5p Trong Marketing - Chìa Khóa Thành Công Cho Doanh Nghiệp

Trong lĩnh vực Marketing, có lẽ khái niệm 4P đã không còn xa lạ, nhưng xu hướng gần đây nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình 5P. Vậy 5P trong Marketing cụ thể là gì? Vai trò của mô hình 5p trong Marketing trong lĩnh vực này cụ thể ra sao?

  1. 5P trong Marketing là gì?
  2. Định nghĩa mới về sự gắn kết giữa mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow
  3. Các yếu tố tạo nên sự gắn kết trong mô hình 5P
  4. Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng 5P trong kinh doanh
  5. Nguyên tắc khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh 5P
    1. 1. Phải bước ra khỏi vùng an toàn
    2. 2. Thời điểm là vô cùng quan trọng trong mỗi chiến dịch
    3. 3. Chuyển hướng từ sản phẩm sang platform là cần thiết
  6. Cách xây dựng chiến lược Marketing 5P hiệu quả
    1. 1. P – Product (Sản phẩm)
    2. 2. P – Price (Giá)
    3. 3. P – Place (Địa điểm)
    4. 4. P – Promotion (Khuyến mãi)
    5. 5. P – People (Con người)
  7. Kết luận

5P trong Marketing là gì?

Marketing 5P là mô hình tiếp thị sản phẩm cho doanh nghiệp. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp khai thác được các khía cạnh khác nhau đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm để cạnh tranh với đơn vị khác.

Nếu như với mô hình cũ – mô hình 4P tập trung chủ yếu vào 4 yếu tố:

  • Product – Sản phẩm.
  • Price – Giá sản phẩm.
  • Place – Địa điểm & nhà phân phối.
  • Promotion – Các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại.

Thì mô hình 5P còn có thêm yếu tố con người – people. Bởi vì ngày nay, nhu cầu của người dùng có thể nói là thay đổi từng ngày. Chính vì thế, khách hàng sẽ mong muốn nhiều hơn trong sự gắn kết giữa mình và doanh nghiệp.

Họ mong muốn doanh nghiệp hiểu rõ được nguyện vọng và tâm lý của mình hơn là chỉ tập trung vào 4 yếu tố trên.

dinh-nghia-5p-trong-marketing Định nghĩa 5p trong Marketing

Định nghĩa mới về sự gắn kết giữa mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow có thể nói là một lý thuyết hoàn hảo khi đề cập đến từng tầng, từng cấp độ trong mong muốn của mỗi cá nhân. Khi kết hợp được chuỗi 5P vào tháp Maslow sẽ giúp doanh nghiệp phân tích đầy đủ nhất về tâm lý khách hàng.

Lúc này, mô hình 5P sẽ được mở rộng hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở 5P như trên mà sẽ bao hàm thêm:

  • Purpose – Mục đích.
  • Pride- Niềm tự hào.
  • Partnership – Đối tác
  • Protection – Sự bảo vệ.
  • Personalization – Sự cá nhân hóa của mỗi khách hàng

Mô hình này thậm chí vẫn có thể mở rộng hơn tới 6P, 7P nhưng trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ nói sâu về mô hình 5P thôi.

XEM THÊM: Cách viết bài sale sản phẩm chốt đơn ầm ầm chỉ với 8 bước

5P trong kinh doanh hay Marketing đều được xây dựng dựa trên những yếu tố cần thiết nói trên. Dựa vào đặc điểm của từng sản phẩm và kết hợp chặt chẽ với tháp nhu cầu Maslow sẽ tạo nên mối liên kết bền chặt giữa nhà bán với khách hàng mục tiêu.

Nhờ đó doanh nghiệp xây dựng được chân dung khách hàng hoàn chỉnh, hoàn thiện dịch vụ sản phẩm của mình.

thap-nhu-cau-maslow Tháp nhu cầu Maslow

Các yếu tố tạo nên sự gắn kết trong mô hình 5P

Muốn tạo nên sự gắn kết với bất cứ ai, chúng ta cần phải trở thành bạn của người đó. Với kinh doanh và truyền thông cũng như vậy. Như đã nói ở trên, nếu mô hình cổ điển 4P tập trung vào sản phẩm thì 5p lại chú ý đến yếu tố con người.

