#6+ Cách Xử Lý Trẻ 8 Tháng Hay Bị Nôn Trớ Sau Khi Uống Sữa - FaGoMom

Trẻ 8 tháng hay bị nôn trớ là một trong điều mà các mẹ rất lo lắng và tìm mọi cách điều điều trị cho con mình. Vậy nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng FaGomom tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ 8 tháng uống sữa hay bị nôn trớ

Trước hết, các mẹ cùng FaGoMom tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng con trẻ nhà mình được 8 tháng tuổi uống sữa hay bị nôn trớ ở trong phần này nhé:

* Nôn trớ sinh lý (hay trào ngược dạ dày)

Do các cơ quan của bé chưa hoàn thiện là nguyên nhân của tình trạng trẻ nôn trớ này. Khi mới chào đời dạ dày bé còn nằm ngang, cơ thắt thực quản dưới chưa khép kín, thể tích dạ dày nhỏ; thức ăn trong giai đoạn này của bé chủ yếu ở thể lỏng, bé lại hay nằm, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày làm bé dễ nôn trớ. Khi bé được 12 – 18 tháng tuổi tình trạng nôn trớ trào ngược sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, nôn trớ sinh lý còn do những tác động bên ngoài như:

- Bé bú quá nhiều:

Lúc này dạ dày của bé còn khá nhỏ, hệ tiêu hóa cũng phát triển chưa hoàn thiện nên nếu bú quá nhiều trong 1 lần dễ khiến bé nôn trớ.

Điều này dễ gặp hơn ở các bé bú bình, lượng sữa xuống nhanh và nhiều, bé không chủ động trong việc ngưng bú, có thể bú trên mức nhu cầu.

Trường hợp nếu bé bú bình, mẹ nên chia nhỏ lượng sữa thành nhiều cữ bú cho bé, để bé không bú quá no trong 1 lần.

Đối với bé bú mẹ, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu. Cách cho bé bú: nên cho bé bú bên trái trước (bé nằm nghiêng bên phải), sau đó cho bú bên phải (bé nằm nghiêng bên trái). Như thế sữa sẽ dễ xuống dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.

Cho bé bú quá nhiều sữa

Cho bé bú quá nhiều sữa

- Để bé nằm ngay sau khi bú:

Bé ngay khi vừa bú no mẹ cho bé nằm ngang thì tình trạng trào ngược rất dễ xảy ra.

Khi bé bú sữa no cách tốt nhất, hãy giữ trẻ ở tư thế cao đầu trong 15 – 20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt bé nằm nghiêng bên trái và kê hơi cao đầu, tránh đùa giỡn quá nhiều với bé sau khi bú.

Khi bé vừa uống sữa để bé nằm cũng dẫn đến trẻ bị nôn trớ

Khi bé vừa uống sữa để bé nằm cũng dẫn đến trẻ bị nôn trớ

- Tư thế ngủ sai cách

Khi bé ngủ mẹ nên nâng đầu bé lên cao góc 30 độ. Ở độ nghiêng này, thức ăn trong dạ dày sẽ không bị trào ngược lên lúc bé ngủ.

Ngủ sai cách cũng có nguy cơ làm tăng trào ngược dạ dày

Ngủ sai cách cũng có nguy cơ làm tăng trào ngược dạ dày

- Để bé nuốt nhiều không khí khi bú bình hay do ngậm ti giả

Đối với trẻ khi bú bình, nên để sữa ngập hết bầu vú của bình sữa, tránh tình trạng bé bú sâu và bú lượng không khí lớn vào dạ dày, nó làm tăng khả năng trào ngược.

Đồng thời, việc ngậm ti giả cũng dễ đưa lượng không khí vào dạ dày của bé, bé sẽ dễ nôn trớ khi ngậm ti giả sau cữ bú.

Bé bị nôn do bé nuốt nhiều không khí khi bú bình hay do ngậm ti giả

Bé bị nôn do bé nuốt nhiều không khí khi bú bình hay do ngậm ti giả

- Pha sữa không đúng cách

Nhiều cha mẹ không chú ý đến việc pha sữa cho bé, bởi vì, nhiệt độ nước không đủ để làm chín sữa khiến sữa khó tiêu, dạ dày bé làm việc vất vả hơn và dễ gây khó chịu, nôn trớ.

