6 Bài Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh ở An Giang CỰC HAY
Có thể bạn quan tâm
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 9 được VnDoc tổng hợp và đăng tải cho các em học sinh tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hay và hoàn chỉnh, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra Văn sắp tới. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Thuyết minh danh lam thắng cảnh ở An Giang
- Dàn ý Thuyết minh danh lam thắng cảnh ở An Giang
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 1
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 2
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 3
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 4
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 5
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 6
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 7
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 8
Dàn ý Thuyết minh danh lam thắng cảnh ở An Giang
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào danh lam thắng cảnh ở An Giang cần thuyết minh: Núi Cấm.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long được bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề.
Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia.
b. Thuyết minh chi tiết
Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt.
Dưới chân núi chếch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha.
Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long.
Tiếp tục di chuyển trên đường mòn sẽ gặp thăm động Thủy Liêm. Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong.
Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đảnh lễ hành hương.
Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mãng cầu núi.
Địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi.
3. Kết bài
Khái quát lại vẻ đẹp của Núi Cấm nói riêng và vẻ đẹp của vùng đất An Giang nói chung.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 1
Miếu Bà chúa Xứ có thể xem là địa danh nổi tiếng nhất của An Giang. Đây là ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng hằng năm.
Vào tháng giêng và tháng 4 âm lịch, miếu Bà là nơi thu hút khách bật nhất. Nhiều dòng xe rồng rắn nối đuôi nhau chở khách đến viếng bà, chùa bà thắp đuốc sáng bừng khắp ngày lẫn đêm. Người ta đổ xô về đây đông đến nỗi 2 – 3 giờ khuya đến viếng vẫn không tài nào chen chân qua nỗi dòng người đông đảo.
Lễ hội chính diễn ra vào ngày 25/4 âm lịch, người ta gọi đây là Hội Vía Bà, lễ hội này được bộ Văn hóa công nhận là lễ hội văn hóa cấp quốc gia, chùa Bà đồng thời cũng là “di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”.
Tương truyên khi xưa Bà ngự ở trên núi Sam, Bà thường xuyên hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, báo mộng cho dân làng rằng chỉ cần thỉnh Bà xuống núi và lập miêu thờ thì Bà sẽ phổ độ phước lộc, mang đến mùa màng bội thu và xua tan dịch bệnh cho dân làng. Qủa nhiên người ta đi theo lời Bà chỉ dẫn, phát hiện ra một bức tượng Phật đã phủ rêu và cũ kĩ do đã ở trên núi một thời gian dài không ai chăm sóc.
Dân làng quyết tâm thỉnh Bà xuống núi nhưng bao nhiêu trai tráng khỏe mạnh vẫn không tài nào nhấc nổi pho tượng Phật này. Bà hiện về mách rằng phải có 9 trinh nữ thanh khiết và trong sáng mới có thể nhấc Bà xuống núi. Người ta cử ra 9 cô gái đồng trinh theo ý của Bà, quả thật 9 cô gái nhấc Bà lên nhẹ bỗng như không và khiêng Bà xuống núi dễ dàng.
Đi xuống núi được 1 đoạn, pho tượng Bà trở nên nặng trĩu khiến cho các cô không thể di chuyển được nữa. Mọi người hiểu ý rằng bà đã chọn nơi đất lành này làm nơi ở nên xây lên một ngôi miếu thờ cho Bà. Ngày nay, trải qua nhiều lần tu sửa và xây dựng, miếu Bà Chúa Xứ mới được khang trang và rộng lớn như hiện tại.
Sau khi Bà Chúa Xứ đã được an yên tại miếu thờ, cây lúa trở nên tốt tươi, mọi người sinh sống bình yên và vui vẻ. Người ta nói rằng đến miếu Bà thì sẽ cầu được ước thấy rất linh thiêng, nhiều người cầu nguyện và hứa hẹn sẽ cúng heo quay, gà vịt… để làm ăn buôn bán, cầu sức khỏe, gia đạo bình an… Khi nguyện ước được hoàn thành thì năm sau họ quay lại miếu Bà để cảm ơn và trả lễ rất đông.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 2
Thiên nhiên và con người ở An Giang không chỉ mang những nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ mà còn có những vẻ đẹp riêng biệt của mình. Tất cả đã hội tụ ở đất An Giang, tạo nên một mảnh đất bình dị, đơn sơ và mộc mạc không lẫn với bất kỳ nơi đâu. An Giang dường như chẳng chút đổi thay, cứ mãi trường tồn cùng thời gian như thế. Vậy nên, mỗi khi về với An Giang, những người lữ khách phương xa lại cứ nao nao trong lòng, không khỏi thổn thức vì miền đất nơi đây.
