6 Bước Chăm Sóc Vết Bỏng Bô Xe Máy Tại Nhà Bạn Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Tại việt nam xe máy là phương tiện giao thông chính. Cũng vì lý do này mà tình trạng bỏng bô xe máy thường xuyên diễn ra. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách chăm sóc vết bỏng bô xe máy hiệu quả nhất.
Mục lục
- I, Đánh giá mức độ bỏng bô xe máy
- 1, Bỏng độ 1
- 2, Bỏng độ 2
- 3, Bỏng độ 3
- II, Cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy
- 1, Làm mát vết thương bỏng bô
- 2, Làm sạch và sát trùng vết bỏng
- 3, Băng bó vết bỏng bô
- III, 6 bước chăm sóc vết bỏng bô xe máy ngay tại nhà
- 1, Rửa vết bỏng hàng ngày
- 2, Bôi kem dưỡng ẩm cho vết bỏng bô
- 3, Sử dụng thuốc kháng sinh
- 4, Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm ngứa
- 5, Sử dụng kem bôi trị sẹo bỏng bô
- 6, Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
I, Đánh giá mức độ bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy là tình trạng vùng da của cơ thể tiếp xúc vào bô của xe máy khi đang hoạt động. Bỏng bô được xếp vào dạng bỏng do nhiệt, tùy vào thời gian tiếp xúc mà tổn thương có thể nông hay sâu. Người ta có đánh giá mức độ bỏng bằng 3 mức độ sau.
1, Bỏng độ 1
Hình ảnh bỏng bô xe máy mức độ 1
Bỏng độ 1 là dạng bỏng nhẹ nhất, tổn thương da là ít nhất. Bỏng độ 1 tổn thương chỉ đến lớp biểu bì của da.
Dấu hiệu điển hình: Vùng da bị bỏng bô sưng tấy và đau rát nhẹ, có thể hơi sưng. Bỏng độ 1 thường tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày, vùng da tổn thương có dấu hiệu bị bong tróc.
Tuy nhiên nếu bị bỏng bô ở diện rộng, người bệnh cũng cần lưu ý và chăm sóc vết bỏng hợp lý để tránh để lại sẹo.
2, Bỏng độ 2
Hình ảnh bỏng bô xe máy mức độ 2
Bỏng độ 2 tổn thương đã có thể xuống đến lớp hạ bì của da. Vết bỏng sẽ làm da bị phồng rộp cùng tình trạng đau rát nhiều. Sau vài ngày bọng nước có thể xuất hiện. Những bọng nước này rất dễ vỡ và chảy dịch gây ra nhiễm khuẩn vết thương. Do đó người bệnh cần lưu ý chăm sóc, tránh làm vỡ các bọng nước này.
Thông thường bỏng độ 2 cần 2 đến 3 tuần để lành lại, nguy cơ tạo sẹo cũng lớn hơn.
3, Bỏng độ 3
Hình ảnh bỏng bô xe máy mức độ 3
Bỏng độ 3 là bỏng rất nặng, tổn thương có thể xuống đến lớp mỡ dưới da. Đối với dạng bỏng này, diện tích bị bỏng càng lớn bệnh nhân có tỷ lệ tử vong càng cao.
Dấu hiệu nhận biết: Vùng da bị bỏng có thể ở dạng sáp có màu trắng hoặc màu xám đen. Nếu bị bỏng độ 3, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.
II, Cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy
Khi bị bỏng bô xe máy, người bệnh cần sơ cứu theo những bước sau:
1, Làm mát vết thương bỏng bô
Cần làm mát vết bỏng bô xe máy bằng nước
Bắp đùi, bàn chân là những vị trí hay bị bỏng bô. Cần cởi bỏ quần để tránh tình trạng cọ xát làm vết bỏng nặng thêm.
Ngâm vết thương trong nước mát từ 15 đến 30 phút để giảm đau rát cho người bệnh. Lưu ý không nên chườm đá, chườm lạnh vào vết bỏng. Nhiệt độ thấp sẽ làm các mạch máu bị co lại, làm giảm lưu thông máu, tăng nguy cơ hoại tử vết bỏng.
2, Làm sạch và sát trùng vết bỏng
Sau khi bệnh nhân đã đỡ đau, cần tiến hành loại bỏ dị vật nếu có trên vết thương. Nếu bị bỏng nhẹ có thể rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hay xà phòng.
Nếu bị bỏng ở mức độ 2 trở lên, cần sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng vết bỏng.
Một số thuốc sát khuẩn hay dùng như Povidone Iod, Cồn Y tế không thích hợp để sát trùng vết bỏng vì gây nhuộm màu, đua xót hay tổn thương tế bào hạt của da.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn phù hợp do không gây tổn thương tế bào hạt, không nhuộm màu hay đau xót vết bỏng.
