6 Bước Xây Dựng Bản Kế Hoạch Kinh Doanh để Gọi Vốn Thành Công
Có thể bạn quan tâm
Việc nghiên cứu và viết một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả sẽ tạo lộ trình cho việc chuyển đổi các ý tưởng kinh doanh thành một quán cafe phát triển mạnh mẽ. Và nếu bạn đang tìm kiếm nguồn tài chính bên ngoài cho quán cà phê của mình, thì một kế hoạch kinh doanh hấp dẫn là điều hoàn toàn cần thiết.
Bản kế hoạch kinh doanh sẽ bắt buộc bạn phải trả lời tất cả các câu hỏi cần thiết để thúc đẩy việc kinh doanh quán cafe của bạn phát triển. Nếu được thực hiện đúng, kế hoạch của bạn sẽ trở thành cẩm nang tham khảo để điều hành một quán cà phê thành công.
Kế hoạch của bạn nên bao gồm sáu phần, cộng với một trang bìa. Hầu hết các phần phải chiếm một hoặc hai trang. Dữ liệu tài chính thì sẽ chiếm một vài trang.
Phần 1: Tóm tắt dự án
Đây là phần đầu tiên bạn cần viết tuy nhiên nó sẽ nằm ở trang cuối cùng của bản kế hoạch kinh doanh. Bản tóm tắt dài 1 trang này phải nêu bật và cô đọng các ý chính của mỗi phần trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn.
Hơn hết, đây cũng là cơ hội để bạn kể câu chuyện về doanh nghiệp của mình. Bên cạnh dữ liệu tài chính, nó sẽ là phần quan trọng nhất. Các ngân hàng và nhà đầu tư tiềm năng đưa ra quyết định chủ yếu nằm ở mục này.
Sau khi bạn viết xong phần tóm tắt dự án, hãy chia sẻ nó với các chủ ngân hàng hoặc nhà tư vấn kinh doanh. Và sau đó sửa đổi lại dựa trên các đề xuất của họ.
Phần 2: Mô tả doanh nghiệp
Viết mô tả ngắn gọn về công việc kinh doanh cà phê của bạn. Bao gồm cái:
- Tên doanh nghiệp
- Vị trí
- Danh sách các sản phẩm hoặc dịch vụ
- Thị trường mục tiêu
- Hình ảnh của doanh nghiệp, sơ đồ mặt bằng, v.v.
Phần 3: Hồ sơ quản lý
Hãy mô tả đội ngũ quản lý của bạn và trình độ của họ trong hồ sơ quản lý. Nếu bạn là người quản lý chính, hãy tóm tắt sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm trực tiếp, hãy nhấn mạnh các kỹ năng và thành tích có thể chuyển giao.
Nếu bạn có người quản lý hãy bao gồm trình độ học vấn, hồ sơ việc làm, kỹ năng và thành tích của họ.
Đừng quên làm nổi bật các nhà tư vấn kinh doanh. Các nhà đầu tư nhận sẽ tin tưởng các cố vấn đã có thành tích.
Phần 4: Nghiên cứu thị trường
Tiến hành nghiên cứu thị trường ngành cafe, phân tích đối thủ cạnh tranh, xu hướng của ngành, nhân khẩu học, nhu cầu của khách hàng và mức độ nhạy cảm của bán hàng với các chu kỳ kinh tế, điều gì khiến bạn khác biệt và các giải pháp tài chính trong ngành.
Phần 5: Chiến lược tiếp thị
Kế hoạch tiếp thị của bạn bao gồm:
- Mô tả loại hình và vị trí doanh nghiệp của bạn
- Giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ
- Xác định khách hàng mục tiêu và cách bạn đáp ứng nhu cầu của họ
- Giải thích lý do tại sao khách hàng sẽ mua hàng của bạn
- Vạch ra các chiến lược tiếp thị bạn sẽ sử dụng để thu hút họ.
- Bảng cân đối báo cáo tài chính
Phần 6: Dữ liệu tài chính
Kế hoạch tài chính của bạn bao gồm tài sản, nợ phải trả và dòng tiền cho doanh nghiệp của bạn. Các nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra phần này để xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tiềm năng của bạn. Phần này yêu cầu ba tài liệu:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Bảng cân đối kế toán.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp xác định khả năng thanh toán các hóa đơn của công ty bạn trong ngắn hạn. Nó bao gồm 3 khoản mục dòng tiền đó là:
- Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển từ hoạt động tài chính.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nói một cách đơn giản nhất, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết tổng doanh thu và chi phí trong năm.
Hầu hết thông tin cần thiết để điền vào báo cáo này đến từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ (doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí). Bạn có thể sử dụng số liệu thuế từ một kế toán viên.
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ phải trả và giá trị tài sản ròng tại một thời điểm cụ thể, sử dụng công thức này: tổng tài sản – nợ phải trả = giá trị tài sản ròng.
Khi bạn đã hoàn thành báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì bảng cân đối kế toán là vấn đề điền vào các chỗ trống:
- Tổng tài sản bao gồm tài sản (tiền mặt và hàng tồn kho) cộng với tài sản cố định (thiết bị trừ khấu hao).
- Nợ phải trả bao gồm các khoản phải trả và nợ dài hạn.
Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, ít nợ và đủ vốn lưu động thì khả năng thành công cao hơn. Hãy giữ đủ tiền mặt hoặc tài sản thanh khoản trong tay để trang trải các khoản chi phí trong sáu tháng.
Nguồn: Crimsoncup.comTừ khóa » Cách Xây Dựng Vốn
-
9 Bước để Xây Dựng Một Doanh Nghiệp Nhỏ - Business Plan
-
5 Bước đơn Giản để Xây Dựng Vốn Từ
-
CÁCH XÂY DỰNG NGUỒN VỐN HIỆU QUẢ CHO BẢN THÂN
-
Hướng Dẫn Cách Lập Một Dự án đầu Tư Xây Dựng Công Trình
-
Cách Xây Dựng Vốn Từ Vựng Hiệu Quả - Du Học AMEC
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch đầu Tư Công Năm 2022
-
Kinh Nghiệm Thành Lập Công Ty Xây Dựng Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Nguồn Vốn đối Với Công Trình Xây Dựng Mới
-
Nguyên Tắc, Nội Dung Và Phương Pháp Quy đổi Vốn đầu Tư Xây Dựng ...
-
5 Cách SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HIỆU QUẢ Không Phải Ai Cũng Biết
-
Cách Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Hộ Gia đình Cho Người Mới ...
-
Cách Thức Quy đổi Vốn đầu Tư Xây Dựng được Quy định Như Thế Nào ...
-
Cách Thức Lập Dự án đầu Tư Xây Dựng Công Trình
-
6 Cách để Xây Dựng Vốn Từ Vựng Phong Phú Cho Con Trẻ