An Giang là một mảnh đất thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những tỉnh có biên giới giáp với nước bạn Campuchia. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm xanh ngắt một màu, có đồng ruộng bát ngát,… Chính vì thế, chỉ khi khám phá “tất tần tật” An Giang, bạn mới có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của mảnh đất này.
An Giang là “vùng đất màu xanh”, dường như nơi đâu cũng gắn liền sắc xanh tươi tắn, căng tràn sức sống mãnh liệt. Đó là màu xanh của những cánh đồng mạ non, là màu xanh của những rặng thốt nốt trải dài, là màu xanh của rừng tràm nguyên sơ, của đám bèo li li, mơn mởn phủ lên dòng sông hiền hòa. Dường như chỉ cần ngắm sắc xanh đặc trưng của vùng đất này, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và rạng rỡ biết bao!
Bước vào mùa nước nổi, An Giang như được choàng lên chiếc áo mới. Dịp này, mây trời sông nước lúc nào cũng mênh mang, thăm thẳm, gợi lên những nỗi niềm khó tả. Mùa nước nổi cũng là mùa bông điên điển, bông súng đua nhau nở rộ, điểm tô những sắc màu lung linh cho những dòng sông, ao hồ. Với khoảng thời gian này, rừng tràm Trà Sư và Búng Bình Thiên là một trong những điểm du lịch tuyệt đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ đấy!
Có dịp du lịch An Giang, bạn sẽ khám phá ra rằng An Giang không chỉ có thiên nhiên thơ mộng mà còn có những di tích lịch sử, những điểm du lịch tâm linh, những địa điểm ẩn chứa nền văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của nước nhà và cả những làng nghề truyền thống. Tất cả đều hội tụ ở mảnh đất này, cứ thế tồn tại theo năm tháng. Một lần đặt chân đến nơi ấy, bạn sẽ thấy được An Giang bình yên và thân thuộc biết nhường nào.
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 3
An Giang là vùng đất thuộc vùng sông nước miền Tây với những vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng rất say mê lòng người. Khi ghé đến An Giang, chúng ta không thể bỏ qua danh thắng Núi Cấm - một biểu tượng của nơi đây. Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long được bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề. Núi Cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia.
Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt. Dưới chân núi chếch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha. Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long. Tiếp tục di chuyển trên đường mòn sẽ gặp thăm động Thủy Liêm. Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong. Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đảnh lễ hành hương. Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mãng cầu núi. Địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi.
Núi Cấm là một điểm đến thú vị cho những ai đã, đang và sẽ ghé đến An Giang. Nhiều năm tháng qua đi nhưng những giá trị to lớn của địa điểm này vẫn còn nguyên vẹn như ngày đầu và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho du khách ghé thăm.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 4
Nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao nhất, lớn nhất nằm trong dãy Thất Sơn hùng vĩ thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Ở độ cao 710m từ trên Vồ Bò Hong nhìn xuống chùa Phật Lớn (thuộc ấp An Bình, xã An Hảo), núi Cấm uy nghi, hùng vĩ mọc lên giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đứng trên đỉnh Cấm Sơn, du khách ta có cảm giác một lòng chảo lớn bao quanh bởi các ngọn núi trập trùng thuộc Thiên Cấm Sơn như: Võ Đầu, Vồ Bò Hong, Vồ Thiên Tuế… Chính vì độ cao và địa hình như vậy, nên từ lâu Núi Cấm được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, thu hút khách du lịch, hành hương nơi đây sẽ đến với những huyền thoại, truyền thuyết đầy vẻ kỳ thú, bí ẩn.
Về tên của ngọn núi, truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Trước kia Núi Cấm rất hiểm trở, lại nhiều thú dữ, không ai dám tới, trừ những nhân vật siêu hình được thêu dệt một cách huyền bí, ngự trị trên thiên đình. Vì thế, một quy định bất thành văn của những người dân quanh vùng tự cấm mình không được xâm phạm đến khu vực núi thiêng đó. Một truyền thuyết khác kể lại rằng, ngày xưa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh phải chạy lên núi trốn nên truyền lệnh không cho bất cứ ai lên núi và từ đó núi có tên là Núi Cấm.