Việc pha sữa sai cách cũng dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ

Việc pha sữa sai cách cũng dẫn đến tình trạng nôn trớ ở trẻ

- Sữa mới không “hợp” với bé

Nhiều bé bị dị ứng với thành phần nào đó của sữa, khiến hệ tiêu hóa của bé gặp rắc rối. Bên cạnh biểu hiện ngoài nôn trớ, bé còn kèm thêm các tình trạng khác như đi ngoài nhiều hay khó đi ngoài, xuất hiện các biểu hiện dị ứng…

 Trẻ dị ứng với thành phần của sữa, khiến hệ tiêu hóa gặp rắc rối

Trẻ dị ứng với thành phần của sữa, khiến hệ tiêu hóa gặp rắc rối

* Nôn trớ bệnh lý

Nếu tình trạng nôn trớ nếu kéo dài, nôn trớ kèm theo các biểu hiện bất thường khác như: chướng bụng, đau bụng quằn quại, co giật, tiêu chảy, xuất hiện máu khi nôn trớ…

Khi gặp tính trạng trên có thể bé đang mắc phải các bệnh như: viêm dạ dày, ngộ độc, tắc ruột, nhiễm trùng tiết niệu, lồng ruột (một khúc ruột di chuyển và chui vào lòng của khúc ruột khác), hẹp phì đại môn vị (bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bẩm sinh ở trẻ),…

Trong trường hợp trẻ nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, ba mẹ không nên tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, thay vào đó nên nhanh chóng đưa bé thăm khám ở các cơ sở y tế để xác định cụ thể nguyên nhân và cách điều trị.

Khi tình trạng nôn trớ kéo dài mẹ có thể cho bé đi gặp bác sĩ thăm khám

Khi tình trạng nôn trớ kéo dài mẹ có thể cho bé đi gặp bác sĩ thăm khám

Cách xử lý từ chuyên gia cho trẻ 8 tháng hay nôn trớ sau khi uống sữa

Trong phần dưới đây, FaGoMom chia sẻ với bạn về một số cách xử lý từ các chuyên gia. Nhằm giúp trẻ 8 tháng hay bị nôn trớ có thể loại bỏ được dễ dàng và nhanh chóng:

- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Đối với trẻ sơ sinh thì hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, vì thế trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì thế, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay.

Do đó, đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Đặt cho bé ngồi trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này suốt 30 phút sau khi ăn. 

Khi bé ăn no mẹ nên để cho bé nằm trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn

Khi bé ăn no mẹ nên để cho bé nằm trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn

- Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Cũng như những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì thế, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, cùng với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Điều này để đảm bảo đủ cữ sữa cho trẻ. Với cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.

Cho trẻ bú nhiều bữa nhỏ

Cho trẻ bú nhiều bữa nhỏ

- Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Một nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì trẻ nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu bé yêu nhà bạn vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Cho bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Cho bé ngủ ở tư thế dễ chịu

- Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Để tránh sự khó chịu cho trẻ, cha mẹ hãy để trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Các  bạn chú ý không nên thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ.

Mẹ nên mặc tã, bỉm lỏng cho bé

Mẹ nên mặc tã, bỉm lỏng cho bé

- Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Đối với những bé đang uống sữa bột công thức, lúc này bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa.

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để pha sữa đặc hơn

Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để pha sữa đặc hơn

- Bổ sung canxi cho bé

Tình trạng ọc sữa, nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

- Cho trẻ bú mẹ đúng cách

Cho bé đúng cách như sau: Mẹ hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Khi mẹ thực hiện cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Khi bé khóc khi đang bú, mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Một điều nữa mà bố mẹ cũng nên lưu ý không chọc bé cười nhiều vì như thế cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

Mẹ hãy cho bé bú đúng tư thế

Mẹ hãy cho bé bú đúng tư thế

Trên đây, các chuyên gia của FaGoMom đã đưa đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức bổ ích về tình trạng trẻ 8 tháng hay bị nôn trớ. Để tìm hiểu được nhiều bệnh lý khác ở trẻ các bậc cha mẹ có thể truy cập và fage: FaGoMom của chúng tôi. Hoặc trực tiếp gọi điện đến FaGoMom để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh nhất và chính xác nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Từ khóa » Cách Xử Lý Trẻ Bị ọc Sữa