50% ứng Viên Người Nước Ngoài Bị Sốc Văn Hóa Khi Làm Việc Tại Việt ...
Có thể bạn quan tâm
- Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể
- TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”
- Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18
- Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
- Navigos Group đã đạt hơn 3 triệu tài khoản người dùng và 13.000 nhà tuyển dụng
Navigos Group vừa công bố báo cáo về “Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam”. Báo cáo được công bố dựa trên việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát các ứng viên đến từ nhiều châu lục khác nhau và đa dạng về ngành nghề.
50% ứng viên bị sốc văn hóa
Khi được hỏi về các trải nghiệm “sốc văn hóa khi làm việc tại Việt Nam”, mặc dù tỷ lệ của hai quan điểm “có” và “không” tương đối ngang nhau. Nhưng điều này thể hiện, tỷ lệ ½ người đến Việt Nam làm việc vẫn trải qua cú sốc văn hóa.
60% người tham gia khảo sát cũng cho biết, họ không được tham gia khóa đào tạo dành riêng cho người nước ngoài, đây cũng có thể là lý do liên quan đến “tỷ lệ sốc văn hóa” nêu trên.
“Sốc văn hóa” (được mô tả là thiếu tương tác, mất kết nối, và cảm giác cô lập) xảy ra do có sự khác biệt trong ngôn ngữ và quan điểm xã hội
Theo khảo sát, các yếu tố dẫn đến sốc văn hóa đều liên quan đến sự khác biệt trong “hệ giá trị xã hội”. Theo đó, top 3 các nguyên nhân chính dẫn đến sốc văn hóa được các ứng viên bình chọn lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (29%), Sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế (môi trường, văn hóa bản địa, các mối quan hệ) chiếm 27%; Thiếu sự thấu hiểu (18%)
Khi được hỏi về định nghĩa của “sốc văn hóa”, top 3 các mô tả về vấn đề này hầu như đều liên quan đến “thiếu hụt” sự tương tác và kết nối. Theo đó, top 3 các mô tả này lần lượt là: Khó khăn trong giao tiếp với những người khác (29%); Thiếu gắn kết với cộng đồng xã hội và sự hỗ trợ (16%); Khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới và văn hóa bản địa (15%); Cảm thấy cô đơn và sự cô lập (cùng 15%).
Báo cáo về “Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam" do Navigos Group thực hiện |
Linh hoạt trong các điều kiện phúc lợi
Khi hỏi về “điều tốt nhất khi làm việc tại Việt Nam”, top 3 các yếu tố đi đầu đều liên quan đến các điều kiện sống: trong đó 18% cho rằng Việt Nam cho họ có những “trải nghiệm mới trong công việc và cuộc sống”; 17% cho rằng họ có “thu nhập cao hơn (so với nước họ đang sống) và chi phí cho mức sống thấp hơn; 17% cho rằng “đất nước Việt Nam có tình trạng an toàn (về mặt địa lý và chính trị).
Chỉ đạo từ trên xuống (top-down) là mô tả phổ biến nhất về phong cách Quản lý tại Việt Nam
½ ý kiến người nước ngoài cho biết “phong cách quản lý chỉ đạo từ trên xuống” là mô tả đúng nhất về cách Quản lý tại nơi làm việc ở Việt Nam. Đáng lưu ý, nhóm lãnh đạo theo xu hướng mới của toàn cầu chỉ chiếm 18% ý kiến, trong đó có 10% cho rằng cũng tương tự như phong cách lãnh đạo trên toàn cầu,8% cho rằng tại Việt Nam, người Quản lý có “phong cách lãnh đạo mang tính giao thoa văn hóa.”
Quyết định đến Việt Nam làm việc do muốn trải nghiệm, ứng viên nước ngoài không có nhiều tham vọng thăng tiến tại đây
Khi được hỏi về lý do quyết định chuyển đến Việt Nam làm việc, ½ cho rằng họ chuyển sang Việt Nam do có sự hứng thú trong trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây, trong đó 25% cho biết họ hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% cho rằng họ muốn được trải nghiệm thị trường mới.
