6 Dấu Hiệu Nhận Biết đau Sỏi Thận? Cách Chữa An Toàn?
Có thể bạn quan tâm
Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của hàng triệu người trên thế giới. Một trong những triệu chứng khó chịu nhất chính là cơn đau nhức nhối có thể khiến người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy bị sỏi thận đau ở đâu và làm sao thể nhận biết những cơn đau của sỏi thận? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng qua bài viết dưới đây.
Bị sỏi thận đau ở đâu?
Đau sỏi thận là gì?
Nguyên nhân hình thành sỏi thận là sự tích tụ của các khoáng chất và muối trong thận, tạo thành những khối rắn trong hệ tiết niệu. Khi sỏi di chuyển, chúng có thể gây kích ứng hoặc cản trở dòng chảy nước tiểu, gây đau thận với các cơn đau đớn nghiêm trọng. Cơn đau này thường xuất hiện đột ngột và có thể thay đổi vị trí tùy theo sự di chuyển của sỏi trong hệ tiết niệu.
Mặc dù ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu sỏi thận thường không rõ ràng thường có thể nhầm lẫn với các bệnh về thận khác. Tuy nhiên khi sỏi thận tiến triển có thể gặp phải các cơn đau thận dữ dội, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu ra máu… Hãy chú ý những biểu hiện này để giúp phát hiện sớm và điều trị đúng cách để giảm thiểu những ảnh hưởng nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra.
TTƯT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên cho biết:
“Một dấu hiệu nhận biết quan trọng là khi sỏi nhỏ rơi ra khỏi thận và di chuyển trong niệu quản, gây ra các cơn đau dữ dội, tiểu buốt và thậm chí tiểu ra máu.”
Bạn thấy các cơn đau sỏi thận xuất hiện ở trong thận, kích thích đường tiết niệu khiến đường tiết niệu bị tắc hay co thắt. Nhiều trường hợp vì sỏi thận rắn và có nhiều góc cạnh, cọ xát gây tổn thương niêm mạc niệu quản, bàng quang gây ra các cơn đau.
Cơn đau sỏi thận thường xuất hiện ở vị trí nào?
Đau ở đâu khi mắc sỏi thận: Cơn đau do sỏi thận thường bắt đầu ở vùng lưng dưới hoặc bên hông, ngay phía dưới xương sườn. Tuy nhiên, tùy vào vị trí của sỏi, cơn đau có thể lan xuống bụng, đùi và thậm chí là bộ phận sinh dục. Đây là những khu vực dễ bị ảnh hưởng nhất khi sỏi di chuyển từ thận xuống niệu quản. Có thể sẽ có những biểu hiện rõ hơn như đau thận trái, các cơn đau quặn thận do sỏi thận.
Bác Sĩ/ TS Nguyễn Tấn Cương cho biết:
“Cơn đau quặn thận điển hình xuất phát từ vùng hông lưng, rất dữ dội và lan từ phía sau lưng ra phía trước, thường đi kèm với triệu chứng như đổ mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn ói.”
Cơn đau này bắt đầu từ thắt lưng, hạ sườn rồi lan xuống đùi, hố chậu hay thậm chí cả cơ quan sinh dục. Cơn đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu và cần nằm nghỉ ngơi. Đau sỏi thận thường kéo dài khoảng từ 20 tới 60 phút rồi lắng xuống hoặc tái phát liền sau đó.
Nếu bị sỏi ở niệu quản hay bể thận bạn có thể thấy cơn đau lâm râm, âm ỉ tại hông, thắt lưng. Khi sỏi thận rơi xuống cổ bàng quang hay kẹt tại niệu đạo người bệnh có thể thấy đau và bí tiểu.
Nếu bạn đang ngồi lâu, đột ngột thay đổi tư thế mà bị đau có thể bạn đang gặp biểu hiện đau sỏi thận. Nguyên nhân là do sỏi phát triển thành các viên to, áp lực lên mô quanh thận.
Các cơn đau sỏi quặn thắt dù nằm ngang hay nằm ngửa vẫn đau, đi kèm là biểu hiện ớn lạnh, sốt khi xuất hiện chứng tỏ bạn đang bị nhiễm trùng tiết niệu rồi.
>>> Đọc thêm: Đau sỏi thận bên trái – Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị
6 dấu hiệu nhận biết bạn bị đau sỏi thận
Tại Mỹ, khảo sát cho thấy có 7-10% người từng bị sỏi thận một lần trong đời mà không hề biết. Tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới vào khoảng 3% dân số và khác nhau giữa các quốc gia. (1)
Việt Nam nằm trong khu vực sỏi tiết niệu cao nhất trên thế giới với tỷ lệ mắc khoảng 2 – 12% dân số, trong đó sỏi thận chiếm đến 40% trong số các loại sỏi tiết niệu.(2) Vì thế nếu như bạn có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đã mắc bệnh sỏi thận:
- Đau lưng dữ dội ở một bên Cơn đau thận thường bắt đầu ở một bên lưng, dưới xương sườn và có thể lan xuống hông hoặc thậm chí đến vùng bẹn.
- Đau quặn bụng và lan rộng Sỏi thận nằm ở đâu cơn đau sẽ xuất hiện nhiều quanh khu vực đó. Nếu sỏi di chuyển trong niệu quản, cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới và thậm chí là bộ phận sinh dục.
- Tiểu buốt và tiểu khó Sỏi có thể gây kích ứng, làm bạn cảm thấy đau buốt khi đi tiểu và thậm chí là khó tiểu, nhất là khi sỏi nhỏ đang di chuyển qua đường niệu quản.
