6 điều Cần Biết Trước Khi Trồng Răng Giả - Nha Khoa Thúy Đức

Sau một thời gian dài bị mất răng người bệnh sẽ có thể bị tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng, làm cho vùng xương chân răng bị tiêu biến. Điều này dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là lệch khớp cắn và bị méo miệng. Để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương, trồng răng giả là giải pháp tuyệt vời nhất. Vậy trồng răng giả là gì? Khi nào cần trồng răng giả và phải lưu ý điều gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu ngay nhé!

6 điều cần biết trước khi trồng răng giả 1

Mục lục

  • Trồng răng giả là gì? Khi nào nên trồng răng giả?
    • Trồng răng giả là gì?
    • Khi nào nên trồng răng giả?
  • Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?
  • Trồng răng giả có đau không?
  • Trồng răng giả loại nào tốt?
    • Hàm giả tháo lắp
    • Cầu răng sứ
    • Trồng răng implant
  • Trồng răng giả có đắt không? Giá bao nhiêu?
  • Trồng răng giả ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Trồng răng giả là gì? Khi nào nên trồng răng giả?

Trồng răng giả là gì?

Trồng răng giả hiểu một cách đơn giản là việc thay thế chiếc răng thật đã bị tổn thương, không thể khắc phục được hoặc bị mất răng bằng các phương pháp nha khoa. Phương pháp này sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống mất răng bằng một chiếc răng giả. Nó giúp bạn thuận tiện hơn trong việc ăn uống, tự tin hơn trong giao tiếp và công việc hàng ngày.

Khi nào nên trồng răng giả?

Răng miệng là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa, nó có chức năng nghiền nát thức ăn để quá trình tiêu hóa có thể diễn ra một cách thuận lợi nhất. Chính vì vậy việc trồng răng là cực kỳ cần thiết nếu chẳng may bạn bị mất răng. Bên cạnh đó, hàm răng cũng có vai trò tạo ra giọng nói vì vậy việc mất răng sẽ khiến cho phát âm của chúng ta ít nhiều bị thay đổi. Chính vì vậy việc trồng răng giả là vô cùng cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Nếu răng của bạn gặp phải các trường hợp sau thì bạn nên thực hiện việc trồng răng ngay:

  • Bị mất một hoặc nhiều răng
  • Răng bị thưa nhiều, có kẽ hở lớn gây khó khăn cho việc ăn nhai và không đảm bảo tính thẩm mỹ gương mặt
  • Răng bị sứt mẻ, gãy một nửa hoặc bị nhiễm màu nặng
  • Răng bị sâu nặng không thể chữa trị được bằng các biện pháp nha khoa khác

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý một số trường hợp không nên trồng răng giả như:

  • Ở độ tuổi dưới 16
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai
  • Người bị mắc bệnh mãn tính, tim mạch bẩm sinh, ung thư máu, máu khó đông hay bị rối loạn thần kinh
  • Người bị nghiện thuốc lá nặng

Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường?

Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống như bình thường là thắc mắc chung của rất nhiều người. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, răng giả được chế tạo có độ dày như răng thật, không gây hại tới mô nướu, phục hồi chức năng ăn nhai một cách nhanh chóng.

Trồng răng giả mất bao lâu thì có thể ăn uống bình thường? 1

Theo các bác sĩ cho biết, sau khi trồng răng giả khoảng từ 24 – 48 tiếng là bạn đã có thể ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian khoảng 30 phút đầu để cho răng có độ ổn định chắc chắn và tương thích với khoang miệng thì bạn cần nghỉ ngơi, tránh ăn uống.

Trong khoảng từ 24 – 48 tiếng đồng hồ đầu tiên sau khi trồng răng giả, mối liên kết giữa răng giả và trụ chân răng chưa thực sự đủ mạnh để có thể chống lại những tác động ăn nhai lớn. Chính vì vậy bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, chỉ ăn thực phẩm mềm và dễ nhai, không ăn thực phẩm quá lạnh, nóng hoặc cứng vì như vậy có thể làm đứt gãy liên kết giữa răng giả và cùi răng trụ.

Trồng răng giả có đau không?

Bất cứ một tác động y khoa trực tiếp nào cũng đều có thể gây nên cảm giác đau nhức cho răng và xương. Tuy nhiên tùy theo phương pháp tác động mà việc đau nhức sẽ ở các mức độ không giống nhau.