Đúng với lý do đến Việt Nam làm việc do hứng thú với trải nghiệm mới, ứng viên nước ngoài cũng không thể hiện quá nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc tại đây. Theo đó, chỉ ¼ cho biết họ muốn được thăng tiến cao hơn tại Việt Nam. 65% không có mong đợi thăng tiến bởi nhiều lý do khác nhau như: Hài lòng với vị trí chuyên gia như hiện tại (27%); Chỉ muốn làm việc tự do trong đa dạng lĩnh vực (15%); Không nghiêm túc với chuyện thăng tiến, vì sẽ sớm quay lại đất nước của họ (9%); Kinh nghiệm tại Việt Nam là điều kiện để thăng tiến khi quay về nước (6%).
Ngôn ngữ là rào cản khiến ứng viên nước ngoài khó thăng tiến tại Việt Nam
Khi được hỏi về những thách thức cho việc thăng tiến tại Việt Nam, top 3 các lý do được ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (34%); Chính sách ưu tiên người bản địa cho vị trí Quản lý cấp cao (24%); Thiếu sự thấu hiểu trong phong cách Quản lý tại Việt Nam (21%).
Trong khi đó, các chế độ đặc biệt ứng viên nước ngoài được nhận chưa hẳn là các phúc lợi họ cảm thấy quan trọng nhất.
Xuất hiện sự khác biệt giữa các “phúc lợi đặc biệt ứng viên nước ngoài đang được nhận”, và “Các phúc lợi họ nghĩ rằng quan trọng nhất”. Theo đó, top 3 những phúc lợi đặc biệt mà họ đang nhận được nhiều nhất lần lượt là: Kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; Chi phí cho nhà ở; Hỗ trợ chi phí khi về nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu mới là phúc lợi quan trọng nhất, thì top 3 lần lượt là: Phúc lợi về sức khỏe (khám bệnh định kỳ, chi phí tham gia dịch vụ thể thao,…); Nghỉ phép có lương (Nghỉ phép hàng năm, việc cá nhân, làm việc tại nhà,…) và Chi phí nhà ở.
Phúc lợi tại Việt Nam đạt được sự hài lòng của ứng viên nước ngoài, nhưng chế độ phúc lợi tại quê nhà được đánh giá vẫn tốt hơn
Thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng chung của ứng viên nước ngoài đạt ở mức 3.5/5. Trong đó, chiếm 56% cho rằng họ hài lòng ở các mức độ khác nhau. Có 17% cho rằng họ cảm thấy thất vọng ở mức độ khác nhau. Các chế độ phúc lợi chi tiết đều được đánh giá ở mức hài lòng hoặc trên hài lòng.
Mặc dù đạt được sự hài lòng đối với các chính sách đãi ngộ và phúc lợi, khi so sánh với chế độ tại quê nhà thì có đến 53% cho rằng đất nước của họ vẫn có chính sách tốt hơn. Có 26% cho rằng các chính sách tại Việt Nam tốt hơn, 19% cho rằng không có sự khác biệt.
Với đề xuất từ phía Navigos Group, ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Đốc của Navigos Group Việt Nam cho biết: “Trong cuộc cách mạng 4.0, nếu như chúng ta luôn hướng đến tạo ra môi trường làm việc đa dạng hóa và xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa, thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp".
"Tôi tin rằng đây cũng là bước đệm đưa Việt Nam lĩnh hội tốt hơn phong cách lãnh đạo toàn cầu, đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI nhanh chóng hòa nhập và phát triển bền vững khi đầu tư tại Việt Nam, bởi sẽ không còn bất cứ rào cản nào về văn hóa hay phong cách làm việc trong thời kỳ chuyển đổi số", Tổng Giám Đốc của Navigos Group Việt Nam nhận định.
Báo cáo “Ứng viên nước ngoài: Thách thức và kỳ vọng khi làm việc tại Việt Nam”, nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn những thách thức của người nước ngoài khi làm việc tại đây, đồng thời đề xuất những phương án để doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ được tốt hơn trong việc hội nhập: Đào tạo hội nhập dành riêng cho nhân viên nước ngoài; Các chính sách thăng tiến rõ ràng và công bằng cho người nước ngoài; Xây dựng môi trường làm việc mang phong cách lãnh đạo toàn cầu; Tận dụng công nghệ để thu hút và tuyển dụng ứng viên nước ngoài và Linh hoạt trong chính sách phúc lợi nếu muốn tuyển ứng viên nước ngoài.
