54/63 Tỉnh Thành Có Rừng đặc Dụng

15-42-54_1r4ng_nguyen_sinh_fnsipn4_lo_ci
Cả nước hiện có 54/63 tỉnh thành có các khu rừng đặc dụng và 59/63 tỉnh có rừng phòng hộ.

Theo Bộ NN-PTNT, các khu rừng rừng đặc dụng, phòng hộ phân bố đều các tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam với 54/63 tỉnh thành có các khu rừng đặc dụng và 59/63 tỉnh có rừng phòng hộ.

Diện tích rừng đặc dụng lớn nhất cả nước là tỉnh Đắk Lắk (227.818 ha), chiếm gần 10% diện tích rừng đặc dụng cả nước. Tỉnh có diện tích rừng đặc dụng nhỏ nhất là tỉnh Bạc Liêu 248,8ha, chiếm 0,01% diện tích cả nước. Tỉnh có diện tích rừng phòng hộ lớn nhất cả nước là tỉnh Nghệ An với diện tích 291.071 ha, chiếm 6,3% diện tích rừng phòng hộ cả nước, tỉnh có diện tích rừng phòng hộ nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh 530 ha.

Trong những năm qua, rừng đang được khôi phục và phát triển nhanh, ổn định cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, cả nước diện tích có rừng là 14,45 triệu ha, trong đó rừng đặc dụng 2,15 triệu ha, rừng phòng hộ 4,6 triệu ha, rừng sản xuất 7,7 triệu ha.

Tính đến nay, đã có 164 Ban Quản lý rừng đặc dụng đã được thiết lập, bao gồm: 33 Vườn Quốc gia (6 Vườn Quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp: Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Yok Đôn, Cát Tiên và 27 Bản quản lý Vườn Quốc gia trực thuộc UBND tỉnh và Sở NN-PTNT); 57 Ban Quản lý Khu Dự trữ thiên nhiên, 12 Ban Quản lý Khu Bảo tồn loài sinh cảnh và 53 Ban Quản lý Khu bảo vệ cảnh quan do các cơ quan địa phương quản lý.

Bên cạnh đó, còn có 9 Ban Quản lý khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học do các đơn vị sự nghiệp quản lý. Rừng phòng hộ cả nước có 231 Ban Quản lý, trong đó trực thuộc Sở NN-PTNT 153, trực thuộc UBND huyện 55, trực thuộc UBND tỉnh 5 và trực thuộc Chi cục kiểm lâm 18 Ban Quản lý.

Trước đây, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tuy đã có nhiều quy định về rừng đặc dụng, phòng hộ, song vẫn còn những hạn chế, nhưng Luật Lâm nghiệp năm 2017 cùng các văn bản hướng dẫn đã đảm bảo cho phát triển lâm nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp, phù hợp về phân hạng, phân loại, bước đầu tạo cơ chế tài chính bền vững phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ.

Trong những năm qua, Bộ NN-PTNT kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ sang mục đích sử dụng khác. Đặc biệt, Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư tháng 1/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng cho thấy tầm quan trọng của rừng nói chung và rừng đặc dụng, phòng hộ nói riêng với tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ đã đạt được một số kết quả đáng nghi nhận. Đó là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã, tạo điều kiện cho ban quản lý khu rừng đặc dụng, phòng hộ quản lý hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học và có tác động tích cực đối với việc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã trong rừng đặc dụng, phòng hộ.

Đến nay, 85% các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã xây dựng phương án tự chủ, được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt và phân loại mức độ tự chủ. Bước đầu tất cả các ban quản lý đã tự chủ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học.

Đến nay, 85% các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã xây dựng phương án tự chủ, được cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt và phân loại mức độ tự chủ.

Tự chủ về tài chính, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công, phát triển dịch vụ du lịch sinh thái và các dịch vụ sự nghiệp khác nhằm thu hút các nguồn lực tài chính tăng cường cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như mô hình tổ chức quản lý các Ban quản lý rừng đặc dụng ở các địa phương chưa thống nhất. Có Ban quản lý trực thuộc Sở NN-PTNT, có Ban quản lý trực thuộc UBND tỉnh, có nơi lại trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Đội ngũ cán bộ phần lớn chưa được quan tâm và chưa có điều kiện được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn theo vị trí, việc làm, đặc biệt là cán bộ các ban quản lý rừng phòng hộ. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đầu tư cho các khu bảo tồn còn thiếu và yếu, trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng quản lý, tuần tra, nghiên cứu, theo dõi diễn biến rừng, bảo vệ rừng còn thiếu.

Trong bối cảnh đó, ngày 19/12 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ toàn quốc năm 2019, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững trong giai đoạn tới, trong đó ưu tiên xây dựng chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Bên cạnh đó là cac chính sách đầu tư phát triển bền vững hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ giai đoạn tiếp theo 2021 - 2030 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Từ khóa » Hệ Thống Rừng đặc Dụng ở Việt Nam