6 Cách Bù Nước đúng đắn Khi Chăm Sóc Trẻ ốm Sốt, Tiêu Chảy để Con ...

Hành trình nuôi dậy chăm sóc con cái, mẹ luôn phải lo lắng rất nhiều điều từ những cơn cảm lạnh thông thường cho tới một vết cắn côn trùng nhỏ nhẹ. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc kháng sinh thì có thể mẹ sẽ bỏ qua những kiến thức về mất nước cơ thể. Khi trẻ bị tiêu chảy, nôn ói, điều quan trọng nhất lúc này là nhanh chóng thay thế chất lỏng đã mất. Giải pháp phổ biến nhất mẹ thường làm là cho trẻ (trên 6 tháng tuổi) uống những ngụm nước nhỏ thường xuyên. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài liên tục thì chắc chắn mẹ sẽ cần phải hiểu biết về cách dùng Oresol cho trẻ bị sốt, rối loạn tiêu hóa.

6 cách bù nước đúng đắn khi chăm sóc trẻ ốm sốt, tiêu chảy để con không xảy ra tình trạng càng uống càng nôn - Ảnh 1.

1. Giải pháp ORS là gì?

ORS là hỗn hợp muối, đường, kali, khoáng chất dạng bột giúp bù đắp lượng chất lỏng và muối khoáng mà trẻ bị mất khi ốm sốt, nôn ói, tiêu chảy. Đây cũng là giải pháp nhanh chóng duy trì trạng thái hydrate hóa giữ nước trong cơ thể nhờ các chất điện phân. Nếu liên tục bù nước cho trẻ bằng nước lọc có thể sẽ dẫn tới hạ natri trong máu (hay còn gọi là máu pha loãng) nhẹ thì nhức đầu, mất cân bằng, giảm khả năng suy nghĩ còn nặng thì co giật, hôn mê, lú lẫn. Bổ sung dung dịch Oresol chứa muối (natri), kali, clorua đúng cách cho phép duy trì sự cân bằng chất lỏng chiếm 70% khối lượng cơ thể.

ORS (Oral Rehydration Salts) được gọi là thuốc bột uống bù dịch khi pha với nước sẽ thành Oresol. Hiện nay, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những hướng dẫn về ORS loại mới có các thành phân thẩm thấu giống gói ORS thông thường nhưng hàm lượng thay đổi để có thể hòa với nước có nồng độ muối, đường thấp hơn, giúp rút ngắn tời gian tiêu chảy và giảm số trường hợp phải truyền dịch.

2. Khi nào trẻ cần uống ORS

Mẹ quan sát nếu thấy con gặp những dấu hiệu sau có nghĩa tình trạng mất nước đang ở mức báo động:

- Mắt trẻ khô, nhìn mờ.

- Môi xuất hiện vết nứt nẻ.

- Không có nước mắt khi khóc.

- Không đi tiểu thường xuyên được.

Mất nước cũng có thể gây nên những triệu chứng sau đây:

- Mắt trũng.

- Tay chân lạnh.

- Tim đập loạn nhịp.

- Đầu có những điểm mềm.

Những lúc này, mẹ hãy ngay lập tức đưa con đến khám bác sĩ và bắt đầu phòng ngừa các biến chứng bằng một liều ORS.

6 cách bù nước đúng đắn khi chăm sóc trẻ ốm sốt, tiêu chảy để con không xảy ra tình trạng càng uống càng nôn - Ảnh 2.

3. Cách tạo dung dịch bù nước tại nhà

Mẹ hòa 6 thìa đường, ½ thìa muối với 1 lít nước lọc. Hãy chắc chắn về liều lượng bởi quá nhiều đường cũng sẽ làm hiện tượng tiêu chảy của con trầm trọng thêm, nhiều muối khiến canxi bị đào thải qua phân nhiều hơn. Mẹ cũng lưu ý thêm là không sử dụng các gói chất hoa học, không cho thêm trái cây, rau củ quả, gia vị vào dung dịch.

4. Dung dịch có thể thay thế Oresol

Một số loại nước có hiệu quả tương tự như Oresol giúp trẻ không bị mất quá nhiều nước khi sốt cao, tiêu chảy.

- Sữa mẹ.

- Nước dừa.

- Nước gạo rang muối.

- Cháo cà rốt, cháo muối.