Cùng với VietnamWorks là trang web giới thiệu việc làm trực tuyến lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, Navigos Search là công ty hàng đầu thị trường về cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, đều thuộc tập đoàn Navigos Group.
VietnamWorks luôn dẫn đầu nguồn dữ liệu tuyển dụng lớn nhất Việt Nam với hơn 4 triệu lượt người dùng và 30.000 nhà tuyển dụng đăng ký tài khoản. Navigos Search đang dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao với hơn 300.000 hồ sơ ứng viên. Từ năm 2013, Navigos Group Việt Nam là thành viên của tập đoàn en group chuyên cung cấp các dịch vụ về tuyển dụng nhân sự có trụ sở chính tại Tokyo (Nhật Bản).
Navigos Group vừa công bố báo cáo về “Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam”. Báo cáo được công bố dựa trên việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát các ứng viên đến từ nhiều châu lục khác nhau và đa dạng về ngành nghề.
Không được đào tạo hội nhập chuyên biệt, vẫn còn xuất hiện “cú sốc văn hóa” tại nơi làm việc
Khi được hỏi về các trải nghiệm “sốc văn hóa khi làm việc tại Việt Nam”, mặc dù tỷ lệ của hai quan điểm “có” và “không” tương đối ngang nhau. Nhưng điều này thể hiện, tỷ lệ ½ người đến Việt Nam làm việc vẫn trải qua cú sốc văn hóa.
60% người tham gia khảo sát cũng cho biết, họ không được tham gia khóa đào tạo dành riêng cho người nước ngoài, đây cũng có thể là lý do liên quan đến “tỷ lệ sốc văn hóa” nêu trên.
“Sốc văn hóa” (được mô tả là thiếu tương tác, mất kết nối, và cảm giác cô lập) xảy ra do có sự khác biệt trong ngôn ngữ và quan điểm xã hội
Theo khảo sát, các yếu tố dẫn đến sốc văn hóa đều liên quan đến sự khác biệt trong “hệ giá trị xã hội”. Theo đó, top 3 các nguyên nhân chính dẫn đến sốc văn hóa được các ứng viên bình chọn lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (29%), Sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế (môi trường, văn hóa bản địa, các mối quan hệ) chiếm 27%; Thiếu sự thấu hiểu (18%)
Khi được hỏi về định nghĩa của “sốc văn hóa”, top 3 các mô tả về vấn đề này hầu như đều liên quan đến “thiếu hụt” sự tương tác và kết nối. Theo đó, top 3 các mô tả này lần lượt là: Khó khăn trong giao tiếp với những người khác (29%); Thiếu gắn kết với cộng đồng xã hội và sự hỗ trợ (16%); Khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới và văn hóa bản địa (15%); Cảm thấy cô đơn và sự cô lập (cùng 15%).
Top 3 điều tốt nhất khi làm việc tại Việt Nam đều liên quan đến điều kiện sống
Khi hỏi về “điều tốt nhất khi làm việc tại Việt Nam”, top 3 các yếu tố đi đầu đều liên quan đến các điều kiện sống: trong đó 18% cho rằng Việt Nam cho họ có những “trải nghiệm mới trong công việc và cuộc sống”; 17% cho rằng họ có “thu nhập cao hơn (so với nước họ đang sống) và chi phí cho mức sống thấp hơn; 17% cho rằng “đất nước Việt Nam có tình trạng an toàn (về mặt địa lý và chính trị).
Chỉ đạo từ trên xuống (top-down) là mô tả phổ biến nhất về phong cách Quản lý tại Việt Nam
½ ý kiến người nước ngoài cho biết “phong cách quản lý chỉ đạo từ trên xuống” là mô tả đúng nhất về cách Quản lý tại nơi làm việc ở Việt Nam. Đáng lưu ý, nhóm lãnh đạo theo xu hướng mới của toàn cầu chỉ chiếm 18% ý kiến, trong đó có 10% cho rằng cũng tương tự như phong cách lãnh đạo trên toàn cầu,8% cho rằng tại Việt Nam, người Quản lý có “phong cách lãnh đạo mang tính giao thoa văn hóa.”
