500 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 8 Học Kì 2 Có đáp án, Chọn Lọc
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 25-11 trên Shopee mall
500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 có đáp án, chọn lọc
Tài liệu 500 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 8 Học kì 2 bám sát nội dung chương trình Ngữ văn, Tiếng việt, Tập làm văn lớp 8 giúp bạn học giỏi môn Ngữ văn lớp 8.
Bài 18
- Trắc nghiệm Nhớ rừng
- Trắc nghiệm Ông đồ
- Trắc nghiệm Câu nghi vấn
- Trắc nghiệm Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
Bài 19
- Trắc nghiệm Quê hương
- Trắc nghiệm Khi con tu hú
- Trắc nghiệm Câu nghi vấn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Thuyết minh về một phương pháp cách làm
Bài 20
- Trắc nghiệm Tức cảnh Pắc Bó
- Trắc nghiệm Câu cầu khiến
- Trắc nghiệm Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Trắc nghiệm Ôn tập về văn bản thuyết minh
Bài 21
- Trắc nghiệm Ngắm trăng
- Trắc nghiệm Đi đường (Tẩu lộ)
- Trắc nghiệm Câu cảm thán
- Trắc nghiệm Câu trần thuật
Bài 22
- Trắc nghiệm Thiên đô chiếu
- Trắc nghiệm Câu phủ định
Bài 23
- Trắc nghiệm Hịch tướng sĩ
- Trắc nghiệm Hành động nói
Bài 24
- Trắc nghiệm Nước Đại Việt ta
- Trắc nghiệm Hành động nói tiếp theo
- Trắc nghiệm Ôn tập về luận điểm
Bài 25
- Trắc nghiệm Bàn về phép học
- Trắc nghiệm Viết đoạn văn trình bày luận điểm
- Trắc nghiệm Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Bài 26
- Trắc nghiệm Thuế máu
- Trắc nghiệm Hội thoại
- Trắc nghiệm Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
Bài 27
- Trắc nghiệm Đi bộ ngao du
- Trắc nghiệm Hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Bài 28
- Trắc nghiệm Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trắc nghiệm Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Bài 29
- Trắc nghiệm Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục
- Trắc nghiệm Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu
- Trắc nghiệm Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
Bài 30
- Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần văn)
- Trắc nghiệm Chữa lỗi diễn đạt
Bài 31
- Trắc nghiệm Tổng kết phần văn
- Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt
- Trắc nghiệm Văn bản tường trình
Bài 32
- Trắc nghiệm Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Văn bản thông báo
Bài 33
- Trắc nghiệm Tổng kết phần văn (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
Trắc nghiệm Nhớ rừng
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của tác giả nào?
A. Thanh Tịnh
B. Thế Lữ
C. Tế Hanh
D. Nam Cao
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 2: Thế Lữ đươc Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn hoc nghệ thuật năm?
A. 1999
B. 2000
C. 2002
D. 2003
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: D
Câu 3: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
D. Trước năm 1930.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: A
Câu 4: Nội dung bài thơ Nhớ rừng là:
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
C. Lòng yêu nước sâu sắc và kín đáo.
D. Cả ba nội dung trên.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: D
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?
A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)
B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.
D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 6: Nội dung bài thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ là gì?
A. Diễn tả nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.
B. Niềm khao khát sự tự do một cách mãnh liệt.
C. Khơi dậy lòng yêu nước một cách thầm kín của người dân mất nước sống cảnh đời nô lệ, phụ thuộc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: D
Câu 7: Hình ảnh nào được tác giả mượn để sáng tác nên bài thơ, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
A. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
C. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: A
Câu 8: Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 9: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt , vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: D
Câu 10: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có ảnh hưởng và tác động như thế nào đến các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ thanh niên lúc bấy giờ?
A. Biểu hiện ý chí quyết tâm, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của những người tù chính trị đang bị giam giữ.
B. Kín đáo khơi gợi lòng yêu nước, yêu tự do và quyết tâm chống giặc cứu nước của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.
C. Tác động đến tinh thần hăng say lao động, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ trong buổi đầu xây dựng đất nước.
D. Tạo ra tâm lí bi quan, chán chường trước cuộc sống thực tại, ước muốn được thoát li khỏi hiện thực.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
.............................
Trắc nghiệm Ông đồ
Câu 1: Nhận xét sau ứng với tác giả nào?
“ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.”
A. Thế Lữ.
B. Vũ Đình Liên.
C. Tế Hanh.
D. Xuân Diệu.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 2: Nghĩa của từ "ông Đồ" trong bài thơ ông "ông Đồ" của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 3: Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
A. Lá vàng.
B. Hoa đào.
C. Mực tàu.
D. Giấy đỏ.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 4: Ngày nay, cách viết chữ, câu đối, câu thơ trên các trang giấy thường được gọi là gì?
A. Nghệ thuật viết thư pháp.
B. Nghệ thuật vẽ tranh.
C. Nghệ thuật viết văn bản.
D. Nghệ thuật trang trí hình ảnh bằng bút.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: A
Câu 5: Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
A. Đã quá già, không còn đủ sức khỏe để làm việc.
B. Khi tranh vẽ và câu đối không còn được mọi người ưa thích.
C. Khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ Nho bị xem nhẹ.
D. Khi các trường học mọc lên nhiều và chữ quốc ngữ trở nên phổ biến trong nhân dân.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: C
Câu 6: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở rộ.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: D
Câu 7: Hình ảnh ông đồ đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?
A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc.
B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn.
C. Bàn ghế, giáo án, học sinh.
D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: B
Câu 8: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
A. Ông đồ rất tài hoa.
B. Ông đồ viết văn rất hay.
C. Ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
D. Ông đồ có nét chữ bình thường.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: C
Câu 9: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở - không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – người thuê viết nay đâu.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: A
Câu 10: Bài thơ “Ông đồ” viết theo thể thơ gì?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Ngũ ngôn.
D. Thất ngôn bát cú.
Hiển thị đáp ánChọn đáp án: C
.............................
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:
- Soạn Văn 8
- Soạn Văn 8 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 8 siêu ngắn
- Soạn Văn lớp 8 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 8
- Tác giả - Tác phẩm Văn 8
- Tài liệu Ngữ văn 8 phần Tiếng Việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 8
- Top 55 Đề thi Ngữ Văn 8 có đáp án
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Các đề Tập Làm Văn Lớp 8 Học Kì 2
-
Tổng Hợp Các Bài Văn Mẫu Lớp 8 Kì 2 - Thủ Thuật
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn Có đáp án
-
Bộ đề Thi Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 8 Năm 2021
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Ngữ Văn 8 Phần Tập Làm Văn
-
Ôn Tập Phần Tập Làm Văn Trong Chương Trình Ngữ Văn 8 Kì 2 - Tech12h
-
Đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn 2022 - Mới Nhất
-
Đề Thi Văn Lớp 8 Học Kì 2 Năm 2021-2022 Có đáp án
-
Bộ Đề Văn Nghị Luận Lớp 8 Học Kì 2 Ngữ Văn 8 Phần Tập Làm Văn
-
Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Ngữ Văn Lớp 8
-
Đề Kiểm Tra Tập Làm Văn Số 6 Lớp 8 Học Kì 2 (4 đề)
-
Tổng Hợp Chương Trình TẬP LÀM VĂN Năm Học Lớp 8
-
Tập Làm Văn Lớp 8 Học Kì 2
-
Các đề Thi Học Kì 2 Lớp 8 Môn Văn - Thả Rông
-
Đề Thi Môn Văn Lớp 8 Học Kì 2 - .vn