6 Cách Kích Bông Cho Hoa Hồng Trong Mùa Khô - Bách Thảo
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu cách kích bông cho hoa hồng để hoa ra đúng vụ thu hoạch. Đang là mối quan tâm hàng đầu đối với bà con làm vườn. Hoa hồng vốn là giống hoa được các nhà vườn ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, trong mùa khô, nếu không được chăm sóc đúng cách, hoa hồng thường cho số lượng hoa ít và kém sắc.
Mục lục ẩn 1 Hướng dẫn cách kích bông cho hoa hồng 1.1 1. Lựa chọn vị trí trồng 1.2 2. Chọn giống 1.3 3. Cắt tỉa cho cây hoa hồng 1.4 4. Ngăn ngừa nấm bệnh 1.5 5. Diệt trừ sâu hại bông 1.6 Bón phân 2 Cần kích bông cho hoa hồng vào thời điểm nàoTuy nhiên, nếu làm theo 6 cách kích bông dưới đây. Đảm bảo cây ra hoa sum suê, chất lượng, tăng năng suất hoa cho một vụ mùa. Để hồng trồng bằng cành ra được số lượng hoa tối đa, bà con nên bắt đầu với việc lựa chọn vị trí trồng thích hợp. Thời điểm trồng nên tránh mùa có sương giá.
Hướng dẫn cách kích bông cho hoa hồng
Một chậu hồng sum suê, ra bông đều đặn là điều ai cũng muốn. Tuy nhiên, không phải người làm vườn nào cũng cho ra được bụi hồng ra hoa ưng ý. Dưới đây là hướng dẫn giúp hồng tăng năng suất, ra hoa nhiều, chất lượng.
1. Lựa chọn vị trí trồng
Chọn vị trí trồng phù hợp là một công đoạn quan trọng, quyết định cho chất lượng cũng như số lượng hoa sau này. Vườn trồng cần đảm bảo đủ ánh nắng và có hệ thống thoát nước phù hợp.
Chuẩn bị
Dụng cụ
- Xẻng
- Kéo cắt cành
- Phân lân
- Phân hữu cơ
- Thuốc trừ sâu
1. Chọn một khu vực có nắng ít nhất sáu giờ mỗi ngày. Hoa hồng cần được ánh mặt trời rọi trực tiếp để tạo năng lượng cần thiết cho việc nở bông. Bên cạnh đó sâu bệnh cũng khó tiếp cận cây dưới điều kiện thông thoáng và đầy đủ ánh sáng.
2. Kiểm tra đất bằng cách đào một cái lỗ tầm 50 cm và đổ đầy nước. Nếu nước bị cạn sau hai giờ, bà con cần đào luống cho đất hoặc chọn địa điểm khác để trồng. Hoa hồng trồng trong đất cát pha sũng nước dễ bị bệnh nấm và thối rễ.
3. Trồng hồng không đơn giản là chỉ đào một cái lỗ, nhét cây vào, phủ đất lại. Bà con nên đào một hố rộng 45 x 45 cm. Trước khi trồng, nên trộn hỗn hợp 50% đất vườn và 50% phân ủ và rêu than bùn. Hỗn hợp đất tơi xốp giúp kích thích cây con nhanh ra rễ.
2. Chọn giống
Đa số mọi người thường tìm những giống hoa hồng gốc thuần vì độ thích nghi và hương thơm chúng. Tuy nhiên, các giống hoa thuần lại không cho năng suất cao bằng giống lai ghép. Những giống hoa hồng ra hoa liên tục, số lượng hoa nhiều bao gồm:
- Hồng Nhung: Giống hồng hoa đỏ, cánh dày, bông lớn.
- Hoa hường: Độ thích nghi tốt, ít công chăm sóc.
- Hồng vàng Danae: Màu sắc rực rỡ, hương thơm đậm.
- Hồng Fairy ngoại: Giống hồng mini ra bông quanh năm.
- Hoa hồng leo: Hoa hồng thân leo, bông lớn, kích thước ngang hoa mẫu đơn.
- Knock Out: Màu sắc đa dạng, ít công chăm bón.
- Hồng cánh kép: Màu hoa kép sặc sỡ.
- Hồng Fairy: Bông lớn, ra hoa quanh năm.
- Hồng leo July: Hoa hồng leo, bông đỏ và trắng.
- Ren Pháp: Màu sắc đa dạng, ít công chăm bón.
- Hồng đỏ sexy: Hoa đỏ, ra nhiều bông mỗi đợt.
- Hồng trà: Hoa màu hồng cam, mùi thơm ấn tượng.
3. Cắt tỉa cho cây hoa hồng
Cắt tỉa cho đúng quy trình cũng là cách kích bông cho hoa hồng. Giảm bớt cành và hoa thừa thãi, giúp cây dồn sức ra bông. Vào cuối mùa hoa, hoa tàn và bắt đầu kết trái, bà con nên cắt bỏ những trái này. Tỉa bớt hoa đã bung hết cánh, ngăn chặn thụ phấn. Tránh trường hợp cây dùng dinh dưỡng nuôi trái.
Cắt nhánh giúp cây nhanh ra cành non, tạo ra nhiều hoa hơn trên các giống hồng nở quanh năm. Tuy nhiên, việc cắt nhánh không kích thích hoa ở những loại hồng nở 1 vụ. Chẳng hạn như hoa hồng Alba và Gallica cổ điển.
Cắt tỉa cũng là một cách kích bông cho hoa hồng, bỏ bớt cành lá, dồn dinh dưỡng cho cây ra bông mới. Sau khi hết một vụ hoa hồng, hoa tàn và kết thành trái. Bà con nên cắt bỏ những trái hồng không cần thiết này.
