu 9CCâu 24C
Câu 10BCâu 25B
Câu 11ACâu 26D
Câu 12BCâu 27B
Câu 13CCâu 28C
Câu 14DCâu 29A
Câu 15B

Điền Chính Quốc (Tổng hợp) Facebook twitter linkedin pinterestChiến lược toàn cầu của Mỹ : Kiến thức trọng tâm và trắc nghiệm thường gặp

Chiến lược toàn cầu của Mỹ : Kiến thức trọng tâm và trắc nghiệm thường gặp

Trắc nghiệm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trắc nghiệm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trắc nghiệm nội chiến Trung Quốc (1946 - 1949)

Trắc nghiệm nội chiến Trung Quốc (1946 - 1949)

Trắc nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Trắc nghiệm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954)

Kháng chiến chống Mỹ : Kiến thức cơ bản và trắc nghiệm thường gặp

Kháng chiến chống Mỹ : Kiến thức cơ bản và trắc nghiệm thường gặp

40 câu trắc nghiệm Cách mạng Tháng Tám 1945 độ khó trung bình

40 câu trắc nghiệm Cách mạng Tháng Tám 1945 độ khó trung bình

X

Từ khóa » Toàn Cầu Hóa Là Gì Trắc Nghiệm