Dung dịch vệ sinh vết bỏng Dizigone 300 ml
3, Băng bó vết bỏng bô
Vết bỏng sau khi đã được làm sạch cần được băng bó lại, tránh tác nhân bên ngoài xâm nhập vào. Lưu ý: Dùng khăn hay băng gạc sạch để băng bó, băng cũng không được quá chặt tránh làm người bệnh đau đớn.
III, 6 bước chăm sóc vết bỏng bô xe máy ngay tại nhà
Vết bỏng cần được chăm sóc đúng cách để vết thương mau lành, tránh để lại sẹo mất thẩm mỹ. Dưới đây là các bước chăm sóc vết bỏng bô ngay tại nhà hiệu quả nhất.
1, Rửa vết bỏng hàng ngày
Bỏng bô xe máy thường gây ra tình trạng bong da và chảy dịch. Vì vậy cần dùng các thuốc sát khuẩn để rửa vết bỏng.
Mục đích của việc rửa vết bỏng là loại bỏ các chất bẩn hay vảy, mô hoại tử, từ đó giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.
Bên cạnh đó người chăm sóc cũng cần lưu ý thay băng gạc thường xuyên cho bệnh nhân, tránh tình dịch rỉ viêm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập.
2, Bôi kem dưỡng ẩm cho vết bỏng bô
Bỏng bô xe máy gây ra tình trạng đau xót nhiều cho bệnh nhân. Do đó bôi các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp dịu da, giảm đau xót đáng kể cho người bệnh.
Nếu vết bỏng bị vỡ mọng nước, bệnh nhân có thể dùng các thuốc mỡ chứa kháng sinh để bôi như Bacitracin, Neosporin.
Nếu vết bỏng bô chưa bị vỡ bọng nước hay không có bọng nước, có thể dùng các kem dưỡng ẩm như:
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Vaselin
Dizigone Nano Bạc kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo
3, Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu các thuốc sát khuẩn không hiệu quả khi sát trùng vết bỏng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị. Tùy vào tình trạng bỏng mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Người bệnh không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh các tác dụng phụ và tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
4, Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm ngứa
Nếu bệnh nhân vẫn bị đau nhiều hay ngứa nhiều, có thể xem xét sử dụng thuốc giảm đau không kê toa, thuốc giảm ngứa kháng Histamin cho bệnh nhân:
- Các thuốc giảm đau có thể sử dụng: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen.
- Thuốc giảm ngứa kháng Histamin hay dùng: Chlorpheniramin, Loratadin.
5, Sử dụng kem bôi trị sẹo bỏng bô
Bỏng bô tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo rất cao. Những sẹo này thường lớn và rất khó điều trị về sau. Do đó trong giai đoạn vết thương lên da non có thể dùng các loại kem trị sẹo để hạn chế tối đa sẹo xuất hiện.
Một số kem trị sẹo thường dùng hiện nay là:
- Kem trị sẹo Dermatix
- Kem trị sẹo bỏng bô Scar Esthetique
- Thuốc trị sẹo Mederma
6, Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Người bệnh bị bỏng bô xe máy cần được nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh làm vết bỏng nặng thêm. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như Protein, vitamin cùng khoáng chất.
Một số thực phẩm nên ăn trong giai đoạn điều trị bỏng: Thịt lợn, Trứng, sữa, đậu nành, hoa quả, rau xanh.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị bỏng bô xe máy
Lưu ý: Người bệnh trong giai đoạn điều trị cũng nên tránh một số thực phẩm có thể gây sẹo như rau muống, đồ nếp hay thịt đỏ.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách
Trên đây là các bước chăm sóc vết bỏng bô tại nhà hiệu quả và an toàn nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.
Từ khóa » Thuốc Bôi Phỏng Bô
-
Thuốc Trị Sẹo Bỏng Bô Dành Cho Người Bận Rộn - Báo Thanh Niên
-
Bị Bỏng Bô Nên Bôi Thuốc Gì Cho Mau Lành? | Vinmec
-
Bị Bỏng Bô: Sơ Cứu, Cách Chữa, Thuốc Bôi Và Lưu ý Không để Lại Sẹo
-
Cách Trị Bỏng Bô Xe Máy Nhanh Lành, Không để Lại Sẹo - Hello Bacsi
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả Và Không để Lại Sẹo - VinFast
-
Bật Mí Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy Hiệu Quả | Medlatec
-
Cách Chữa Bỏng Bô Xe Máy đơn Giản Mà Không để Lại Sẹo | Medlatec
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Kem Trị Sẹo Bỏng Bô Xe Máy Và Mẹo 4 Cách Trị Sẹo Bỏng Bô Tại Nhà
-
Chữa Bỏng Bô An Toàn, Hiệu Quả Không để Lại Sẹo - MarryBaby
-
Bỏng Bô Xe Máy: 4 Cách Chữa Lành Không để Lại Sẹo
-
Dermatix Ultra – Kem Trị Sẹo Bỏng Bô Dành Cho Người Bận Rộn
-
Bị Bỏng Bô Bôi Thuốc Gì Cho Mau Lành Và Ngăn Ngừa Sẹo? - Nacurgo