Tỉa bớt các bông đã nở bung hết cánh để ngăn cây không dồn dinh dưỡng thụ phấn tạo quả. Cắt bớt cành phụ không ra hoa để kích thích cây ra nhánh mới.
4. Ngăn ngừa nấm bệnh
Bệnh đốm đen, nấm thân làm lá hồng bị biến dạng và rụng lá. Những bệnh này làm suy yếu toàn bộ cây, lấy mất lượng dinh dưỡng để nở hoa. Vào mùa mưa, nhiệt độ và độ ẩm tăng lên, hầu hết hoa hồng sẽ gặp một số dấu hiệu bệnh.
Ngăn chặn bệnh bằng cách phun thuốc diệt nấm ngay từ lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Bà con nên phun ngừa cho hoa hồng vào đầu mùa trồng, như vậy sự tăng trưởng của cây mới được bảo vệ. Ngoài ra, giữ cho lá hoa hồng khô ráo bằng cách tưới nước ở gốc cây. Nấm ưa chuộng môi trường ẩm ướt. Cắt bỏ bất kỳ lá chết hoặc bệnh ngay khi phát hiện.
5. Diệt trừ sâu hại bông
Sâu bệnh làm giảm năng suất hoa hồng theo hai cách:
- Đục thân cây, làm đứt các mao mạch trên cây.
- Gặm nhấm cánh hoa.
Một loại thuốc trừ sâu có khả năng diệt được rệp, ve, bọ trĩ và bướm trắng. Dùng dưới dạng hạt trộn vào đất; đôi khi kết hợp với phân bón và thuốc diệt nấm. Hoặc bà con có thể dùng hạt na, tỏi, bình xịt côn trùng. Nhằm giúp hạn chế độc tố khi vườn hồng nằm cạnh vườn rau.
Tuy nhiên, cũng có một số côn trùng có ích cho việc kiểm soát sâu bệnh trên hoa hồng. Hóa chất trong thuốc trừ sâu vô tình tiêu diệt hết côn trùng có hại lẫn có lợi. Gây mất cân bằng sinh thái, tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh tấn công. Vậy nên, bà con chỉ sử dụng thuốc trừ sâu khi đã dùng hết cách mà sâu bệnh cũng không bớt. Nếu tình trạng sâu bệnh chưa đến mức nghiêm trộng thì bà con không nên sử dụng thuốc trừ sâu.
Bón phân
Hoa hồng cần một lượng dinh dưỡng lớn để sinh trưởng. Đối với giống hồng nở quanh năm, cần ít nhất ba lần bón phân. Một lần bón phân lân,cung cấp nitơ cho lá khỏe mạnh. Phốt pho cho rễ phát triển nhanh và kali hỗ trợ cho việc đơm bông.
Bón phân lần đầu vào lúc 15 ngày sau khi trồng. Hai lần bón tiếp theo là vào giữa tháng 6 và tháng 7 để bổ sung dinh dưỡng cho cây trong những tháng khô hạn. Ngưng bón phân vào tháng 8 để cho cây chuẩn bị ngủ đông.
Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm các loại mùn đất như: rơm, phân hữu cơ và phân mục nát. Nên hòa tan phân bón vào nước rồi tưới quanh gốc hồng. Tránh việc tưới phân trực tiếp lên lá và hoa.
Cần kích bông cho hoa hồng vào thời điểm nào
Trong thời điểm gần cuối đông, hoa hồng đi vào trạng thái “nghỉ”. Lúc này bà con không nên kích cành, kích bông cho cây. Bởi lẽ đây là thời gian nhạy cảm cuả hoa hồng, nó cần thời gian nghỉ ngơi sau một mùa trổ bông.
Đối với điểm khác trong năm, kể cả khi mới trồng trồng, bà con nên bón phân và xịt thuốc ngừa sâu đầy đủ cho cây. Thời điểm thích hợp nhất để kích bông là lúc cây ra bói 1 đến 2 bông trên cây. Bất kể đó là mùa xuân hay hè. Hoa hồng có ra nhiều bông và chất lượng bông có cao hay không đều phụ thuộc vào sự chăm sóc của người trồng. Chúc bà con thành công!
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Trồng Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa
-
Bật Mí Những Nguyên Nhân Làm Hồng Leo Không Ra Hoa
-
05 Lý Do Tại Sao Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa Mà Bạn Nên Biết
-
Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa Là Vì Sao? Cách Khắc Phục - Happy Trees
-
CÁCH TRỊ CÂY HOA HỒNG KHÔNG RA HOA
-
Tại Sao Hoa Hồng Trồng Gần Cả Năm Lại Không Ra Hoa?
-
Cách Chăm Sóc để Hoa Hồng Leo Nở Nhiều Hoa
-
Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Nhanh Ra Hoa, Hoa To, Dày Cánh
-
Những Nguyên Nhân Nào Khiến Hoa Hồng Leo Không Ra Hoa
-
Vì Sao Trồng Hoa Hồng Lâu Mà Chưa Ra Bông - LAMVUONDEDANG
-
Cách Trồng Hoa Hồng Leo Ra Hoa Nhiều Nhất Trong 3 Tháng Mùa Hè
-
Hoa Hồng Leo Trồng Bao Lâu Thì Ra Hoa? Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Làm Thể Nào để Hoa Hồng Leo Tầm Xuân Ra Hoa
-
Tại Cây Hồng Chậm Ra... - Hoa Hồng Và Cách Chăm Sóc Hoa Hồng
-
Cách Trồng Hoa Hồng Leo Tường “siêu đẹp”