6 Cách Khử Clo Trong Nước HIỆU QUẢ, TIẾT KIỆM CHI PHÍ

Hàm lượng Clo dư thừa trong nước máy không những gây nên mùi, vị khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để khử clo trong nước hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Vì sao clo được sử dụng trong nước máy?

Clo còn được biết đến với tên gọi là Chlorine. Đây là một dạng khí nén để hóa lỏng. Khi để ở nhiệt độ phòng thì Clo sẽ tồn tại dưới dạng khí.

Chất Chlorine được sử dụng rất phổ biến trong việc khử trùng nước. Chúng giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus có hại và các động vật ký sinh trong nước. Đây là loại chất khử trùng khá rẻ tiền và mang lại hiệu quả cao nên nó được sử dụng trên toàn thế giới.

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam quy định, tiêu chuẩn của chất Clo trong nước sinh hoạt là 0,2mg/lít. Giới hạn tối đa được phép là 1,0mg/lít. Hầu hết tất cả những đơn vị cung cấp nước sinh hoạt tại Việt Nam đều sử dụng chất này để làm sạch nước. Nhưng không phải công ty nào cũng hiểu được hết tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của nó.

Tham khảo: hút hầm cầu huyện Hóc Môn – Cam kết không đục phá, đúng khối lượng, giá cả cạnh tranh

Hàm lượng Clo không đúng chuẩn gây nên những tác dụng phụ nào?

Nếu bạn thấy nước sinh hoạt của gia đình mình có mùi, vị lạ thì nhiều khả năng là do hàm lượng Clo trong nước không đúng tiêu chuẩn cho phép.

Khi sử dụng hàm lượng Clo vượt mức cho phép sẽ kéo theo rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng.

  • Hàm lượng Clo dư thừa trong nước sẽ thẩm thấu vào cơ thể và tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến rất nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
  • Thành phần hóa học của chất này tương tự như rượu. Chính vì thế tác hại của chúng với cơ thể tương đương như rượu.
  • Khi tiếp xúc với các chất vô cơ, hữu cơ tự nhiên, Clo sẽ tạo thành các chất khử có hại như: Trihalmethanes và Axit Haloacetic gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
  • Gây ung thư bàng quang: Chất Trihalmethanes chiếm 17% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư bàng quang (nghiên cứu tại Mỹ)
  • Gây ung thư vú: 50% bệnh nhân mắc ung thư vú có chứa chất Trihalmethanes trong mô mỡ của họ
  • Ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của trẻ em và đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
  • Ngoài ra, nước có chứa hàm lượng Clo cao không thích hợp sử dụng để nuôi cá cảnh.

Các phương pháp khử clo trong nước

Dưới đây là 6 phương pháp khử Clo trong nước an toàn và hiệu quả nhất.

Phương pháp 1: Nước đun sôi

Sử dụng nước đun sôi là cách khử Clo đơn giản và hữu hiệu nhất, được nhiều người áp dụng. Nước sôi sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn và làm bốc hơi hàm lượng Clo dư thừa trong nước. Đây là cách làm tương đối đơn giản nhưng cũng sẽ tốn kém nếu như khối lượng nước bạn cần khử là quá lớn.

Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên uống nước đã đun sôi và nên đun nước mới hàng ngày. Nước máy sau khi đun không nên để quá lâu. Còn đối với trường hợp nước chưa được khử Clo thì bạn không nên uống hoặc rửa rau sống để tránh được các bệnh về đường ruột.

Phương pháp 2: Dùng bộ lọc than hoạt tính

Bộ lọc than hoạt tính (bộ lọc than) cũng là một phương pháp lọc Clo an toàn, hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của chúng là ứng dụng các hạt cacbon trong máy để hấp thụ tạp chất trong nước và khử hàm lượng Clo trong nước máy.

Lõi lọc than thường có cấu tạo từ tự nhiên như: gỗ, vỏ dừa, than. Bộ lọc than hoạt tính giúp khử mùi hôi tanh, loại bỏ tạp chất và hấp thụ Clo rất tốt.

Cách dùng bộ lọc than hoạt tính để khử Clo như sau:

Bước 1: Nếu hàm lượng Clo trong nước không quá nhiều thì bạn có thể chọn cột 20 inch, còn nếu hàm lượng đã vượt qua mức cho phép thì nên dùng 2 cột lọc 20 inch.

Bước 2: Thực hiện lắp bộ lọc theo đúng hướng dẫn đã đi kèm theo thiết bị.

Tuy nhiên, khi sử dụng bộ lọc than hoạt tính bạn sẽ gặp phải một số bất tiện khi phải thay lõi lọc định kì, từ 6-9 tháng.

Phương pháp 3: Thẩm thấu ngược RO

Màng lọc RO được ứng dụng công nghệ hiện đại nên được xem là giải pháp hiệu quả nhất trong việc xử lý nước sạch. Phương pháp này loại bỏ gần như trọng vẹn các loại hợp chất dư thừa, tạp chất, mang lại cho bạn nguồn nước tinh khiết nhất.

