6 Bộ Phim đạt Cành Cọ Vàng Gây Tranh Cãi Nhất - Travellive
Có thể bạn quan tâm
Titane (2021)
Ngày 17/7 vừa qua, LHP Cannes lần 74 khép lại với Cành Cọ Vàng thuộc về Titane của Julia Ducournau. Đây là lần thứ hai giải cao nhất của liên hoan phim thuộc về một nữ đạo diễn. Chiến thắng của Titane cũng tiếp nối tinh thần của Cannes: không ngại tôn vinh những bộ phim gây sốc, có phong cách cực đoan (extreme), lối làm phim thường sử dụng các yếu tố bạo lực, tra tấn và quan hệ tình dục có tính cực đoan.
Giới điện ảnh chờ đợi tác phẩm mới của Julia Ducournau sau Raw (2016) - tác phẩm về khoái cảm ăn thịt người từng khiến khán giả ngất trong rạp. Titane tiếp tục là một cú sốc nữa đến từ nữ đạo diễn người Pháp.
Tác phẩm xoay quanh Alexia (Agathe Rouselle), cô gái từng bị tai nạn xe hơi, phải gắn một tấm titanium trong đầu. Khi lớn lên, cô trở thành một vũ công khiêu dâm và người mẫu xe hơi. Alexa dần nảy sinh khoái cảm kỳ lạ với những chiếc xe, thậm chí có thai với một chiếc Cadillac. Sau đó, nhiều vụ giết người diễn ra và Alexa liên tục chạy trốn khỏi cảnh sát.
Trong phim, những cảnh nóng và bạo lực dữ dội đã gây choáng váng người xem. Theo Daily Mail, nhiều khán giả lấy tay che mắt trong buổi chiếu đầu tiên. Tuy nhiên, giới phê bình lại tán dương tác phẩm với 95% đánh giá tích cực trên Rotten Tomatoes.
Phim chia rẽ giới phê bình thành hai phe ủng hộ và phản đối, nhưng ban giám khảo quyết định trao cho Titane giải thưởng cao quý nhất LHP Cannes.
Blue is the warmest colour (2013)
Blue Is The Warmest Colour - bộ phim lãng mạn về tình yêu đồng giới giữa hai cô gái là Emma và Adèle, dựa trên cuốn tiểu thuyết đồ hoạ cùng tên của nhà văn Pháp Julie Maroh. Phim nhận được rất nhiều lời ca ngợi khi được trao giải thưởng danh giá nhất ở LHP Cannes. Hai ngôi sao là Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux cũng nhận giải Cành Cọ Vàng.
Nhưng chỉ một tuần sau đó, nhà văn Julie Maroh bất ngờ đăng đàn chỉ trích bộ phim là "lố bịch", "khiêu dâm". Bà cảm thấy hối tiếc vì đã cho phép đạo diễn toàn quyền làm theo ý mình. Bà cho rằng bộ phim là một tác phẩm “phô bày một cách tàn nhẫn và lạnh lùng về tình dục đồng tính, như thể một bộ phim cấp ba”.
Ngọn lửa chỉ trích lan rộng và bùng lên khi hai diễn viên chính lên tiếng tố mình bị lạm dụng trong suốt thời gian đóng phim. Adèle Exarchopoulos và Léa Seydoux cho biết họ bị vắt kiệt sức trong năm tháng rưỡi dù ban đầu họ chỉ tưởng là hai tháng. Hai nữ diễn viên cho biết họ không được sử dụng diễn viên đóng thế trong cảnh nóng, phải thực hiện phân cảnh đó liên tục trong suốt 10 ngày liền cho đến khi đạo diễn ưng ý. Thậm chí họ bắt buộc phải đánh bạn diễn thật mạnh để tạo tính chân thực cho phim.
Fahrenheit 9/11 (2004)
Trong suốt lịch sử 74 năm, Cannes dường như tỏ ra không mấy mặn mà với dòng phim tài liệu. Nhưng năm 2004, bộ phim chính trị của đạo diễn Michael Moore mang tên Fahrenheit 9/11 đã trở thành tác phẩm tài liệu đầu tiên bước lên bục vinh quang của liên hoan phim này kể từ năm 1956.
Bộ phim nhận được tràng pháo tay tán thưởng gần 20 phút và được trao giải thưởng Cành Cọ Vàng bởi Quentin Tarantino. Tuy nhiên một số ý kiến vẫn phàn nàn rằng Fahrenheit 9/11 được trao là dựa trên quan điểm chính trị của Michael Moore chứ không phải những thành tựu điện ảnh mà tác phẩm đóng góp.
Pulp Fiction (1994)
Pulp Fiction - tác phẩm thuộc thể loại phim hậu hiện đại và là một trong những bộ phim xuất sắc nhất của đạo diễn Quentin Tarantino giành giải thưởng Cành Cọ Vàng tại Cannes năm 1994. Tuy nhiên quyết định này của Hội đồng giám khảo đã tạo nên cuộc tranh luận gay gắt.
Nhiều người cho rằng, loạt phim dự thi tại LHP năm đó có rất nhiều tác phẩm ấn tượng như La Heine Magot, Exotica, Burnt By The Sun và đặc biệt được kỳ vọng là Three Colors: Red - tập phim nằm trong bộ ba tác phẩm lấy cảm hứng từ màu quốc kỳ Pháp của đạo diễn Krzysztof Kieslowski. Nhưng Hội đồng giám khảo đã bị hấp dẫn bởi một bộ phim tội phạm kiểu Mỹ.