- Nước tiểu có màu bất thường Khi sỏi gây tổn thương, bạn có thể thấy nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu.
- Buồn nôn và nôn mửa Cơn đau do sỏi thận đôi khi quá dữ dội, gây phản xạ buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa.
- Cảm giác đau nhói và khó chịu ở bụng dưới Nếu sỏi nằm trong niệu quản dưới, bạn có thể cảm thấy đau nhói ở bụng dưới.
>> Đọc thêm: Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và các biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ cũng như dấu hiệu sỏi thận ở nam giới hầu hết là như nhau. Có 1 chút khác biệt ở vị trí cơn đau do sỏi thận và các triệu chứng tiểu tiện.
Ở nam giới, thường đau dữ dội lan xuống vùng bẹn và tinh hoàn. Còn nữ giới đau lan rộng hơn trong vùng bụng dưới dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác như đau bụng kinh hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu.
Khi phụ nữ bị sỏi thận sẽ dễ gặp phải cảm giác buồn tiểu
nhiều lần và đau khi đi tiểu. Còn ở nam giới triệu chứng khó tiểu hoặc dòng tiểu yếu có thể rõ rệt hơn.
Trên đây là những dấu hiệu phổ biến giúp giải đáp câu hỏi bị sỏi thận đau ở đâu. Tuy nhiên để biết cụ thể tình trạng bệnh như thế nào, điều trị ra sao vẫn cần đến bệnh viện để được thăm khám.
Điều trị đau sỏi thận như thế nào?
Khi sỏi nhỏ, đường bài tiết thông thoáng có thể đẩy sỏi ra ngoài bằng đường tiểu. Các bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, uống nhiều nước.
Thế nhưng khi vị trí đau sỏi thận lan ra và xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như trên đây tức là sỏi lớn và gây ra các biến chứng nguy hiểm, khó có thể đẩy sỏi ra ngoài bằng đường tự nhiên. Cách xử lý duy nhất là bạn đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Nhiều người khi bị đau sỏi thận muốn nhanh thoát cơn đau, ngại tới bệnh viện nên chọn cách uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hoặc làm theo các bài thuốc truyền miệng sớm uống chiều khỏi, không những không khỏi được mà còn suy thận hay thận bị hỏng hoàn toàn. Chính vì thế bạn không nên tự ý dùng thuốc mà đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện đa khoa Hà Nội để chữa sỏi.
Ưu điểm của phương pháp tán sỏi
Bạn cũng có thể xử lý dứt điểm các cơn đau sỏi thận bằng kỹ thuật tán sỏi nội soi hay tán sỏi qua da. Các phương pháp này đều ít xâm lấn, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Thay vì phải phẫu thuật mở, chịu nhiều tổn thương với cơ thể bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp tán sỏi sau đây:
- Tán sỏi qua da: ít xâm lấn, vết trích chỉ nhỏ như đầu bút bi để đưa ống nội soi tới vị trí có sỏi, tán sạch sỏi thận lớn hơn 2cm.
- Tán sỏi nội soi ngược dòng: phương pháp này tán sỏi qua đường tiểu tự nhiên của cơ thể do đó không có vết mổ, không đau, bệnh nhân có thể ra viện sau 24h điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tự hào là đơn vị làm chủ các phương pháp tán sỏi công nghệ cao an toàn, hiệu quả nhờ máy móc hiện đại. Với đội ngũ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực ngoại tiết niệu. Đến với bệnh viện bạn không những được điều trị đúng phương pháp, đúng bệnh xử lý sạch sỏi mà còn không đau, không lo biến chứng sau này.
Ngay khi thấy các biểu hiện đau sỏi thận hay các dấu hiệu bất thường hoặc bị sỏi thận đau ở đâu? nghi mắc sỏi thận bạn có thể liên hệ ngay tới số hotline 1900 234529 để được tư vấn cụ thể. Hoặc tới địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội bệnh viện tại để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị sỏi thận.
Có thể bạn quan tâm
- Đau sỏi thận là gì? Dấu hiệu nhận biết đau sỏi thận?
- [Giải đáp] Cách chữa bệnh sỏi thận hiệu quả, an toàn hiện nay là gì?
- Sỏi thận là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa an toàn
- Cách chữa sỏi thận hiệu quả nhất hiện nay? Chữa tại bệnh viện nào?
Từ khóa » Các Triệu Chứng đau Sỏi Thận
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nhận Biết Cơn đau Do Sỏi Thận | Vinmec
-
Cách Làm Giảm đau Sỏi Thận Tại Nhà Liệu Có Hiệu Quả Không?
-
8 Triệu Chứng Sỏi Thận Bạn Không Thể Bỏ Qua - Hello Bacsi
-
Đau Sỏi Thận Bên Trái - Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Phương Pháp ...
-
Phân Biệt đau Lưng Và Cơn đau Do Sỏi Thận đơn Giản | Medlatec
-
Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
8 Triệu Chứng Sỏi Thận Cảnh Báo Bạn Nên đi Khám Ngay
-
Sỏi Thận Và Đau Quặn Thận Cấp Tính - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Phát Hiện Dấu Hiệu Sỏi Thận, Cần Làm Gì?
-
Bệnh Nhân Sỏi Thận Thường Bị đau Nhiều, Lý Do Vì Sao?
-
5 Dấu Hiệu Cảnh Báo Chứng Bệnh Sỏi Thận
-
Đặc điểm Cơn đau Quặn Thận, Cơn đau Sỏi Thận - Sỏi Tiết Niệu
-
Bị Sỏi Thận Không Chữa Thì Sao? Biến Chứng Của Sỏi Thận