6 điều Cần Biết Về Thuốc Tưa Lưỡi Nystatin - Mẹ đừng Bỏ Qua! - Dr.Papie

Thuốc rơ miệng Nyst  với thành phần chính là nystatin, là thuốc dự phòng và điều trị bệnh Candida miệng. Đây là nhóm thuốc điều trị nấm lưỡi hiệu quả và an toàn thường được các bác sĩ Nhi chỉ định trong điều trị nấm cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Thành phần chính của thuốc rơ miệng Nyst
  • 2. Công dụng của thuốc rơ miệng Nyst
  • 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc tưa lưỡi Nystatin cho trẻ sơ sinh
  • 4. Lưu ý khi dùng thuốc tưa lưỡi Nystatin cho trẻ sơ sinh
  • 5. Câu hỏi khác về thuốc tưa lưỡi Nystatin

1. Thành phần chính của thuốc rơ miệng Nyst

Thuốc rơ miệng Nyst thường được chỉ định điều trị nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Thuốc rơ miệng Nyst thường được chỉ định điều trị nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Thuốc rơ miệng Nystatin có thành phần chính là Nystatin – hoạt chất chống nấm được chiết suất từ dịch nuôi cấy nấm Streptomyces noursei. Tuỳ vào nồng độ, hoạt chất Nystatin sẽ làm kìm hãm sự phát triển hoặc diệt nấm Candida albicans – tác nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ em. Ngoài ra, trong mỗi gói thuốc tưa lưỡi Nystatin còn có các thành phần tá dược khác như: đường saccarozo, chất tạo ngọt natri saccharin, chất nhũ hoá, chất phụ gia, hương hoa hồi cố định,…

Thuốc rơ miệng Nystatin thường được sản xuất dưới dạng bột pha hỗn dịch để rơ lưỡi hoặc dưới dạng viên ngậm.

2. Công dụng của thuốc rơ miệng Nyst

Thuốc rơ miệng NYST 25.000IU OPC có dạng bột
Thuốc rơ miệng NYST có dạng bột

Thuốc rơ lưỡi Nystatin là một loại kháng sinh chống nấm được sử dụng để điều trị và dự phòng bệnh nấm miệng, còn gọi là tưa lưỡi. Nystatin là một loại polyen, có tác dụng liên kết với sterol của màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng nấm, dẫn đến chết tế bào nấm.

  • Điều trị bệnh nấm miệng: Nystatin có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh nấm miệng, đặc biệt là do nấm Candida albicans. Thuốc thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nấm miệng nhẹ đến trung bình, với thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày.
  • Dự phòng bệnh nấm miệng: Nystatin có thể được sử dụng để dự phòng bệnh nấm miệng ở những người có nguy cơ cao bị nhiễm nấm, chẳng hạn như: người đang sử dụng thuốc kháng sinh, người bị suy giảm miễn dịch, người đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị, người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, HIV/AIDS

Thuốc rơ lưỡi Nystatin có tác dụng điều trị chứng tưa lưỡi ở trẻ dựa trên cơ chế:

  • Làm thất thoát nguồn sống bên trong tế bào nấm: Nystatin có khả năng tiêu diệt nấm do nó dễ liên kết với các sterol ở màng tế bào khiến tính thấm và chức năng của màng thay đổi. Điều này làm cho kali và các thành phần tế bào thiết yếu bị rò rỉ và dần dần cạn kiệt khiến nấm không thể sống sót.
  • Ổn định hệ vi sinh vật: Thuốc không tác động lên các loại vi khuẩn có lợi giúp hệ vi sinh trong cơ thể bé luôn cân bằng, đảm bảo an toàn khi dùng cho trẻ.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc tưa lưỡi Nystatin cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn sử dụng

Pha thuốc với 1/4 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội, dùng gạc rơ lưỡi quấn vào ngón tay, thấm thuốc và rơ lưỡi cho bé. Lưu ý:

  • Trong vòng 20 phút sau khi rơ miệng, mẹ không được cho bé ăn hoặc uống.
  • Chỉ pha thuốc đủ dùng cho 1 lần, nuốt thuốc không sao.

