50 Loài Loài Sinh Vật, Quái Vật Biển Sâu Cực đẹp.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Mực mỏ heo có phần giống heo

1. Mực mỏ heo

Mực mỏ heo là một loài mực nhỏ thuộc giống Helicocranchia, sống gần bề mặt đại dương ở độ sâu từ 100 – 200m. Kích thước trung bình của một chú mực mỏ heo trưởng thành khoảng 100mm.

Mực mỏ heo có bộ phận như mũi lợn

Cơ thể chúng được cấu tạo từ một chiếc phễu lớn với những chiếc vây có chức năng như mái chèo nhỏ. Ngoài ra, phía trên mắt loài mực này còn có các xúc tu nhỏ trong giống như những lọn tóc.

Những chú mực đã trưởng thành trong quan hệ tình dục sẽ bị mất một vài xúc tu và chuyển dần sang màu đỏ. Trong chiếc phễu lớn của nó – hay chính là phần thân có chứa một miếng đệm giống như sống lưng. Ba nhú trồi lên chính là các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó, mực mỏ heo còn có cơ quan phát sáng nằm sau đôi mắt to, giúp di chuyển thuận lợi trong điều kiện tối như hũ nút.

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu kỹ hơn về loài mực có hình dạng đáng yêu này. Điều đặc biệt nhất khiến mực mỏ heo khác so với những loài mực khác đó là chúng bơi khi cơ thể đang lộn ngược.

Mực mỏ heo trông rất dễ thương

2. Pyura chilensis

Pyura chilensis là loài động vật biển có vỏ được tìm ra bởi Juan Ignacio Molina vào năm 1782. Chúng thuộc lớp Ascidiacea – loài sinh vật không xương sống và không di chuyển được.

P.chilensis khoác lên mình một lớp vỏ dày cấu tạo bởi xenlulo – một kết cấu ma trận phân tử vững chắc giúp cho chúng có thể gắn nội tạng của mình vào bề mặt bên trong.

Nhưng không chỉ có lớp vỏ thô cứng, phần bên trong của lớp áo giáp này còn được đệm lót bằng một lớp biểu bì và những múi cơ. Phần chính của P.chilensis nằm ở phía trong cùng.

Hình ảnh Pyrura chilensis

Hình ảnh Pyrura chilensis

Pyura chilensis còn được gọi là đá máu

P.chilensis thường được tìm thấy ở các bãi đất nhô lên khi thuỷ triều xuống tại Chile và Peru. Cơ thể chúng có 2 ống xi-phông kết nối với môi trường biển bên ngoài, một để hít vào và một để thở ra.

Chúng hấp thụ thức ăn bằng cách hít nước vào, lọc ra các vi tảo có thể ăn được thông qua lối họng có chứa chất nhày, sau đó thở lại nước ra biển bằng ống xi-phông còn lại.

P. chilensis sinh ra đã là con đực sau đó ở tuổi dậy thì sẽ trở thành lưỡng tính và sinh sản bằng cách ném những “đám mây tinh trùng và trứng” thả trôi vào vùng nước xung quanh.

Nếu sự va chạm giữa trứng và tinh trùng thành công, nòng nọc sẽ xuất hiện và cuối cùng “định cư” vào trong một tảng đá nào đó để phát triển thành con trưởng thành.

Máu của P.chilensis rất tinh khiết nhưng chứa nồng độ rất cao nguyên tố hóa học bí ẩn và hiếm có tên gọi là vanadi. Nồng độ này có thể gấp 10 triệu lần so với mức được tìm thấy trong nước biển.

Pyrura chilensis trông khá kỳ lạ

 

Tuy nhiên, câu hỏi tại sao và làm thế nào loài động vật này có thể tích luỹ một khối lượng lớn vanadi đến thế vẫn chưa có nhà khoa học nào giải thích được.

Trên các bãi biển của Chile, P. chilensis bị đánh bắt rất nhiều và trở thành một loại thức ăn chủ yếu. Ngư dân thường dùng cưa tay cắt P.chilensis thành các lát mỏng, sau đó dùng ngón tay tách lấy phần thịt ra khỏi vỏ. Thịt của chúng có thể bán tươi sống hoặc đóng hộp để xuất khẩu.