Cụ thể các yếu tố tạo nên sợi dây liên hệ trong 5P bao gồm:

  • Purpose – Mục đích: Yếu tố giúp khách hàng cảm nhận được đích đến của doanh nghiệp là hỗ trợ cho vấn đề cá nhân của người dùng hoặc nâng cấp hình ảnh bản thân.
  • Pride- Niềm tự hào: Yếu tố này đánh vào tâm lý tự hào và hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này có lẽ thường thấy nhất ở các thương hiệu nổi tiếng, đắt tiền hay những sản phẩm có giá trị nhân văn.
  • Partnership – Đối tác: Đây là yếu tố giúp khách hàng cảm nhận được sự tận tâm của doanh nghiệp, về mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà bán và người mua.
  • Protection – Sự bảo vệ: Là yếu tố đem đến cảm giác an tâm khi chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Personalization – Sự cá nhân hóa: Khách hàng cảm thấy họ nhận được trải nghiệm dựa theo nhu cầu cá nhân của mình.

Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng 5P trong kinh doanh

Trong thời đại công nghệ bùng nổ, khách hàng càng ngày càng muốn được làm chủ trong quá trình mua sắm. Khi mà chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể nắm bắt gần như toàn bộ thông tin cần thiết.

Vậy thì, trong thời đại cạnh tranh khốc liệt, ai được lòng khách hàng nhất, người đó thắng. Và 5P chính là mô hình được xây dựng nên dựa trên mục tiêu đó.

Áp dụng linh hoạt 5P chính là chìa khóa để mở ra sự hài lòng tối đa của khách hàng, và biến chúng ta thành lựa chọn tối ưu nhất của họ.

5p-la-chia-khoa-de-khach-hang-hai-long 5P là chìa khóa để khách hàng hài lòng

Nguyên tắc khi chuyển đổi sang mô hình kinh doanh 5P

Cũng giống như giải một bài toán khó cần áp dụng đúng các công thức, và thực hiện từng bước. Thì chuyển đổi mô hình cũng vậy, cũng cần có những nguyên tắc nhất định.

XEM THÊM: Slogan là gì ? Tổng hợp những slogan hay và độc đáo

1. Phải bước ra khỏi vùng an toàn

Có thể nói nỗi sợ thất bại chính là lý do lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp còn ngần ngừ chuyển đổi mô hình kinh doanh. Bởi 4P vẫn là mô hình đem lại doanh số nhất định.

Chuyển đổi có thể hoặc không thành công, nhưng nếu không thử thì chắc chắn không thành công. Nếu không dũng cảm bước khỏi vùng an toàn thì mọi thứ bạn đang có chỉ là đang cầm cự chứ không phải là sự ổn định.

Tới một thời điểm nhất định khi mọi thứ đã phát triển quá xa, doanh nghiệp không bắt kịp sẽ bị đào thải.

2. Thời điểm là vô cùng quan trọng trong mỗi chiến dịch

Cờ đến tay ai, người đó phất. Thời điểm là chìa khóa vàng cho bất cứ sự thành công nào. Dù bạn có những chiến lược tuyệt vời đến đâu nhưng không phải lúc thị trường cần thì đó cũng là chiến dịch thất bại.

Chiến lược Just in time được Hertz đưa ra khi hãng phát hiện rằng có thể gửi ưu đãi chính xác lúc người dùng của hãng đang băn khoăn có quyết định dùng dịch vụ không.

Nền tảng của just in time chính là dựa trên sự phân tích, dự đoán dự định của khách hàng. Nếu họ không sử dụng ưu đãi này sẽ là sự bỏ phí đáng tiếc.

Nói ví dụ, giữa thời điểm tháng 7 nóng bức, bạn sale sản phẩm áo len. Trừ khi đó là mẫu áo cực hiếm, cực hót còn nếu không đa số sẽ chẳng ai mặn mà. Bời vì hiện nay, các nhà sản xuất thay đổi mẫu liên tục.

Một chiếc áo mùa từ tháng 7 của mùa trước sẽ chẳng còn bắt trend vào mùa đông năm nay nữa.

just-in-time Just in time

3. Chuyển hướng từ sản phẩm sang platform là cần thiết

Nhắc đến platform người dùng thường nghĩ tới những nền tảng có ứng dụng công nghệ. Nhờ đó mà người dùng và doanh nghiệp kết nối với nhau được nhanh nhất có thể.