Dưới chân núi về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, diện tích khoảng 100ha có các dịch vụ giải trí đa dạng, nhà hàng Kaolin nơi phục vụ các món ăn đặc sản vùng Bảy Núi. Từ Lâm Viên theo lối mòn lên núi, du khách có thể dừng bước chân lãng du đầm mình trong dòng suối Thanh Long mát rượi, một con suối thiên nhiên, thơ mộng, vừa để nghỉ dưỡng sức khoẻ. Tiếp tục cuộc hành trình lên đến ngã ba, du khách đã bước vào khu “Cao nguyên Núi Cấm”. Rẽ phải khoảng chừng 1km là đến Vồ Thiên Tuế, tiếp theo trở về ngược hướng trái theo đường dốc lên chùa Phật Lớn, trên đường đi du khách ghé thăm Động Thuỷ Liêm, qua Ô Cát thăm Vồ Bạch Tượng (một tảng đá lớn có hình con voi trắng đứng uy nghi bên sườn núi). Tiếp đến là chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Lớn, chùa Vạn Linh, rồi đến Vồ Bò Hong - đỉnh cao nhất của Núi Cấm và cũng là đỉnh cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, vào ngày thời tiết không mưa, nắng đẹp bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn ra tận vùng biển Hà Tiên.
Giữa mênh mông, bạt ngàn màu xanh cây trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cấm Sơn hiện hữu, sừng sững đem đến cho du khách một cảm nhận mới, một khúc lãng du êm dịu giữa đồng bằng.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 5
Cù lao Ông Hổ do phù sa sông Hậu bồi đắp. Trên cù lao có ngôi nhà gỗ, nơi gìn giữ những kỷ niệm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái xum xuê. Cù lao Ông Hổ thuộc xã Mỹ Hoà Hưng cách Trung tâm Thành phố Long Xuyên bởi một nhánh sông Hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỳ, bộ khác nhau, chúng ta có thể đến với Cù lao Ông Hổ, nơi đây chúng ta sẽ có dịp thăm lại ngôi nhà lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn Đức Thắng và các di vật ngày xưa của Bác.
Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của Bác là cụ Tôn Văn Đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nên sàn lót ván, mái lợp ngói ống, ngang 12 mét, dài 13 mét, rộng hơn 150m2.
Vào năm 1984, Bộ Văn Hoá đã ra quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ Quốc gia. Để tưởng nhớ công lao to lớn của Bác, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 110 của Bác, Nhân Dân tỉnh An Giang đã tiến hành làm lễ khánh thành khu lưu niệm của Bác với nhiều công trình mới được xây dựng trên khuôn viên 6,7 ha với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, như: Ngôi nhà thời niên thiếu; Đền thờ tưởng niệm Bác Tôn được xây dựng trong khuôn viên 1.600m2 với kiến trúc cổ lầu tam cấp đặc sắc, nơi chính điện là tượng Bác Tôn bằng đồng bán thân; đối diện với đền thờ là nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nơi đây các hình ảnh, hiện vật, các tư liệu và phim hình sống động giúp chúng ta hiểu thêm về Bác, một tấm gương sáng của dân tộc ta.
Không chỉ có thể, đến với cù lao khách còn được nghĩ tại nhà dân (Homestay) dể thưởng thức các loại trái cây, món ăn đặc sản và nghe đàn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam Bộ, thăm các bè cá ven bờ cù lao và hiện đang xúc tiến chương trình “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng”… Nơi đây, quý khách có thể tận hưởng được hương vị cuộc sống của vùng sông nước Nam Bộ.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 6
Cổ tích Ðồi Tức Dụp
Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn.
Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ.
Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc.
Hiện thực về sơn đạo thép
Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá.mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng.
Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây.
Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng... đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn.Du lịch Tức Dụp ngày nay
Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà.
Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.
Tham khảo thêm: Thuyết minh về đồi Tức Dụp
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 7
Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Đồi cao khoảng 216 m, diện tích hơn 2 km vuông, chu vi hình cánh cung khoảng 3m.
Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô, các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh. Năm 1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang. Cho đến năm 1968 Quân đội Hoa Kỳ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá dữ dội.
Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày. Để chuẩn bị cho trận chiến này Quân lực VNCH đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét-ca đã cho 18000 quân gồm các sư đoàn 9, 21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,… với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113 (36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52, B57, F4…. bên phía cách mạng có 40 người với những vũ khí thô sơ, những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.
Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng bên phía những người cách mạng đã giành thắng lợi. Thiệt hại của người Mĩ là 2700 quân nhân thiệt mạng, 11 xe thiết giáp bị phá hủy, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li, 2 máy bay bị bắn rơi cùng 3 trực thăng. Thiệt hại về chiến phí của Mỹ lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.
Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985, Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng "kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”.