Chính vì vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết trồng răng giả có đau không thì hãy yên tâm là không quá đau. Các biện pháp trồng răng giả đều có các kỹ thuật hỗ trợ giảm đau tối ưu và an toàn hết sức cho người bệnh. Vì vậy không cần phải lo lắng về việc khó chịu hay đau nhức sau khi trồng răng giả.

Trồng răng giả loại nào tốt?

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp 1

Đây là phương pháp phục hình răng được áp dụng trong trường hợp bị mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm răng. Hàm giả tháo lắp có cấu tạo gồm nền hàm hoặc một khung hàm làm bằng nhựa. Chúng có chức năng nâng đỡ răng giả bằng nhựa hoặc sứ ở trên. Bác sĩ sẽ cố định hàm bằng các móc cài kim loại hoặc cài trực tiếp khung làm lên các răng kế cận.

Hàm giả tháo lắp gồm có 2 loại là hàm giả bán phần và hàm giả toàn phần.

  • Hàm giả bán phần: Có cấu tạo gồm một khung kim loại làm từ titan, hai bên có các mối nối giúp cố định hàm, trên nền răng sẽ có răng nhựa hoặc răng sứ.
  • Hàm giả toàn phần: Nền được làm từ Acrylic, màu hồng nhạt gần giống như màu thật của nướu. Hàm này sử dụng cho các đối tượng bị mất toàn bộ răng như người cao tuổi.

Ưu điểm:

  • Chi phí rẻ.
  • Chất liệu hàm an toàn cho cơ thể, không bị kích ứng nướu hoặc xảy ra phản ứng phụ.
  • Dễ dàng tháo ra lắp vào.
  • Đảm bảo chức năng an nhai như thật.

Khuyết điểm:

  • Dễ bị rơi rớt, tuột ra, ăn nhai, nói chuyện vướng víu sau khi sử dụng 1 thời gian
  • Móc của hàm giả bán phần rất dễ bị lộ ra ngoài khi ăn hoặc khi nói chuyện làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ
  • Ăn nhai yếu, răng dễ vỡ, biến dạng khi ăn đồ cứng.
  • Sau khi sử dụng một thời gian dài dịch miệng ngấm vào hàm giả sẽ gây ra hơi thở khó chịu
  • Sử dụng lâu ngày sẽ tác động lực liên tục lên nướu chỗ mất răng gây sưng nướu, kích ứng.
  • Bất tiện do phải vệ sinh sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm bởi răng giả chỉ có vai trò làm thân răng phía trên mà không thể thay thế được chân răng bên dưới. Lúc này da mặt sẽ bị lão hóa, chảy xệ và nhăn nheo.
  • Hàm giả tháo lắp có tuổi thọ ngắn, sau 3 – 5 năm sẽ phải làm lại từ đầu.

Xem chi tiết: Trồng răng giả tháo lắp là gì? Ưu nhược điểm?

Cầu răng sứ

Cầu răng sứ 1

Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định giúp thay thế một hoặc một vài răng đã bị mất. Bác sĩ sẽ mài 2 răng thật kế cận răng bị mất để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Dãy cầu sứ này gồm có nhiều răng sứ được chế tác dính liền nhau sau đó đặt cố định trên 2 trụ răng thật.

Khi làm cầu răng sứ bác sĩ sẽ đo tỉ lệ răng cần mài một cách cẩn thận để đảm bảo răng được mài đủ, tránh mòn men răng và tổn thương tủy răng. Để chế tạo mão răng vừa vặn nhất người ta sẽ sử dụng dấu hàm của người trồng răng.

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Chức năng ăn nhai tốt hơn hàm giả tháo lắp.
  • An toàn cho cơ thể của người bệnh.

Nhược điểm:

  • Nếu răng bị mất là răng cửa, răng nanh và răng hàm trong cùng sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện.
  • Phương pháp này cần phải mài mòn răng kế cận vì thế sẽ làm xâm lấn răng, nếu mài không cẩn thận sẽ gây tổn thương tủy răng và mòn men răng.
  • Không ngăn chặn được việc tiêu xương hàm bởi chỉ phục hình được thân răng trên chứ không có chân răng.
  • Sau 1 thời gian trụ răng hai bên sẽ bị suy yếu lúc này cần phải phục hình lại răng bằng phương pháp khác.
  • Tuổi thọ răng ngắn chỉ từ 7 – 10 năm.
  • Chi phí cao nhưng không bền, phải làm lại nhiều lần.

Xem thêm : Trồng răng sứ bắc cầu có tốt không?

