6 Dấu Hiệu Có Thai Khi đang Cho Con Bú Dễ Nhận Biết Nhất
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu có thai khi đang cho con bú tuy không mấy rõ ràng và đa dạng như lần đầu mang thai, nhưng lại là thông tin chính xác báo hiệu cho mẹ biết việc đang mang bầu lần nữa.
Mục lục
1. Tại sao vẫn có thai khi đang cho con bú?
Không ít bà mẹ lầm tưởng rằng cho con bú sau thời điểm mới sinh là một biện pháp tránh thai an toàn. Thực chất, phụ nữ vẫn có thể có thai ngay cả khi vừa sinh xong vài tháng và đang cho con bú.
Theo đó, khi cho con bú cơ thể sẽ tiết ra hormone Oxytocin. Hormone này chịu trách nhiệm về phản xạ tiết sữa của bạn (tạo cảm giác căng sữa), đồng thời cũng giúp ngăn ngừa rụng trứng bằng cách gửi tín hiệu đến não để ngăn chặn hormone chính kích thích rụng trứng. Cùng với đó, động tác mút sữa của bé sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Prolactin – có khả năng ngăn cản quá trình rụng trứng và ngăn không cho kinh nguyệt diễn ra. Tuy nhiên, không rụng trứng không đồng nghĩa với việc không thể có thai.
Mẹ bầu không thể dựa vào kinh nguyệt lần đầu hay trễ kinh để coi như biện pháp tránh thai
Trên thực tế, trứng có thể rụng trước khi xuất hiện trở lại kinh nguyệt. Thông thường, những người không cho con bú, trứng đã bắt đầu rụng lại sau 6 – 10 tuần sau khi sinh. Còn với những mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn thì kinh nguyệt sẽ trở lại vào khoảng tháng thứ 4 – 6, thậm chí có thể lên đến 1 năm. Chính vì thời điểm rất khó đoán nên nhiều mẹ chủ quan không sử dụng biện pháp phòng tránh khi sinh hoạt vợ chồng. Từ đó, dẫn đến tình trạng thụ thai khi đang cho con bú.
2. Những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú
Nếu bạn có thai khi đang cho con bú, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
2.1. Bé không còn hứng thú đối với sữa mẹ
Nếu bình thường bé nhà bạn ít ốm, ít quấy khóc và ham bú nhưng đột nhiên có dấu hiệu “ghét” sữa thì khả năng đây là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. Bởi hầu hết các sự thay đổi nội tiết tố đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị sữa. Lúc này, sữa thường bớt thơm ngon và có vị chua, khiến bé trở nên bú ít, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng thường xuyên tiêu chảy.
2.2. Xuất hiện tình trạng ốm nghén
Dù đã trải qua giai đoạn sinh nở mà thai phụ vẫn xuất hiện những cơn buồn nôn, đầy hơi, khó chịu ở bụng… thì đây chính là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú rõ rệt nhất. Điều quan trọng mẹ cần làm lúc này là đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có cung cấp đủ dưỡng chất cho hai em, đồng thời duy trì năng lượng và sức khỏe của mình.
Những cơn buồn nôn, ốm nghén sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mẹ có thêm một em bé khác
Ốm nghén khi mang thai và cách khắc phục mẹ bầu cần biếtHầu hết, các thai phụ đều trải qua cảm giác ốm nghén khi mang thai. Hiện tượng này gây ra các cảm giác buồn nôn khó chịu khiến bà bầu không thể ăn uống được gì. Từ đó, cơ thể dễ rơi vào tình trạng không hấp thu được dinh…
2.3. Lượng sữa giảm đột ngột
Nếu bạn nhận thấy lượng sữa của mình giảm một cách đáng kể, cùng với đó bé có thể vẫn đói ngay cả khi bú bình thường thì rất có thể là do mẹ đang mang thai. Thông thường, điều này xảy ra phổ biến sau khoảng hai tháng mang thai. Tuy nhiên, vẫn không thể loại trừ khả năng nó sẽ diễn ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
2.4. Căng tức ngực
Đau, căng tức ngực khi cho con bú là điều rất bình thường. Thế nhưng, nếu bạn đột nhiên cảm thấy núm vú dễ mẫn cảm hoặc đau và nhức ngày càng nhiều, thì có thể chính là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú.