3. Sứa velela

Sứa velella (tên khoa học là Velella Velella) là một chi của thủy tức, sống trôi nổi trên bề mặt đại dương. Chúng còn có tên khác như “chiếc bè trên biển”, “cánh buồm nhỏ”…

Sứa velela rất dễ thương

Sứa velela rất dễ thương

Hình ảnh sứa velela

Một velella trưởng thành có độ dài không quá 7cm, cơ thể thường có màu xanh đậm, trong suốt giống như chiếc giấy bóng kính với cánh buồm cứng nhỏ ở phía trên giúp nó đón gió và di chuyển trên mặt biển.

Sứa Velella là loài vật ăn thịt. Chúng săn sinh vật phù du bằng những xúc tu chứa chất độc. Mặc dù những chất độc này có thể làm hại đến con mồi nhưng hầu như không ảnh hưởng đến con người bởi chúng không thể đi qua da.

Hình ảnh sứa velela

 

Sứa velela có bề ngoài rất dễ thương

Velella Velella sinh sống tại vùng nước ấm và ôn đới ở tất cả các đại dương trên toàn thế giới. Nó không bao giờ chạm hoặc thậm chí là đến gần đáy đại dương, giai đoạn duy nhất Velella chìm hẳn xuống nước là giai đoạn ấu trùng mà thôi.

4. Giun thông giáng sinh (Christmas tree worm)

Loài giun này có tên khoa học là Spirobranchus giganteus, phân bố rộng rãi khắp các đại dương nhiệt đới trên thế giới, từ vùng biển Caribbean cho đến Ấn Độ – Thái Bình Dương. Chúng thường được tìm thấy khi “cắm đầu” vào các rạn san hô lớn dưới đáy biển.

Hình ảnh giun cây thông dễ thương

Hình ảnh giun cây thông dễ thương

Giun cây thông dễ thương

Đúng như cái tên, điểm đặc biệt dễ nhận thấy nhất của loài giun này đó là hai “chiếc vương miện” giống như 2 cây thông Giáng sinh. Những cây thông này có nhiệm vụ vận chuyển bất cứ sinh vật nào mắc kẹt trong đó vào… miệng con giun.

Ngoài ra, đây còn là cơ quan hô hấp của chúng, làm việc giống như “mang”. Giống như các loài giun khác, Spirobranchus giganteus có cơ thể hình ống, viền xung quanh bao phủ nhiều lông và các chi rất nhỏ giúp chúng có thể di chuyển được trên rạn san hô.

Hình ảnh gần của giun cây thông

Hình ảnh gần của giun cây thông

Giun cây thông bám vào rạn san hô

Tuy nhiên, con giun này rất ít vận động, có nghĩa là một khi đã tìm được địa điểm ưa thích, nó sẽ không di chuyển nhiều nữa. Khi bị giật mình, những cây thông giáng sinh này cũng có thể nhanh chóng rút vào hốc của các rạn san hô để lẩn tránh mối nguy hiểm

 

5. Bạch tuộc Dumbo

Loài bạch tuộc Dumbo (Grimpoteuthis sp) sống ở các vùng nước sâu trong lòng đại dương. Chúng có vây nhô ra trên đầu giống như tai con voi dùng để bơi. Chiều dài thân bạch tuộc có thể lên tới 1,8 m. 

Anh-1-6700-1418717122.jpg

6. Cua Yeti:

 

Anh-2-8294-1418717122.jpg

Có nguyên một họ động vật dùng để phân loại loài cua nhiều lông này và tên gọi chính thức của nó là Kiwa hirsuta. Chiếc càng "lông lá" của cua Yeti chứa nhiều vi khuẩn dạng sợi, giúp chúng khử độc tố trong nước phun ra từ miệng thủy nhiệt dưới đáy đại dương

 

7. Lươn biển ăn dầu mỏ (Neocyema)

Các  nhà nghiên cứu phát hiện loài lươn biển kỳ lạ này ở độ sâu từ 2.000 m -2.500 m, dọc theo Sống núi giữa Đại Tây Dương. Lươn biển có màu đỏ hồng, đầu nhọn, đuôi dẹt, chuyên ăn dầu mỏ và khí methan, bùn.

Anh-3-8833-1418717122.jpg

 

8. Dưa biển trong suốt (Enypniastes)

Giới khoa học phát hiện loài dưa biển sống ở độ sâu 2.750 m. Chúng tiến về phía trước từ từ, khoảng hai cm mỗi phút, nhờ các xúc tu. Thức ăn của chúng là những mảnh vụn, vật liệu bồi lắng rơi xuống đáy biển.