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa, nhờ bàn tay con người, màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này. Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát, dã ngoại quanh đồi Tức Dụp.
Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú quý hiếm như đà điểu châu Phi, cá sấu, voọc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê. Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,….
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai dấu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá. Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn. Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sững uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở An Giang mẫu 8
An Giang vùng đất mang trong mình vẻ đẹp thuần khiết, bình dị của vùng sông nước miền Tây, là sự kết hợp giữa cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, nên thơ vừa là sự pha trộn giữa nhiều nền văn hóa giữa các dân tộc. Nhắc đến An Giang là nhắc đến sự mộc mạc, hùng vĩ, một trong số đó phải kể đến núi Cấm, là một điểm du lịch không thể bỏ qua cho bất cứ du khách nào muốn tìm hiểu về du lịch tâm linh.
Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, là ngọn núi cao và lớn nhất trong dãy thất sơn hùng vĩ thuộc địa phận tỉnh An Giang, nằm trong khu tam giác Tịnh Biên-Nhà Bàng-Tri Tôn. Núi Cấm có vị trí địa lý vô cùng đặc biệt, nằm cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 90km và cách thành phố Châu Đốc khoảng 37km. Đây còn là ngọn núi cao nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đỉnh Bồ Hong cũng là đỉnh núi cao nhất trong Thất Sơn với chu vi 28600m và độ cao 705m. Với độ cao này, từ trên Bồ Hong nhìn xuống là chùa Phật Lớn, núi Cấm mang trong mình vẻ hùng vĩ, uy nghi, rộng lớn, cảm giác như một các lòng chảo lớn giữa vùng đồng bằng sông cửu long được bao quanh bởi các ngọn núi san sát liền kề. Vì ở trên độ cao như vậy, là điều khiến cho khí hậu ở đây trở nên vô cùng mát mẻ, thanh khiết với cảnh sắc thiên nhiên sinh động, người dân đặt cho nó với cái tên là Đà Lạt thứ 2 của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Núi Cấm từ ngày xa xưa đã được biết đến là ngọn núi linh thiêng, huyền bí nhất trong vùng Bảy núi. Về tên gọi cũng là một vấn đề luôn được du khách quan tâm, bởi nó còn có tên gọi chính thức bằng văn tự là Cấm Sơn. Trong sách còn miêu tả danh lam thắng cảnh này là một nơi “thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt,…” Còn theo tương truyền trước đây ngọn núi còn có tên gọi khác ấn tượng hơn là Đoài Tốn.
Truyền thuyết kể lại rằng, xưa núi Cấm là khu vực vô cùng nguy hiểm, hiểm trở lại có cả những loài thú hung dữ, không một ai dám đến đó ngoại trừ những nhân vật siêu nhiên mà được người dân tương truyền kể lại. Đây là một khu vực linh thiêng, ngày xưa tướng Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn vây đuổi đã chạy trốn ở đây và không cho phép ai vào nên từ đó người dân gọi đây là núi Cấm. Vào mùa xuân, là khí hậu thích hợp nhất để ngao du ngắm cảnh, tiết trời mát dịu nhẹ, cây cối xanh tươi đua nhau khoe sắc. Đặc biệt ở trên các chóp núi càng cao thì về đêm khí hậu càng trở nên lạnh, sáng sớm còn được tận mắt thấy sương mai phủ đầy giăng kín cả lối đi. Từ trên cao nhìn xuống, là toàn cảnh đồng lúa mênh mông, bát ngát, bạt ngàn trải dài đến tận vùng biển Hà Tiên và biên giới Tây Nam. Núi cấm quanh năm mây mù giăng phủ, trên đỉnh núi có đỉnh Bát Tiên là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn biển Hà Tiên hay dãy núi Tà Lơn trên mảnh đất địa Campuchia. Từ chân núi lên đến đỉnh núi đều được tráng nhựa để thuận tiện đi lại, hai bên đường là những vách đá thẳng đứng sừng sững làm bệ cho những dòng thác chảy ào ạt. Núi Cấm được bao bọc trong những rừng cây xanh ngút bạt ngàn đan xen