6 Bước Rửa Tay Thường Quy để Phòng Tránh Bệnh Do Tiếp Xúc

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy dùng xà phòng rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm khoảng 35% khả năng lây truyền dịch bệnh như tiêu chảy, các vi khuẩn gây hại đường hô hấp và phòng ngừa hiệu quả bệnh chân tay miệng ở trẻ em. Rửa tay là biện pháp rẻ tiền, hiệu quả để phòng bệnh lây nhiễm và Bạn có biết cách vệ sinh tay:

⭐️6 bước rửa tay thường quy, 5 thời điểm cần rửa tay của Bộ Y tế ban hành

⭐️Nước rửa tay thường nào phù hợp để rửa sạch tay?

⭐️Bạn đã biết thời điểm cần phải rửa tay?

⭐️Rửa tay như thế nào để loại bỏ sự lây lan của bệnh truyền nhiễm ?

  1. Sản Phẩm Nước Rửa Tay 
    1. Nước rửa tay Gentle hands
    2. Khi nào cần rửa tay?
    3. Các bước rửa tay
  2. Vệ Sinh Tay Trong Khám Chữa Bệnh
    1. Năm thời điểm phải vệ sinh tay
    2. 6 bước rửa tay thường quy

6-buoc-rua-tay-phong-benh

Sản Phẩm Nước Rửa Tay 

Hiện nay trên thị trường, các loại hóa chất để rửa tay (nước rửa tay) thường được sử dụng có 3 loại chính là:

  • Xà phòng thường-Normal/Plain soap là hợp chất có hoạt tính làm sạch, không chứa chất khử khuẩn.Dạng bánh hoặc dạng dung dịch không chứa tác nhân diệt khuẩn.
  • Xà phòng khử khuẩn-Antimicrobial soap là xà phòng ở dạng bánh hoặc dung dịch có chứa chất khử khuẩn. chloherxidine hoặc iodine.
  • Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn-Alcohol-based handrub là chế phẩm vệ sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt chứa cồn isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những thành phần này hoặc với một chất khử khuẩn và được bổ sung chất làm ẩm, dưỡng da; được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi cồn bay hơi hết, không sử dụng nước.

Bình đựng nước rửa tay cần kín, có bơm định lượng tự động hoặc bằng cần gạt hoạt động tốt, có nhãn ghi rõ loại và hạn sử dụng, được gắn tại các vị trí thuận lợi cho người sử dụng.

Hạn chế sử dụng xà phòng dạng bánh, nếu sử dụng thì cần lựa chọn loại bánh nhỏ, để trong giá đựng có nắp đậy kín và có lỗ thoát nước.

Các loại nước rửa tay xà phòng được dùng với nước sạch – nước máy đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt được cấp qua vòi có khóa hoạt động tốt

Xà phòng rửa tay thường là một trong những sản phẩm không thể thiếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta thường xuyên va chạm vào nhiều người hay các bề mặt, tích lũy nhiều vi khuẩn bám vào tay mà ta không nhìn thấy, dẫn đến vi khuẩn tích tụ và gây nên nhiều bệnh về lâu dài.

Dù chúng ta không thể giữ tay mình vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều vi khuẩn gây hại.

Xà phòng rửa tay dễ mua, dễ dùng, giá rẻ và có khả năng khử trùng, loại bỏ dịch bẩn bám trên tay rất tốt. Tuy nhiên, khi rửa tay mọi người tuyệt đối không rửa qua loa, phải chà mạnh, xát kỹ hai tay ít nhất từ 20-30s và nhất định phải rửa lại dưới vòi nước sạch.

Nước rửa tay Gentle hands

Gentle hands là dạng dung dịch cô đặc rửa tay có hoạt tính cao, chứa hoạt chất đặc biệt để làm sạch tay. Thành phần chủ yếu là chất tẩy tổng hợp và có nguyên liệu đặc biệt để làm sạch tay và độ pH trung tính nên không gây hại da, ngược lại có hương thơm dễ chịu rất dễ sử dụng. Sản phẩm được sản xuất từ Singapore nhãn hiệu Klenco Chemicals.