Anh-4-7678-1418717122.jpg

 

 9. Động vật chân kiếm vàng

Động vật chân kiếm vàng (Golden copepod) là loài giáp xác có vẻ ngoài lộng lẫy, kích thước nhỏ bé và sống ở vực sâu dưới đáy Đại Tây Dương

Anh-5-7216-1418717122.jpg

 

10. Tôm hùm mù

Anh-6-1960-1418717122.jpg

Loài tôm hùm mù có móng vuốt dài và trông rất kỳ lạ, thuộc chi hiếm Thaumastochelopsis. Nhóm nghiên cứu khám phá ra chúng ở độ sâu 300 m.

 

11.  Sứa phiến lược

Anh-7-5453-1418717122.jpg

 

 

12.Tôm ma

Anh-8-6341-1418717122.jpg

Loài giáp xác mới và kỳ lạ này là một trong hai loài tôm ma được tìm thấy tại độ sâu 1.324 m, dọc theo các miệng phun núi lửa dưới đáy đại dương. 

 

 

13. Cá vẹt

Nhiều người cho rằng, chú cá vẹt với chiếc miệng phía trên hơi nhô ra phía trước giống mỏ chim tạo cho chúng một điệu cười hài hước, thật đáng yêu. Nhưng sự thật là chúng không dễ thương đến vậy.

Loài cá vẹt này thường xuyên cắn và nghiền nát các rạn san hô và ăn tảo như một cách để răng được phát triển đều, tự nhiên. 

 

Một khi nó tìm thấy một rạn san hô ưng ý, chúng sẽ ăn và nhai ngấu nghiến. Tuy nhiên có một số lượng lớn đá vôi từ san hô mà cá vẹt không thể tiêu hóa được. Tất cả đá vôi này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được thải ra ngoài dưới dạng viên phân đặc biệt. 

Những viên phân có màu trắng và dễ nát ra thành hạt cát nhỏ, sau đó được sóng biển đưa đến các vịnh và bồi đắp thành bãi cát tuyệt đẹp. Do sản lượng mỗi năm của cá vẹt lên tới 200kg cát/năm nên rất nhiều bãi biển nhiệt đới nổi tiếng ngày nay đều được tạo thành bởi phân của chúng. 

 

14. Mực ống "yêu tinh" 

Loài mực ống yêu tinh này có tên khoa học là Promachoteuthis sulcus. Chúng được mô tả là loài động vật thân mềm với bộ hàm tròn giống con người cùng đôi môi gấp quanh. 

Những chiếc xúc tu bao quanh phần miệng như một lời cảnh cáo đến với bất cứ ai có ý định tấn công chúng.

Mực Promachoteuthis sulcus thường cư ngụ ở độ sâu 2.000m ở phía Nam Đại Tây Dương. Dù chỉ có kích thước khoảng 40mm nhưng chúng cũng đủ khiến cho bất cứ thợ lặn nào phải giật mình bởi sự xuất hiện của chúng.

 

15. Cua nhện Nhật Bản

Cua nhện Nhật Bản có tên khoa học là Macrocheira kaempferi, sống tại đáy sâu ở vùng biển Thái Bình Dương từ 50 – 600m.

Đây là loài cua lớn nhất hiện đang tồn tại trên Trái Đất với chiều dài chân lớn nhất trong số các động vật giáp xác, có thể lên đến 3,7m tính từ càng này tới càng kia. Chiều dài cơ thể có thể lên tới 40cm và trọng lượng có thể nặng 19 kg ở con đực, trong khi con cái có càng ngắn hơn.

Năm 2009, một con cua nhện khổng lồ 40 tuổi có tên Kong, được bắt ở vịnh Suraga (Nhật Bản), có cân nặng 15 kg, dài 3m và vẫn chưa ngừng phát triển hết, ước tính nó có thể dài bằng cả một chiếc ô tô.

16. Cá sói Đại Tây Dương

Cá sói Đại Tây Dương thường sống ở độ sâu 600m tại vùng biển thuộc Cape Cod và Địa Trung Hải. Chúng sử dụng hàm mạnh mẽ của chúng để ăn động vật thân mềm có vỏ, động vật giáp xác, động vật da gai và không ăn các loài cá khác. Một con cá sói khổng lồ được ghi nhận với chiều dài 150cm và nặng 18kg. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau từ màu tím nâu cho đến màu xanh ô-liu hoặc lam xám.