2.5. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Tình trạng này phổ biến ở những mẹ có con nhỏ, mới mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc con. Nhưng, nếu mẹ mệt mỏi nhiều ngay cả khi chỉ làm những việc nhỏ, nhẹ nhàng thì hãy cảnh giác. Ngoài ra, trường hợp bị mệt mỏi thường xuyên kết hợp chậm kinh kéo dài nhiều tháng sau sinh (thường khoảng 4 – 5 tháng) thì nguy cơ rất cao là mẹ đang mang thai trộm.
2.6. Thường xuyên cảm thấy khát
Đây là dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thường rất dễ bị bỏ qua. Do là cơ thể sẽ chuyển hóa phần lớn lượng nước được nạp vào thành sữa, sau khi em bé bú cơ thể lại tiếp tục yêu cầu lượng nước mới để tiếp tục sản xuất sữa, từ đó khiến chị em bị khát. Tuy nhiên, nếu thường xuyên có cảm giác khát nước một cách bất thường thì đó có thể là chị em đã cấn thai.
Cơn khát thường tăng lên khi mang thai bởi không chỉ do bé lớn đang bú mà thai nhi trong bụng cũng hấp thu chất lỏng từ cơ thể mẹ
3. Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu có thai khi đang cho con bú?
Khi phát hiện các dấu hiệu mang thai, việc đầu tiên mẹ cần làm là mua que thử thai về để kiểm chứng lại xem mình có thai hay không. Song song đó, mẹ nên chú ý đến một số vấn đề sau:
– Không vội cai sữa lập tức cho bé
Việc tiếp tục cho con bú trong khi có thai hoàn toàn không gây ra bất cứ vấn đề cho sức khỏe của mẹ, của bé hay của thai nhi. Do cơ thể của người mẹ vẫn sẽ tiếp tục tiết sữa trong suốt thai kỳ khi có bé tiếp theo. Mặc dù sự kích thích tuyến vú do động tác bú sữa của con có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ cho mẹ, nhưng với đa phần phụ nữ thì các cơn co thắt này không gây tác động quá lớn.
Bé bao nhiêu tháng cai sữa là tốt nhất? Cách cai sữa hiệu quảCai sữa là quá trình cho trẻ ngừng bú sữa mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, việc cho con ngừng bú đột ngột có thể khiến cho hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch của bé kém đi, còn mẹ thì dễ có nguy cơ bị căng sữa, tắc ống…
Trường hợp với phụ nữ có tiền sử bị sảy thai, chuyển dạ sớm hay tăng cân ít trong thời kỳ mang thai thì các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để mẹ cân nhắc xem có nên cho bé lớn bú tiếp hay không.
– Bổ sung đầy đủ chất trong chế độ ăn uống
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì cho bé khỏe? TOP 10 thực phẩm tốt nhấtTam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển của bé trong suốt 6 tháng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng để giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện…
Sự phát triển của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào những lượng thức ăn của mẹ nạp vào cơ thể. Chính vì thế, mẹ cần phải đáp ứng đủ các thành phần dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng. Theo đó, khẩu phần ăn cần có đủ thịt, cá, trứng, sữa và đặc biệt không thể thiếu rau củ quả tươi. Đồng thời, mẹ bầu nên tránh những thực phẩm có thể gây sảy thai như rau ngót, rau chùm ngây, đu đủ xanh, khổ qua, gan và ruột non động vật,…
Rượu bia, thức uống chứa caffein cũng là những thứ mẹ nên tránh xa
– Sinh hoạt điều độ
Khi phát hiện các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú thì để duy trì sức khỏe tốt, chị em nên chú ý đi ngủ sớm và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Tránh làm việc quá sức cũng như hãy chia sẻ việc chăm con với chồng, người thân. Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian vận động, đi bộ quanh nhà hoặc tập các động tác yoga, thiền nhẹ nhàng để cơ thể cảm thấy thoải mái và linh hoạt hơn.