Quyết định đến Việt Nam làm việc do muốn trải nghiệm, ứng viên nước ngoài không có nhiều tham vọng thăng tiến tại đây
Khi được hỏi về lý do quyết định chuyển đến Việt Nam làm việc, ½ cho rằng họ chuyển sang Việt Nam do có sự hứng thú trong trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây, trong đó 25% cho biết họ hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% cho rằng họ muốn được trải nghiệm thị trường mới.
Đúng với lý do đến Việt Nam làm việc do hứng thú với trải nghiệm mới, ứng viên nước ngoài cũng không thể hiện quá nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc tại đây. Theo đó, chỉ ¼ cho biết họ muốn được thăng tiến cao hơn tại Việt Nam. 65% không có mong đợi thăng tiến bởi nhiều lý do khác nhau như: Hài lòng với vị trí chuyên gia như hiện tại (27%); Chỉ muốn làm việc tự do trong đa dạng lĩnh vực (15%); Không nghiêm túc với chuyện thăng tiến, vì sẽ sớm quay lại đất nước của họ (9%); Kinh nghiệm tại Việt Nam là điều kiện để thăng tiến khi quay về nước (6%).
Ngôn ngữ là rào cản khiến ứng viên nước ngoài khó thăng tiến được tại Việt Nam
Khi được hỏi về những thách thức cho việc thăng tiến tại Việt Nam, top 3 các lý do được ứng viên tham gia khảo sát lựa chọn nhiều nhất lần lượt là: Rào cản ngôn ngữ (34%); Chính sách ưu tiên người bản địa cho vị trí Quản lý cấp cao (24%); Thiếu sự thấu hiểu trong phong cách Quản lý tại Việt Nam (21%).
Các chế độ đặc biệt ứng viên nước ngoài được nhận chưa hẳn là các phúc lợi họ cảm thấy quan trọng nhất
Xuất hiện sự khác biệt giữa các “phúc lợi đặc biệt ứng viên nước ngoài đang được nhận”, và “Các phúc lợi họ nghĩ rằng quan trọng nhất”. Theo đó, top 3 những phúc lợi đặc biệt mà họ đang nhận được nhiều nhất lần lượt là: Kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; Chi phí cho nhà ở; Hỗ trợ chi phí khi về nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu mới là phúc lợi quan trọng nhất, thì top 3 lần lượt là: Phúc lợi về sức khỏe (khám bệnh định kỳ, chi phí tham gia dịch vụ thể thao,…); Nghỉ phép có lương (Nghỉ phép hàng năm, việc cá nhân, làm việc tại nhà,…) và Chi phí nhà ở.
Phúc lợi tại Việt Nam đạt được sự hài lòng của ứng viên nước ngoài, nhưng chế độ phúc lợi tại quê nhà được đánh giá vẫn tốt hơn
Thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng chung của ứng viên nước ngoài đạt ở mức 3.5/5. Trong đó, chiếm 56% cho rằng họ hài lòng ở các mức độ khác nhau. Có 17% cho rằng họ cảm thấy thất vọng ở mức độ khác nhau. Các chế độ phúc lợi chi tiết đều được đánh giá ở mức hài lòng hoặc trên hài lòng.
Mặc dù đạt được sự hài lòng đối với các chính sách đãi ngộ và phúc lợi, khi so sánh với chế độ tại quê nhà thì có đến 53% cho rằng đất nước của họ vẫn có chính sách tốt hơn. Có 26% cho rằng các chính sách tại Việt Nam tốt hơn, 19% cho rằng không có sự khác biệt.
Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Đốc của Navigos Group Việt Nam chia sẻ: “Trong cuộc cách mạng 4.0, nếu như chúng ta luôn hướng đến tạo ra “môi trường làm việc đa dạng hóa” và xây dựng một “nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa”, thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp. Tôi tin rằng đây cũng là bước đệm đưa Việt Nam lĩnh hội tốt hơn “phong cách lãnh đạo toàn cầu”, đồng thời giúp các doanh nghiệp FDI nhanh chóng hòa nhập và phát triển bền vững khi đầu tư tại Việt Nam, bởi sẽ không còn bất cứ rào cản nào về văn hóa hay phong cách làm việc trong thời kỳ chuyển đổi số. Báo cáo “Ứng viên nước ngoài: Thách thức và kỳ vọng khi làm việc tại Việt Nam”, nhằm giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn những thách thức của người nước ngoài khi làm việc tại đây, đồng thời đề xuất những phương án để doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ được tốt hơn trong việc hội nhập:
Đào tạo hội nhập dành riêng cho nhân viên nước ngoài
Các chính sách thăng tiến rõ ràng và công bằng cho người nước ngoài
Xây dựng môi trường làm việc mang phong cách lãnh đạo toàn cầu
Tận dụng công nghệ để thu hút và tuyển dụng ứng viên nước ngoài
Linh hoạt trong chính sách phúc lợi nếu muốn tuyển ứng viên nước ngoài”
Cùng với VietnamWorks là trang web giới thiệu việc làm trực tuyến lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam, Navigos Search là công ty hàng đầu thị trường về cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao, đều thuộc tập đoàn Navigos Group.
Navigos Group vừa kỷ niệm 17 năm thành lập tại thị trường Việt Nam. Đến nay, VietnamWorks luôn dẫn đầu nguồn dữ liệu tuyển dụng lớn nhất Việt Nam với hơn 4 triệu lượt người dùng và 30.000 nhà tuyển dụng đăng ký tài khoản. Navigos Search đang dẫn đầu trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao với hơn 300.000 hồ sơ ứng viên. Từ năm 2013, Navigos Group Việt Nam là thành viên của tập đoàn en group chuyên cung cấp các dịch vụ về tuyển dụng nhân sự có trụ sở chính tại Tokyo (Nhật Bản).
Tổng giám đốc Navigos Group Việt Nam Gaku Echizenya: Kiến tạo thêm nhiều giấc mơ thành công Kết thúc bữa ăn tối với gia đình của các nhân viên xuất sắc nhất hàng tháng được tổ chức mỗi quý một lần, phụ huynh một chàng nhân viên... #Navigos Group # VietnamWorks # Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Bổ sung quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo
- Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể
- TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một”
- Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh
- Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18
- Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
- Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024
- TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng
- Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân
- Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm
- 1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch
- 2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển
- 3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025
- 4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- Sao Vàng đất Việt 2024
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
Từ khóa » Sốc Văn Hóa ở Việt Nam
-
Top 10 Cú Sốc Văn Hóa Của Người Nước Ngoài Khi đến Việt Nam
-
Sốc Văn Hóa Là Gì? Những điều Cần Lưu ý để Vượt Qua Sốc Văn Hóa
-
Sốc Văn Hóa - Nỗi Sợ Chung Của Các Du Học Sinh Việt Nam ở Trời Tây
-
Những Chiêu 'hóa Giải' Sốc Văn Hóa Khi Du Học - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốc Văn Hoá Là Gì? Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Có Nên Là Một Nỗi Lo?
-
Bí Quyết để đối Phó Với Cú Sốc Văn Hóa
-
Đối Mặt Với “sốc” Văn Hóa - Debrecen University
-
Sốc Văn Hóa Liệu Có đáng Sợ Như Bạn Nghĩ? | IDP Vietnam
-
Sốc Văn Hóa - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
60% Người Nước Ngoài Bị Sốc Văn Hóa Khi đến Việt Nam - LFI News
-
Sốc Văn Hóa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những Cú Sốc Văn Hóa đức - Bạn đã Biết Chưa? - IECS
-
Cú Sốc Văn Hoá Và Cuộc Sống 'không Chỉ Màu Hồng' Qua Lời Kể Du ...
-
60% Người Nước Ngoài 'sốc' Văn Hóa Khi đến Việt Nam Làm Việc
-
Sốc Văn Hóa Khi Du Học: Làm Sao để Vượt Qua? - Hello Bacsi
-
Sốc Văn Hóa Nhật Bản Khi đi Du Học Và CÁCH KHẮC PHỤC
-
Mô Hình Lý Thuyết Của Hiện Tượng “sốc Văn Hoá” Và Sự Thích Nghi Của ...
-
Cần Tránh Những “cú Sốc” Văn Hóa Không đáng Có - Hànộimới
-
Sốc Văn Hoá Việt Nam (2021) - YouTube