những cây cỏ hoa lá sắc màu, khung cảnh toát lên vẻ yên bình, thanh tĩnh, tươi mát như cõi bồng lai tiên cảnh. Dưới chân núi chếch về hướng đông của núi Cấm là khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm, là nơi phục vụ các đa dạng các loại hình giải trí, nhà hàng, khách sạn với diện tích rộng khoảng 100ha. Từ chân núi đi theo lối mòn của núi du khách sẽ lại một lần nữa đắm chìm vào sự tươi mát, thoáng đãng của dòng suối Thanh Long. Đây là dòng suối có nguồn gốc bắt nguồn từ mạch nước ngầm trong lòng đá len lỏi qua các khe đá tạo nên một dòng suối lớn. Được đắm mình vào dòng nước trong vắt, mát lành, nghe tiếng róc rách của nước chảy như xua tan đi sự mệt mỏi tất bật của cuộc sống hằng ngày. Tiếp tục di chuyển trên đường mòn du khách lại được ghé thăm động Thủy Liêm. Tiếp đó sẽ đi qua chùa Phật Lớn rồi đến chùa Vạn Linh những nơi linh thiêng cao quý là sẽ đến đỉnh cao nhất của núi Cấm là Vồ Bò Hong. Ngoài ra có vồ Ông Bướm, vồ Bà, vồ Thiên Tuế là những nơi mà du khách thường đến chiêm bái, đảnh lễ hành hương. Đi từ chân núi lên đến đỉnh núi đều là những địa điểm hấp dẫn, mỗi nơi lại có những sự tích li kì riêng biệt, làm nên một không gian huyền ảo, sống động mang đầy màu sắc tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, rừng cây bạt ngàn sừng sững trăm năm tất cả đã góp phần tạo nên một núi Cẩm hùng vĩ, nên thơ, trở thành một khu du lịch sinh thái lí tưởng mỗi khi nhắc đến An Giang. Đến khám phá núi Cấm, ngoài cảnh quan sinh động huyền bí còn là sự đa dạng về nhiều loại ẩm thực đặc trưng như xoài núi, mít núi, sầu riêng, mãng cầu núi. Nói đến địa điểm ấn tượng khi du lịch núi Cấm phải kể đến tượng phật Di Lặc, được coi là một công trình kiến trúc đồ sộ nhất từ trước đến nay trên vùng Bảy Núi. Bức tượng phật Di Lặc với chiều cao 3360m đứng trong hàng cao nhất Đông Nam Á vẫn sừng sững trải qua bao thăng trầm của thời gian. Điều ấn tượng là dù ở bất cứ chỗ nào trên các vồ núi cũng có thể ngắm nhìn chiêm ngưỡng hình tượng phật trắng sáng uy nghi giữa cả một vùng trời rộng lớn với sự hiền từ bao dung và thánh thiện.
Núi Cấm giờ đây đã trở thành địa điểm hành hương, bái lễ của du khách, là nơi linh thiêng, huyền bí thu hút với vẻ uy nghi rộng lớn đến khó tả. Núi Cấm mang vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí nơi giao thoa giữa đất trời chìm đắm trong chiều dài lịch sử hơn một thế kỷ. Giữa một vùng trời tươi mát, giữa bạt ngàn rừng cây xanh trái ngọt của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Núi Cấm hiện lên sừng sững giữa không gian mang đến cho du khách một cảm giác dịu êm, một khúc ca lãng du hoang sơ em dịu giữa đồng bằng rộng lớn.
..................................
Ngoài Văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang, mời các bạn tham khảo thêm Soạn Văn 9 trên VnDoc để học tốt môn Văn hơn. Ngoài ra, các Đề thi giữa kì 2 lớp 9 và Đề thi học kì 2 lớp 9 cũng là tài liệu hay cho các em tham khảo ôn luyện.
Bài tiếp theo: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Thiên Cấm Sơn
Từ khóa » Thuyết Minh Búng Bình Thiên
-
Búng Bình Thiên - Điểm Du Lịch ấn Tượng Của An Giang
-
Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Búng Bình Thiêng
-
Thuyết Minh Về Búng Bình Thiên – Du Lịch Bạn & Tôi
-
Thuyết Minh Về Búng Bình Thiên An Giang ở đâu, Là Gì, Sự Tích
-
Búng Bình Thiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Búng Bình Thiên - Yên Bình Hồ Nước Trời Ban
-
Du Lịch An Giang Khám Phá "Hồ Nước Trời" - Búng Bình Thiên - Vntrip
-
Búng Bình Thiên - Khám Phá "hồ Nước Ngọt Trời Ban" Tại An Giang
-
Búng Bình Thiên - Điểm Du Lịch "kỳ Thú" ở An Giang
-
[An Giang] Búng Bình Thiên Vẻ đẹp Của Hồ Nước Lớn Nhất Vùng Tây ...
-
Độc đáo Thắng Cảnh Búng Bình Thiên (An Giang) Doc - 123doc
-
An Giang Mời Gọi đầu Tư Khu Du Lịch Búng Bình Thiên