 

17. Cá răng nanh

Cá răng nanh có tên khoa học là Anoplogaster, sống ở độ sâu 487,68m với chiều dài thân ngắn khoảng 15,24 cm. Thế nhưng chứng lại sở hữu phần đầu to, miệng rộng hoác và những chiếc răng nanh dài sắc nhọn khiến chúng có biệt danh “cá yêu tinh”. Cá răng nanh được xem là một "nhân vật" đáng gờm trong giới sinh vật biển. Loài cá này tỏ ra khá "dễ nuôi", chúng ăn bất cứ thứ gì chúng kiếm được. Chúng thường được tìm thấy ở những vùng biển ôn đới hoặc nhiệt đới.

18. Cá nhám mang xếp

Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố tại các vùng biển của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Loài cá này có một số đặc điểm của loài cá mập "nguyên thủy", được coi là "hóa thạch sống" dưới đáy biển thời kỳ khủng long và được coi là một trong những loài cá nhám tồn tại lâu đời nhất (cách đây 96 triệu năm). Chúng có chiều dài có thể đạt tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống loài lươn. Chúng là một trong số hiếm loài cá có tới 6 cặp khe mang giống với loài cá mập thời tiền sử. Khi di chuyển và săn mồi, cá mập thằn lằn uốn cong cơ thể để di chuyển về phía trước một cách linh hoạt giống với một con rắn biển khổng lồ.

19. Cá mập yêu tinh

Chúng có tên khoa học là Mitsukurina Owstoni, một loài cá mập biển sâu (khoảng 200m) ở nhiều vùng biển từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, vịnh Mexico, phổ biến nhất vẫn là ở Nhật Bản. Chúng có thân hình xấu xí với mũi khoằm dài giống mỏ chim, sừng dài hơn mõm giống như một chiếc bay. Chúng là loài cá mập duy nhất có màu hồng. Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con cái là từ 3,1 - 3,5m. Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới 3,9m và nặng 210 kg.

 

20. Cá vây chân lưng gù

Chúng có tên khoa học là Melanocetus johnsonii, sống ở độ sâu 2.000m. Cá vây chân có vè ngoài cục mịch, kì dị, cơ thể tròn trịa như một quả bóng và dài khoảng 12,7cm.

Loài này có phần miệng rộng hoác với hàm răng sắc nhọn mọc tua tủa. khiến chúng có biệt danh "quỷ đen xấu xí". Dọc sống lưng của cá vẩy chân dày đặc những gai phát sáng để thu hút con mồi. Khi con mồi đến đủ gần, chúng ngay lập tức chộp lấy và nghiền nát bằng bộ hàm to khỏe, đầy mãnh lực.

 

21. Mực quỷ

Mực quỷ (tên khoa học Vampyroteuthis) sống ở độ sâu 600–900m trở xuống, chúng không có túi mực, thân có hai rìa lớn, mình trơn và nhũn dễ bị nhầm là sứa.

Dù chỉ dài 15 cm, không nguy hiểm cho con người nhưng mực quỷ trông rất dữ dằn với đôi mắt hình cầu to bằng mắt của một con chó lớn. Các xúc tu phủ đầy gai trông giống như những chiếc răng nhọn khiến chúng có biệt danh là "mực quỷ". Bộ phận phát quang phân bố đều trên toàn bộ cơ thể và có thể bật hoặc tắt tuỳ theo ý thích của mực quỷ. Mực quỷ có thể bơi với tốc độ cực nhanh, một lợi thế của mực quỷ trong quá trình săn bắt mồi và chạy trốn khỏi kẻ thù.

 

22. Cá rắn Thái Bình Dương

Chúng có tên khoa học Chauliodus macouni, một loài cá săn mồi sống ở độ sâu từ 200–5000m dưới bề mặt đại dương.

Cá rắn Thái Bình Dương có đặc trưng nổi bật là chiếc miệng lớn, răng giống răng nanh dài và tia vây lưng dài (bằng nửa chiều dài cơ thể của nó).

Chúng chủ yếu ăn động vật giáp xác và cá nhỏ và có chiều dài cơ thể khoảng hơn 30cm. Người ta tin rằng vây lưng đầu tiên phát sáng để thu hút con mồi.