Tờ Los Angeles Times viết: "Tác phẩm giành giải không nhất thiết phải là bộ phim được ngưỡng mộ nhất”. Quentin Tarantino cũng bày tỏ: "Tôi không bao giờ mong đợi chiến thắng hay bất cứ điều gì vì tôi không làm loại phim gắn kết mọi người với nhau".
Taxi driver (1976)
Kiệt tác của Martin Scorsese công chiếu tại Cannes vào năm 1976. Nhân vật chính của bộ phim là một cựu chiến binh Việt Nam - Travis Bickle do Robert De Niro thủ vai. Tinh thần bất ổn của Travis với những phân cảnh bạo lực khiến người xem đặc biệt khó chịu. Phần cao trào đẫm máu đã châm ngòi cho các cuộc tranh luận gay gắt về đạo đức trong phim.
Chủ tịch Hội đồng giám khảo Cannes năm đó là Tennessee Williams đã công khai chỉ trích bộ phim. Ông chia sẻ với phóng viên: “Xem cảnh bạo lực trên màn hình là một trải nghiệm tàn bạo đối với khán giả. Các bộ phim không nên lấy niềm vui kích động khi kéo dài những cảnh tàn ác khủng khiếp như thể một bộ phim đang ở đấu trường La Mã”.
Tuy nhiên, ban giám khảo Cannes không thể phủ nhận những giá trị nghệ thuật của bộ phim, cuối cùng đã trao giải Cành Cọ Vàng cho Taxi Driver. Nhà sản xuất Michael Phillips nhớ lại: “Một nửa số khán giả đã đứng lên vỗ tay tán thưởng. Nửa còn lại la hét". Đạo diễn Scorsese đã không đối mặt với những chỉ trích hay phân trần với giới phê bình khi nhận giải.
La Dolce Vita (1960)
La Dolce Vita của đạo diễn người Ý - Federico Fellini ra mắt vào năm 1960, giành được Cành Cọ Vàng tại LHP Cannes cùng năm. Phim cũng nhận được bốn đề cử Oscar. Tác phẩm này lọt top 100 bộ phim hay nhất của điện ảnh thế giới do tạp chí Empire bình chọn. Tuy nhiên La Dolce Vita cũng nằm trong danh sách những bộ phim gây tranh cãi nhất.
Phim đề cập đến cuộc sống hào nhoáng, tự do đến mức điên cuồng của những người thuộc giới thượng lưu ở Rome. Nội dung xoay quanh nhân vật chính Marcello, một nhà văn bỏ ngang giấc mộng văn chương để trở thành phóng viên chuyên săn tin tức nhạy cảm và giật gân. Anh tìm kiếm những cô gái thuộc đủ mọi thành phần, tiếp cận các chức sắc tôn giáo, những gã nhà giàu tha hoá để viết bài đưa tin hay làm tư liệu cho tiểu thuyết.
La Dolce Vita tạo ra một bức tranh muôn màu cuộc sống của thời đại đang phát triển với những con người có nhân cách phức tạp. Nhưng lại gây tranh cãi bởi những giá trị mới thách thức các nguyên tắc đạo đức Công giáo. Ngoài nội dung mang tính thời đại, phim nổi tiếng bởi sự gợi tình, phóng khoáng trong từng cảnh quay. Cộng đồng Công giáo cảm thấy khó chấp nhận tư tưởng cởi mở về tình dục, thậm chí có cả tình dục đồng tính xuất hiện trong phim. Đặc biệt ở phân cảnh mở đầu của phim, một chiếc trực thăng chở tượng Chúa Kitô trước sự kinh ngạc và thích thú của những người xem bên dưới, được khán giả đánh giá là một sự xúc phạm.
Huyền ChâuTừ khóa » Những Bộ Phim Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại
-
TOP 10 Bộ Phim Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại - TOP10AZ
-
Điểm Danh Những Bộ Phim Gây Tranh Cãi Nhất Trong Lịch Sử LHP ...
-
Những Bộ Phim Gây Tranh Cãi Năm 2020 Vì 'bội Thực' Cảnh Sex Bạo Liệt
-
25 Bộ Phim Gây Tranh Cãi Nhất Thế Giới - Báo Thanh Niên
-
25 Bộ Phim Gây Tranh Cãi Nhất Lịch Sử điện ảnh - Dame Ocio
-
TOP 10 BỘ PHIM GÂY TRANH CÃI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI - YouTube
-
10 Bộ Phim Gây Tranh Cãi Trong Lịch Sử điện ảnh - Stereo.VN
-
Top 10 Bộ Phim Kinh Dị 18 Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại Phần 1
-
3 Phim Hot Gây 'ức Chế, Tranh Cãi' Nhất Màn ảnh Việt Năm Qua
-
Kết Quả Oscar Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại - Phim ảnh - Zing
-
Top 10 Bộ Phim Kinh Dị 18+ Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại (Phần 1)
-
Top 10 Bộ Phim Kinh Dị 18 Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại (Phần 2)
-
Cái Kết Gây Tranh Cãi Trong Bộ Phim Kinh Dị đáng Sợ Nhất Mọi Thời đại
-
Top 10 Bộ Phim Kinh Dị 18+ Gây Tranh Cãi Nhất Mọi Thời đại (Phần 2)