XaphongruatayGentleHands

Nước rửa tay Gentle Hands can 5 L

Ưu điểm 

Sản phẩm thích hợp dùng trong các khách sạn, những khu vui chơi, quầy hàng ăn nhanh trong các siêu thị, khu vui chơi. Duy trì vệ sinh an toàn trong các khu lao động sản xuất nhà máy công nghiệp với những đặc tính tối ưu như:

  • Giúp cho da sáng lên
  • Tẩy sạch bẩn và dầu mỡ nhanh chóng
  • Độ pH trung hòa nên không hề hại đến da tay
  • Thích hợp cho mọi loại bình chứa
  • Có tính phân hủy hoàn toàn
  • Có mùi hương dễ chịu và lưu lại trong thời gian dài

sudungxaphongruataydungcach

Hộp đựng nước xà phòng rửa tay

Nếu bạn đang tìm sản phẩm xà phòng rửa tay thông thường chất lượng tốt và uy tín thì hãy truy cập vào địa chỉ Hóa chất tẩy rửa để lựa chọn cho mình những sản phẩm rửa tay tốt nhất với giá cả hợp lý. Mang lại cuộc sống sạch sẽ, ít vi khuẩn hơn đến với bạn và gia đình!

Khi nào cần rửa tay?

khinaocanphairuasachtaybangxaphong

Rửa tay-Hand washing là rửa tay với nước và xà phòng thường và Rửa tay khử khuẩn-Antiseptic handwash là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn. Rửa tay thường xuyên là điều cần thiết, nhưng không phải cứ rửa tay nhiều lần trong một ngày là tốt. Chúng ta nên rửa tay vào 5 thời điểm sau:

  • Trước và sau bữa ăn, đặc biệt là khi chế biến thức ăn cho gia đình
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi vui chơi sinh hoạt ngoài trời
  • Sau khi dùng tay che để ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Tiếp xúc với người bệnh

Các bước rửa tay

Dùng xà phòng rửa tay là một điều cần thiết những không phải ai cũng biết cách rửa tay thế nào cho đúng. Dưới đây là quy trình rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng thường hay dung dịch sát khuẩn tay nhanh

  • Bước 1: Làm ướt tay bằng nước, lấy xà phòng đồng thời chà 2 lòng bàn tay vào nhau
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia cùng kẽ ngón tay
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết các kẽ trong ngón tay.
  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
  • Bước 5: Dùng bàn tay này chà ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Bạn không chắc về cách rửa tay đúng như thế nào? Hãy xem clip dưới đây

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) tại nơi làm việc (Không áp dụng cho cơ sở y tế) 07/02/2020

rua-tay-thuong-quy

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng;
  • Che kín miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay;
  • Duy trì các thói quen tốt cho sức khỏe như tập thể dục giữa ca làm việc, tích cực vận động cơ thể, ăn ương hợp vệ sinh, đủ chất, giữ ấm mũi họng, nâng cao thể trạng;
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tín (sốt, ho, khó thở), trong trường hợp cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách tiếp xúc;
  • Nếu thấy bản thân hoặc người cùng làm việc có các biểu hiện sốt, ho, khó thở,… thì cần thông báo cho người sử dụng lao động, người làm công tác y tế tại cơ sở lao động để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.
Khi có các trường hợp nghi ngờ mắc bênh, cần thực hiện cách ly ngay đồng thời thông báo cho cơ quan y tế địa phương thông qua đường dây nóng 1900 3228 hoặc 1900 9095.