Ví dụ hiện hành nhất là hệ sinh thái Apple, trong đó bao gồm các sản phẩm con như: Iphone, Imac, Macbook, Airpod, Apple Watch. Và tất cả các sản phẩm này đều có thể liên kết và truyền tải dữ liệu cho nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng.

Hoặc hãng xe sang BMW đã phát triển hệ thống định vị cho những người thậm chí không chạy BMW. Bằng cách này, họ đã liên kết được với mạng lưới khách hàng rộng khắp từ các dịch vụ taxi hay những người sử hữu xe của hãng khác.

he-sinh-thai-apple Hệ sinh thái Apple

Cách xây dựng chiến lược Marketing 5P hiệu quả

Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng chính là tấm vé bảo trợ cho việc tăng trưởng doanh số. Vậy cần xây dựng chiến lược Marketing 5P sao cho hiệu quả và hạn chế lãng phí nhân lực cũng như tài chính?

XEM THÊM: Brand guideline là gì? 5 bước xây dựng Brand guideline cho doanh nghiệp 

1. P – Product (Sản phẩm)

Hiểu rõ về sản phẩm của bạn là yếu tố đầu tiên. Bạn bán gì? Bạn bán cho ai? Hàng của bạn so với đối thủ cạnh tranh có điểm mạnh yếu ra sao. Phải làm sao để đẩy mạnh ưu điểm và hạn chế khuyết điểm.

Đây là những câu hỏi để xây dựng USP – Use selling point. Từ đó giúp kế hoạch truyền thông của bạn dễ dàng thành công hơn.

2. P – Price (Giá)

Giá cả cũng là yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược 5P. Tất nhiên không phải giá rẻ sẽ đi kèm với việc khách hàng sẽ quyết định mua ngay sản phẩm. Không phải tự dưng mà có câu “tiền nào của nấy” đúng không?

Giá của bạn đưa có thể cao nhưng nếu đi kèm chất lượng tương xứng thì vẫn thuyết phục được khách hàng rút ví.

gia-ca-phai-di-kem-chat-luong Giá cả đi phải kèm chất lượng

3. P – Place (Địa điểm)

Xây dựng hệ thống phân phối, đại lý sao cho khách hàng có thể tìm mua sản phẩm của bạn dễ dàng nhất.

Hiện nay, kênh thương mại điện tử cũng là nơi mà rất nhiều người lựa chọn để đặt hàng. Chính vì thế, đừng bỏ qua mảnh đất màu mỡ này nhé!

4. P – Promotion (Khuyến mãi)

Giữa hai sản phẩm cùng công dụng, cùng tầm giá thì sản phẩm có kèm khuyến mãi chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế hơn.

Khuyến mại có thể là phiếu giảm giá, tích điểm hay chiết khấu cho hóa đơn lần sau. Tùy thuộc vào tính chất sản phẩm mà đưa ra khuyến mại thích hợp.

5. P – People (Con người)

Yếu tố con người là yếu tố cuối cùng trong mô hình này, hãy bảo đảm cung cấp đủ cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ nhân viên.

Xác định rõ vị trí cũng như nhiệm vụ dành cho những nhân viên này. Ví dụ, nhân viên sale cần có những yếu tố như năng động, sáng tạo, sức khỏe tốt do thường xuyên phải di chuyển.

Nhân viên chăm sóc khách hàng cần nắm vững sản phẩm, có giọng nói truyền cảm, xử lý tốt các tình huống phát sinh.

yeu-to-con-nguoi-rat-quan-trong-trong-bat-cu-linh-vuc-nao Yếu tố con người rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực nào

Kết luận

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ từng ngày của công nghệ, khách hàng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận đến những sản phẩm dịch vụ tốt hơn. Chính vì thế, vận dụng tốt nhất mô hình 5P trong Marketing là điều cần thiết để doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.

Mô hình này cũng là cách để doanh nghiệp thoát khỏi lối tư duy cũ mòn và có sự đổi mới phù hợp với xu thế.

Từ khóa » Chiến Lược 5p