 

23.Cá Mập yêu tinhnhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 1

Đại dương là một môi trường sống có nhiều sinh vật mang hình dáng tuyệt đẹp nhưng bên cạnh đó, cũng có những sinh vật dưới nước đáng sợ nhất thế giới. Trong đó, loài cá mập yêu tinh cũng là một động vật biển đáng sợ với bộ răng rất sắc nhọn.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 1

 

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 2

24. Đây là loài cá fringehead nhìn khá hung dữ với cái miệng lớn và hành vi bảo vệ lãnh thổ. Chúng phục kích và tấn công mạnh mẽ con mồi, thường là động vật giáp xác.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 2 nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 3

25. Con gấu nước là một trong những sinh vật “gai góc” nhất trên trái đất và có thể để tồn tại môi trường khắc nghiệt.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 3 

26. Cua nhện, xuất xứ từ Anh, được bảo vệ trong lớp vỏ gai và có tới 10 chân.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 4 

27. Sâu Bobbit có thể phát triển dài tới gần 3 m, mặc dù kích thước trung bình vẫn là 1 m. Sinh vật này thường bắt mồi bằng cách chôn cơ thể vào các lớp sỏi, bùn dưới đại dương rất lâu để chờ 1 trong 5 cái râu cảm nhận được con mồi. Do có hàm răng sắc nhọn và tốc độ tấn công nhanh, đôi khi con mồi bị chúng cắn đứt đôi ngay lập tức.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 5 nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 6

28. Mola mola là loài cá có xương nặng nhất thế giới với trọng lượng trưởng thành trung bình từ 1.000 kg. Loài này có nguồn gốc ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Mặc dù có thân hình to lớn, nhưng những sinh vật biển này chỉ ăn sứa và không gây mối đe dọa nguy hiểm đối với con người.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 6 

29. Lươn cầu vồng có vẻ đẹp khá hấp dẫn nhưng đây lại là sinh vật khá hung dữ. Loài lươn này có thể thay đổi màu sắc và quan hệ tình dục trong quãng đời. Chúng phát triển chiều dài tới 1,3 m.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 7 

30. Đây là loài cá batfish đỏ môi, một trong những sinh vật biển kỳ lạ, có thể đi bộ dưới đáy đại dương. Loài này được tìm thấy ở các vùng nước sâu ngoài khơi quần đảo Galapagos.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 8 

31. Cá Blobfish sống ngoài khơi bờ biển của Australia và Tasmania và rất hiếm thấy bởi con người bởi chúng thường sống ở độ sâu từ 600 đến 1200m.

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 9 

32. Cá spook với đôi mắt lồi ra ngoài. Loài cá này có cặp mắt lồi ra trên cái đầu trong suốt, trông như thể là bạn có thể nhìn xuyên thấu não của chúng

nhung sinh vat bien ky di nhung sieu quy hiem hinh anh 10

 

 33. Hình ảnh những sinh vật độc đáo tại vùng Tam giác San Hô dưới đáy biển Indonesia.

34. Một chú tôm "bọ ngựa".

35 Loài cá ngựa nhỏ nhất thế giới Hippocampus Denise.

36 Loài cá mú đốm xah pinephelus sp độc đáo.

37. Sứa biển khổng lồ.

38. San hô.

39 Một cây huệ biển (Feather star).

40. Loài san hô Tubipora musica.

 

* Những sinh vật biển không xương quý hiếm

42. Trai khổng lồ

43. Cua vàng ẩn sĩ (Hermit Crab) thường sống trong vỏ ốc hay vật rỗng. Phần bụng của chúng thường mềm và không được bảo vệ.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

44. Sứa mắt đỏ Medusa, một trong những loài sứa đẹp nhất bờ biển Thái Bình Dương tạo sự thu hút với những đốm mắt màu đỏ xung quanh các xúc tu.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

45 Mực mụ có hình dáng vừa giống bạch tuộc, vừa giống mực. Loài này chủ yếu ăn tôm và các động vật giáp xác nhỏ.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

46. Bức chân dung đáng kinh ngạc về một con cua ẩn sĩ đang vươn mình ra khỏi vỏ ốc.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

47. Cua nhện biển trắng có hình dáng pha trộn giống loài nhện, khuôn mặt hài hước.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

48. Sao biển giòn có cấu trúc cơ thể ở dạng đối xứng tỏa tròn. Chúng có thể sử dụng kết hợp của cả 5 xúc tu ngoằn ngoèo của cơ thể để di chuyển theo bất cứ hướng nào muốn.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

49. Mực mắt đen trong suốt có đặc trưng nổi bật là đôi mắt to tròn đen tuyền.

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

50. Sên biển Nudibranch có hình dáng nhiều màu bắt mắt. Loài này có thể sử dụng màu sắc sặc sỡ của cơ thể để ngụy trang tránh kẻ thù.

 

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm

 

 

Vẻ[-]đẹp[-]kỳ[-]lạ[-]của[-]sinh[-]vật[-]biển[-]không[-]xương[-]cực[-]hiếm Tác giả: NH

Từ khóa » Các Con Vật ở Biển