Màng lọc RO hiện nay được trang bị thêm nhiều lõi lọc thổ và lõi lọc than giúp tăng tính hiệu quả lọc và giảm được áp lực tuổi thọ cho lõi lọc.

Theo nghiên cứu, cấu tạo riêng biệt của màng lọc RO chỉ cho phép nước tinh khiết đi qua và sẽ cản lại toàn bộ tạp chất. Vì thế, màng lọc này ngoài khử Clo thì còn có thể lọc được cả Chloramines trong nước máy

Cách lắp đặt màng RO đơn giản như sau:

Bước 1: Khóa nguồn nước đầu vào của máy RO và ngắt nguồn điện

Bước 2: Dùng tay vặn xoay cốc lọc của máy theo chiều ngược kim đồng hồ, tháo cốc ra ngoài.

Bước 3: Lấy lõi lọc cũ ra rồi vệ sinh cốc lọc thật sạch sẽ rồi mới cho lõi mới vào.

Bước 4: Vặn cốc ngược chiều kim đồng hồ

Bước 5: Cắm lại nguồn điện và mở van để nước bắt đầu chảy vào lõi lọc

Phương pháp 4: Thoát khí

Khi ở nhiệt độ phòng thì Clo ở dạng khí. Chính vì thế, bạn có thể làm cho chúng bay lên một cách tự nhiên để loại bỏ.

Với phương pháp này, bạn chỉ cần đổ nước có chứa Clo vào thùng rộng để Clo bay lên một cách tự nhiên. Nhưng phương pháp này khá tốn thời gian bởi thường sau 24h mới đem lại hiệu quả.

Phương pháp 5: Thác nước

Tương tự như phương pháp đun sôi và thoát khi thì cách làm này cũng dựa trên nguyên lý bay hơi của Clo. Phương pháp này cũng tương đối dễ thực hiện, cụ thể như sau:

Bước 1: Bạn chuẩn bị 2 thùng chứa lớn, 1 thùng chứa nước Clo và 1 thùng rỗng.

Bước 2: Đổ nước từ bình chứa sang bình rỗng, đổ đi đổ lại khoảng 10 lần để loại bỏ Clo.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với một khối lượng nước vừa phải.

Phương pháp 6: Sục khí Ozone

Phương pháp này sử dụng khí oxy để tạo thành ozone (O3) – có tính oxy hóa khử mạnh, giúp phá vỡ cấu trúc của các chất hóa học, các loại virus, vi khuẩn gây mùi trong môi trường nước và không khí.

Phương pháp sục khí ozone được tiến hành như sau :

Bước 1: Đặt máy sục khí ozone ở vị trí khô ráo, thoáng mát và tránh xa các nguồn, thiết bị phát nhiệt

Bước 2: Nối máy với nguồn điện và cài đặt các chế độ hoạt động. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình các tính năng phù hợp.

Bước 2: Kết nối máy với nguồn điện, bật công tắc nguồn và cài đặt chế độ hoạt động.

Xem thêm: Hút hầm cầu quận 5 bảo hành 60 tháng – TP Hồ Chí Minh

Cách khử Clo trong nước để nuôi cá cảnh

Để khử đi hàm lượng Clo trong nước dùng để nuôi cá cảnh, bạn hãy làm theo những cách sau đây:

Sử dụng Vitamin C

Vitamin C có thể sử dụng để thay thế hoạt chất Sodium vì nó không làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước và không chứa độc tính. Theo nghiên cứu thì 2,5 phần vitamin C sẽ khử được 1 phần Clo trong nước máy.

Bạn có thể dự trữ sẵn vitamin C trong tủ để phòng trừ các trường hợp thuốc bị phân hủy. Bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều vì vitamin C có thể làm nồng độ pH trong bể giảm đi.

Sử dụng chất khử HYPO

Chất khử HYPO là dạng dung dịch loãng, màu vàng nhạt. Các hợp chất trong đó dễ phân hủy và không ổn định nên có thể giải phóng được Clo. Bạn chỉ cần cho một lượng dung dịch vừa phải vào nguồn nước máy rồi đổ vào bể cá cảnh là được.

Lắp máy sục khí

Lắp máy sục khí vừagiúp khử Clo lại vừa tạo ra lượng oxy cần thiết cho cá cảnh. Bạn chỉ cần đặt máy sục vào bể, kết nối với nguồn điện là đã có thể sử dụng. Tùy theo diện tích và mật độ cá mà bạn lựa chọn các loại công suất máy phù hợp nhất.

Trên đây là những cách khử Clo trong nước hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin cần thiết nhất để giúp bạn tìm ra phương pháp khử clo an toàn, hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Cách Khử Clo Nước Máy