- Gruels (hỗn hợp pha loãng nước với ngũ cốc)

5. Cách dùng Oresol cho trẻ bị sốt, tiêu chảy

Trẻ bị nôn, tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, chất điện giải. Mẹ dùng đúng liều lượng Oresol sẽ giúp trẻ tỉnh táo và hoạt động bình thường trở lại. Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là tùy độ tuổi khác nhau mà trẻ nhỏ thường nôn khoảng 70-100ml dung dịch mỗi lần. Lúc này, dạ dày bị kích thích mạnh sau khi nôn nên mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống ngay. Trẻ càng uống càng nôn, càng nôn càng khát và càng khát lại càng uống. Hậu quả của cách cho uống không đúng này sẽ khiến bệnh trẻ càng thêm nặng. Tốt nhất mẹ nên đợi khoảng 10-30 phút sau khi trẻ hết hẳn tình trạng nôn, tiêu chảy mới từ từ cho hớp từng thìa nhỏ. Về liều lượng cũng cần tính toán theo mức độ mất nước nặng hay nhẹ. Trẻ mất nước độ nhẹ khi nôn, tiêu chảy khoảng 50ml/kg, vừa là 100ml/kg, nặng thì cần được chuyền dịch và điều trị tại bệnh viện. Mẹ có thể căn cứ vào trọng lượng cơ thể con bị hụt 5% tức bị mất nước nhẹ, 5-10% là vừa, còn 10-15% thì ở mức báo động nặng.

- Hỏi ý kiến của bác sĩ với nhũ nhi dưới 1 tuổi.

- Trẻ 1-2 tuổi uống 50m/lần, ngày uống 2-3 lần.

- Trẻ 2-6 tuổi uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 100ml.

- Trẻ 6-12 tuổi uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 150ml.

- Trẻ trên 12 tuổi cho uống theo nhu cầu.

Bù nước trong 4 giờ đầu tiên vô cùng quan trọng. Ví dụ trẻ bị mất 500ml nước thì trong 4 giờ đầu cần được bù khoảng 250-300ml. Mẹ cho trẻ uống từng thìa dung dịch Oresol cách 5 phút, hoặc 10ml trong 15 phút tương đương 2 thìa cà phê. Trẻ tiếp tục uống cho đến khi tiếp nhận đủ 200ml (mức thấp nhất chấp nhận được) dung dịch trong 4 giờ đầu. Khi thể trạng còn đang mệt mỏi, mẹ cũng cần khống chế số lượng dung dịch cung cấp theo đúng quy định để trẻ không nôn hết.

6 cách bù nước đúng đắn khi chăm sóc trẻ ốm sốt, tiêu chảy để con không xảy ra tình trạng càng uống càng nôn - Ảnh 3.

6. Những điều cần lưu ý khi sử dụng dung dịch Oresol

- Không đun sôi dung dịch đã pha.

- Rửa tay xà phòng trước khi pha chế.

- Chỉ sử dụng dung dịch Oresol đã pha trong 24 giờ.

- Không dùng thực phẩm chức năng thay thế Oresol.

- Nếu trẻ nôn ói khi uống, hãy chờ 10 phút rồi cho uống tiếp.

- Cho con dùng các chất lỏng khác như sữa, nước trái cây để tăng đề kháng.

- Không tự ý chia nhỏ gói Oresol khiến các thành phần không đồng nhất. Mẹ xem nhãn ghi tỷ lệ pha chế như thế nào thì thực hiện đúng như vậy.

- Không pha Oresol đặc hơn so với chỉ dẫn sẽ làm áp lực thẩm thấu máu cao hơn khiến tế bào bị teo lại do mất nước. Biểu hiện của trẻ thường là da nhăn nheo, mắt khô trũng.

Tình trạng mất nước ở trẻ không nên xem nhẹ. Mẹ cũng lưu ý rằng bản thân dung dịch Oresol không phải là thuốc, không thể chữa tiêu chảy mà chỉ ngăn ngừa cơ thể mất nước dẫn tới các biến chứng suy kiệt sức khỏe. Khi thấy có dấu hiệu hồi phục, mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nhanh lấy lại sự tinh nghịch, khỏe khắn.

Nguồn: Worldofmoms

Từ khóa » Cách Pha Oresol Cho Trẻ Sơ Sinh