Trồng răng implant

Trồng răng implant 1

Trồng răng implant là công nghệ làm răng giả hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này giúp phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gần y như răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ chân răng giả bằng titanium vào bên trong của xương hàm. Sau khi cấy ghép xong trụ các tế bào xương sẽ tích hợp vào mặt ngoài của implant và tạo ra độ bám vững chắc cho các răng nhân tạo ở bên trên.

Răng implant gồm có 3 phần như sau:

  • Trụ implant: làm từ titanium có tính cơ học cao, an toàn và tương thích tuyệt đối với cơ thể. Ngoài ra trụ còn nhanh chóng tích hợp xương giúp rút ngắn thời gian điều trị một cách tối ưu.
  • Khớp nối abutment: làm từ kim loại, gồm có 2 đầu nối liền giữa trụ implant và mão răng sứ. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn abutment vào trụ implant khi trụ đã được tích hợp vững chắc với xương.
  • Mão răng: Được thiết kế có lõi rỗng bên trong, đặt khít với đầu trên của khớp nối abutment. Mão răng có thể được thiết kế từ nhiều chất liệu khác nhau như sứ, titan,…

Ưu điểm:

  • Ngăn chặn được tiêu xương hàm, lão hóa khuôn mặt
  • Thẩm mỹ tối đa, răng sau khi cấy ghép có màu sắc giống răng thật
  • Áp dụng cho tất cả mọi trường hợp bị mất răng
  • Không cần phải mài mòn 2 răng bên cạnh như lắp cầu răng sứ, giảm thiểu nguy cơ bị mất thêm răng
  • Hạn chế tối đa bệnh lý về răng miệng
  • Độ bền chắc, khả năng ăn nhai y như răng thật
  • Tuổi thọ răng cao, lên tới 20 năm, có thể trọn đời nếu biết cách chăm sóc tốt.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Thời gian điều trị lâu hơn làm cầu răng sứ

Xem chi tiết:  Những điều cần phải biết trước khi chọn trồng răng implant

Trồng răng giả có đắt không? Giá bao nhiêu?

Trồng răng giả có đắt không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: phương pháp trồng răng, số lượng răng cần trồng, tình trạng răng miệng hiện tại, cơ sở nha khoa bạn lựa chọn.

Với phương pháp trồng răng hàm giả tháo lắp chi phí sẽ nằm trong khoảng từ 5.000.000 – 12.000.000/ hàm.

Với phương pháp làm cầu răng sứ, chi phí sẽ được tính dựa trên số lượng cầu răng và chất liệu sứ. Ví dụ khách bị mất 1 răng sẽ cần làm dãy 3 răng gồm 2 mão răng và 1 răng giả ở chính giữa. Nếu chọn chất liệu titan thì chi phí từ 2.500.000đ/ chiếc. Khi đó chi phí khách hàng cần thanh toán cho phương pháp làm cầu răng sứ sẽ từ 3 x 2.500.000đ = 7.500.000đ.

Với phương pháp trồng răng implant, vì có những ưu điểm vượt trội và thời gian sử dụng lâu nhất, có thể trọn đời nên chi phí vì thế cũng cao nhất, nằm trong khoảng từ 18.400.000đ – 27.900.000đ.

Trồng răng giả ở đâu tốt nhất Hà Nội?

Trồng răng giả tại Nha khoa Thúy Đức:

  • Nha khoa có tuổi đời 18 năm, được thành lập bởi tiến sĩ Phạm Văn Việt, nguyên trưởng khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện hữu nghị Việt Xô.
  • Đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa đều tốt nghiệp khoa Răng Hàm Mặt của trường đại học Y Hà Nội, bác sĩ cấy implant đã có kinh nghiệm 10 năm, tay nghề cao.
  • Nha khoa sử dụng công nghệ cấy implant của các nước nổi tiếng như Hàn, Thụy sĩ với chất liệu titanium nguyên chất, có độ tương thích với xương hàm tuyệt đối, hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới các răng khác.
  • Thời gian bảo hành răng lên tới 10 năm
  • Răng có thể sử dụng trọn đời nếu được chăm sóc tốt
  • Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến: máy chụp phim CT, Panorama, iTero 5D, máy lấy tủy,…

Trên đây là 6 điều cần biết trước khi trồng răng giả. Hi vọng với những kiến thức mà Nha khoa Thúy Đức cung cấp sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp trồng răng phù hợp nhất với mình. Chúc bạn có một hàm răng khỏe mạnh nhé!

Từ khóa » Chi Phí Trồng Răng