4. Cách tránh thai an toàn khi đang cho con bú
Dưới đây là một số biện pháp tránh thai phổ biến với phụ nữ đang cho con bú:
- Sử dụng bao cao su: Bao cao su dành cho nữ có hình dạng giống như chiếc nhẫn và ở giữa có kèm theo túi. Trước khi giao hợp, nữ giới cần nhẹ nhàng đặt bao cao su vào âm đạo. Việc này nhằm ngăn tinh trùng gặp trứng, từ đó giúp tránh thai hiệu quả.
- Uống thuốc tránh thai: Tuy rằng phương pháp này được áp dụng khá phổ biến, nhưng trước khi dùng bất cứ một loại thuốc tránh thai nào, chị em cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Thông thường, thuốc tránh thai có chứa Progestin sẽ được áp dụng với phụ nữ đang cho con bú bởi thuốc này cho hiệu quả tránh thai tốt và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
- Đặt vòng tránh thai: Để ngăn xuất hiện các dấu hiệu có thai khi đang cho con bú, phụ nữ có thể lựa chọn giải pháp này. Khi vòng tránh thai được đặt vào tử cung thì một thời gian ngắn sau đó các phản ứng hóa học sẽ diễn ra để ngăn không cho tinh trùng “gặp mặt” trứng.
- Cấy que tránh thai sau khi sinh: Giải pháp này sẽ do các bác sĩ thực hiện, theo đó họ sẽ dùng que tránh chứa hormone Progesterone để cấy vào phần dưới da tay của nữ giới. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn cấy 1 hoặc nhiều que tránh thai.
- Tránh thai bằng màng chắn âm đạo: Màng chắn là một dụng cụ có kết cấu dẻo và được làm từ chất liệu latex. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt chúng vào âm đạo sao cho màng chắn bao bọc quanh cổ tử cung, từ đó khiến tinh trùng không có cơ hội xâm nhập vào trứng.
Đối với bất cứ biện pháp tránh thai nào dùng khi đang cho con bú, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mang thai trộm thời điểm sau khi vừa trải qua quá trình sinh nở là tình trạng khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo sự an toàn cho cả 2 bé và bản thân. Tốt nhất, để ngăn tình trạng này xảy ra quá sớm chị em nên áp dụng cho mình biện pháp tránh thai an toàn sau khi sinh.
Xem thêm- Túi nhai ăn dặm dùng cho bé mấy tháng?
- Trẻ nên uống sữa bột đến mấy tuổi?
- Có nên đổi sữa công thức cho trẻ sơ sinh?
Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Rụng Trứng Sau Sinh
-
Có Thể Tự Nhận Biết Dấu Hiệu Có Thai Khi đang Cho Con Bú Không?
-
8 Dấu Hiệu Nhận Biết Thời điểm Ngày Trứng Rụng điển Hình - Medlatec
-
Rụng Trứng Sau Sinh Và Những điều Cơ Bản Chị Em Nên Lưu ý - Yêu Trẻ
-
8 Dấu Hiệu Sắp Rụng Trứng Rõ Nhất Và Dễ Dàng Dự đoán - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Tự Nhận Biết Ngày Rụng Trứng Rõ Nhất & Lưu ý - Huggies
-
11 Dấu Hiệu Rụng Trứng Gặp Tinh Trùng Chính Xác Nhất - Huggies
-
Các Dấu Hiệu Rụng Trứng Sau Sinh Chị Em Cần Phải Biết
-
Nhận Biết Các Dấu Hiệu Rụng Trứng để Xác định Thời điểm Dễ Thụ Thai
-
5 Dấu Hiệu Nhận Biết Có Thai Khi đang Cho Con Bú
-
21 Dấu Hiệu Mang Thai (có Bầu) Sớm Sau 1 Tuần đầu Quan Hệ Cần Biết
-
Các Dấu Hiệu Rụng Trứng Phụ Nữ Không Nên Bỏ Qua
-
Kinh Nguyệt Sau Sinh Cần Chú ý Gì? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Dấu Hiệu Trứng đã Rụng Xong: 10 Cách Nhận Biết Giúp Chị Em Dễ Thụ ...