Vệ Sinh Tay Trong Khám Chữa Bệnh

Vệ sinh tay Hand hygiene là một thuật ngữ chung để chỉ cách rửa tay bằng xà phòng thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

Hướng dẫn vệ sinh tay đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn, những quy định cơ bản về thực hành để áp dụng hiệu quả cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà trong các cơ sở khám chữa bênh góp phần giảm nhiễm khuẩn.

Năm thời điểm phải vệ sinh tay

Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc người bệnh cần rửa tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn vào những thời điểm sau

  1. Trước khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
  2. Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn.
  3. Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể.
  4. Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi người bệnh.
  5. Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh.

Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần vệ sinh tay

  • Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh.
  • Trước khi mang găng và sau khi tháo găng.
  • Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh.

6 bước rửa tay thường quy

Dù vệ sinh tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn cần thực hiện theo kỹ thuật 6 bước.

  1. Bước 1: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  2. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  3. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  4. Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay).
  5. Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái).
  6. Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.

Khi thực hiện quy trình vệ sinh 6 bước rửa tay thường quy cần lưu ý một số điểm sau:

  • Lựa chọn đúng phương pháp: Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch tiết của cơ thể phải vệ sinh tay bằng nước và xà phòng thường. Chà tay bằng dung dịch chứa cồn khi tay không trông rõ vết bẩn, sau tháo bỏ găng hoặc khi thăm khám giữa các người bệnh.
  • Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch vệ sinh tay cho mỗi lần vệ sinh tay
  • Tuân thủ đúng kỹ thuật, Chà tay cùng hóa chất theo đúng trình tự từ bước 1 tới bước 6, mỗi bước chà 5 lần để bảo đảm hóa chất tiếp xúc đều trên toàn bộ bề mặt bàn tay. Trường hợp chà tay bằng dung dịch chứa cồn, nếu chà đủ 6 bước mà tay chưa khô thì lặp lại các bước cho tới khi tay khô.

Trường hợp vệ sinh tay bằng nước và xà phòng thì trước khi lấy dung dịch xà phòng cần mở vòi nước và làm ướt bàn tay; sau khi kết thúc 6 bước chà tay cần rửa lại tay dưới vòi nước để loại bỏ hoàn toàn hóa chất trên tay, lau khô tay bằng khăn sạch, khóa vòi nước bằng khăn vừa sử dụng, thải bỏ khăn vào thùng thu gom khăn.

  • Tuân thủ đúng thời gian: Thời gian chà tay với hóa chất vệ sinh tay theo quy trình 6 bước phải đạt từ 20 giây-30 giây.
  • Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.
  • Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau vệ sinh tay: Sử dụng nước sạch để rửa tay, sử dụng khăn sợi bông/khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay, sử dụng khăn đã dùng lau khô tay để đóng vòi nước.
  • Không dùng một khăn lau tay chung cho nhiều lần rửa tay.
  • Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay.
  • Xem xét lựa chọn loại găng tay không có bột trơn talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.

Nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection – HAI) đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị

Có nhiều phương thức lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó bàn tay nhân viên y tế là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Theo tổ chức Y tế thế giới, các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm…) từ bệnh nhân, môi trường y tế dụng cụ, không khí, nước có thể lan truyền từ bàn tay nhân viên y tế đến bệnh nhân và ngược lại.

Bộ Y tế đã đưa biện pháp này lên hàng đầu trong 9 biện pháp phòng ngừa chuẩn, xin mời click để tải về nghiên cứu toàn văn chi tiết từ Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH):

⭐️Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ⭐️Ban hành Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Như vậy chúng tôi đã trình bày về xà phòng nước rửa tay, thời điểm và cách rửa tay đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả cao. Giới thiệu một số thông tin về 6 bước rửa tay thường quy trong các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Mong những nội dung trên là hữu ích và góp phần nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho Bạn cũng như cộng đồng

5/5 - (1 bình chọn)Xin mời Theo Dõi và Thích chúng tôi tại:fb-share-icon940 Tweet 2k

Từ khóa » Các Bước Rủa Tay Thường Quy