6 Bước Sơ Cứu Trẻ đuối Nước Ai Cũng Cần Biết đề Phòng Khi Cần
Có thể bạn quan tâm
Mùa hè là thời điểm dễ xảy ra các ca đuối nước, các bác sĩ đặc biệt cảnh báo vào kỳ nghỉ hè này nguy cơ còn tăng lên rất nhiều do thời tiết nắng nóng.
Ngày 21/3 tại bến sông thuộc phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình vụ đuối nước khiến 8 học sinh tử vong đã khiến cho cả nước bàng hoàng, đau xót. 8 em học sinh trên đều là học sinh nam rủ nhau đi tắm ở một bãi bồi của sông Đà.
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội cho biết đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
Gia tăng trẻ đuối nước
Khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
Trường hợp tử vong do đuối nước, trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Lúc này nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được.
Tình trạng này người ta gọi là đuối khô.
Khi gặp đuối nước, việc xử lý ngay tại chỗ vô cùng quan trọng sẽ có thể cứu được nạn nhân nhanh chóng và còn tránh để lại hậu quả nghiêm trọng sau này.
Sơ cứu trẻ đuối nước
Khi gặp trẻ đuối nước, theo PGS Dũng ngay lập tự sơ cứu nạn nhân càng nhanh càng tốt vì chậm phút nào nguy hiểm phút đó.
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước, dìu trẻ lên bờ rồi gọi người giúp đỡ.
Bước 2: Đặt trẻ nằm nơi khô ráo, thoáng khí và giữ ấm cho trẻ.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức.
Sơ cứu đuối nước như thế nào?
+ Đặt trẻ nằm trên mặt phẳng đầu hơi ngửa ra sau, móc hết đàm nhớt, dị vật trong miệng trẻ.
+ Dùng ngón cái và ngón trỏ bịt mũi trẻ, sau đó hít thở thật sâu rồi thổi hơi trực tiếp qua miệng. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo mà trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim của trẻ đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú.
+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoát ngón tay.
+ Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).
Cần lưu ý là vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này trên đường chuyển trẻ bị nạn tới cơ sở y tế, việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn. Trong trường hợp chỉ có một người cấp cứu thì cứ 30 lần ép tim thì thực hiện 2 lần hà hơi thổi ngạt. Còn nếu có 2 người cùng cấp cứu thì 15 lần ép tim, 2 lần thổi ngạt. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và trẻ có thể thở trở lại.
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Bước 4: Trẻ sẽ nôn nhiều nước khi tỉnh lại, do đó cần đặt trẻ ở tư thế nằm kiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh trường hợp trẻ bị ngạt thở trở lại.
Bước 5: Kiểm tra cơ thể trẻ xem có bị gãy cột sống hoặc các chấn thương về xương khớp nào hay không. Nếu có, nhanh chóng cố định cổ bằng nẹp.
Bước 6: Nếu sơ cứu có kết quả, trẻ thở lại, cử động giãy giụa, hay vẫn còn hôn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu gần nhất. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho trẻ.
Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
-
Chuyên gia cảnh báo sai lầm chí mạng khi sơ cứu trẻ đuối nước rất nguy hiểm
-
Bác sĩ mắt đỏ hoe giải thích cho cô gái trẻ phát hiện mắc ung thư khi chưa kịp lập gia đình
-
8 tác hại nghiêm trọng của rượu: Những giải pháp để hạn chế uống hoặc cai nghiện
PGS Dũng nhấn mạnh trong quá trình sơ cứu không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu... thì phải dùng khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay.
Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách: vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi. Chỉ cần chậm trễ 4 phút cấp cứu là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài.
Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).
Phòng đuối nước ở trẻ cách tốt nhất khi trẻ bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài… Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
Bệnh lùn là có thật: "Thủ phạm" gây bệnh ít người ngờ tớiTừ khóa » Cách Xử Lý Trẻ Bị đuối Nước
-
Các Bước Sơ Cứu Ban đầu Trẻ Bị đuối Nước | Vinmec
-
Sơ Cứu đuối Nước đúng Cách ở Trẻ Em | Vinmec
-
Kỹ Năng Xử Trí Cần Có Khi Trẻ Bị đuối Nước - Thông Tin - Bộ Y Tế
-
SƠ CẤP CỨU VÀ CHĂM SÓC BAN ĐẦU KHI TRẺ BỊ TAI NẠN NGẠT ...
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn 6 Bước Cấp Cứu Trẻ Bị đuối Nước - Báo Lao Động
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bé đuối Nước - Vinamilk
-
Cách Cấp Cứu đuối Nước Trẻ Nhỏ Mùa Hè - VnExpress Sức Khỏe
-
Bác Sĩ ơi: Trẻ Bị đuối Nước Phải Xử Trí Cấp Cứu Như Thế Nào?
-
Xử Trí, Cấp Cứu đúng Cách Khi Trẻ Bị đuối Nước - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Làm Gì Khi Có Người Bị đuối Nước
-
Biện Pháp Xử Lý đuối Nước Tại Chỗ
-
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM
-
Xử Trí Sơ Cấp Cứu Ngạt Nước - đuối Nước Tại Hiện Trường
-
Cách Sơ Cứu Trẻ Bị đuối Nước CHUẨN NHẤT Do Bác Sĩ BV Nhi Trung ...