Liều dùng

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
  • Mỗi lần dùng nửa gói, ngày 2 lần.
  • Trẻ em từ 1 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi
  • Mỗi lần dùng 1 gói, ngày 2 lần.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Hướng dẫn sử dụng

4 bước tưa lưỡi cho bé bằng Nystatin như sau:

  • Bước 1: Mẹ vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát trùng, lau khô để hạn chế lây nhiễm vi sinh vật từ tay mẹ vào miệng bé.
  • Bước 2: Hòa tan lượng thuốc cần dùng vào khoảng 10ml nước sôi để nguội, khuấy đều.
  • Bước 3: Đeo gạc răng miệng vào ngón tay út của mẹ, chấm vào dung dịch thuốc vừa pha.
  • Bước 4: Đưa ngón tay đeo gạc vào trong miệng bé, rơ nhẹ nhàng lưỡi và cả khoang miệng theo trình tự từ 2 bên nướu đến 2 bên má, vòm họng và cuối cùng là vuốt lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài cho đến khi thấy miệng bé đã sạch.
Mẹ thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng của bé
Mẹ thao tác nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ gây tổn thương niêm mạc miệng của bé

Tác dụng phụ

Thuốc tưa lưỡi Nystatin có tác dụng tại chỗ, gần như không hấp thu vào hệ tuần hoàn chung. Vì vậy, thuốc ít gây tác dụng phụ, ít mẫn cảm kể cả trẻ có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, khi sử dụng trong thời gian dài thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
  • Mề đay, phát ban.
  • Kích ứng niêm mạc miệng
  • Hội chứng Steven – Johnson (phản ứng quá mẫn trên da mức độ nặng)

Đối với trẻ mẫn cảm với chất candidin, dùng Nystatin khiến nấm Candida bị tiêu diệt đột ngột giải phóng ra lượng lớn candidin. Chất này gây kích ứng với các dấu hiệu như: phát ban, nổi mẩn, lên cơn hen, sốt,… Theo đánh giá của các nhà khoa học, rất hiếm gặp phản ứng phụ này. Tuy nhiên, mẹ nhớ chú ý quan sát sau khi bé dùng thuốc. Nếu con có biểu hiện các biểu hiện mẫn cảm với candidin, mẹ cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện gần nhất.

Tương tác thuốc

Thuốc Nystatin sẽ bị mất tác dụng khi dùng đồng thời cùng Riboflavin phosphat. Vì vậy, mẹ cần kiểm tra xem bé có đang sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa Riboflavin phosphat không. Nếu có, mẹ cần kịp thời báo lại với bác sĩ ngay để được xử lý đúng cách.

4. Lưu ý khi dùng thuốc tưa lưỡi Nystatin cho trẻ sơ sinh

Khi sử dụng thuốc tưa lưỡi Nystatin, cần lưu ý những điều sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 3 tuổi trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tương tác thuốc.

Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:

  • Trước khi dùng thuốc, hãy rửa sạch tay và lưỡi.
  • Pha thuốc với một ít nước ấm (không quá 30 độ C) để thuốc tan đều.
  • Dùng gạc rơ miệng chuyên dụng cho trẻ hoặc ngón tay đeo găng sạch để rơ thuốc vào miệng, lưỡi.
  • Để thuốc trong miệng càng lâu càng tốt, sau đó nuốt.
  • Lặp lại thao tác trên 4-6 lần mỗi ngày, sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Nếu các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày sử dụng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại.

5. Câu hỏi khác về thuốc tưa lưỡi Nystatin

Dùng thuốc rơ miệng Nystatin kéo dài trong bao lâu?

Liệu trình sử dụng thuốc Nystatin dao động từ khoảng 2 tuần đến một tháng. Thời gian này tùy thuộc vào tình trạng tưa lưỡi của bé và chỉ định của bác sĩ. Mẹ cần lưu ý cho bé dùng thuốc đúng liều và đúng giờ để phát huy tối đa tác dụng.

Nếu sử dụng quá liều thuốc tưa lưỡi Nystatin thì xử lý như thế nào?

Khi chẳng may dùng quá liều thuốc cho con, mẹ bình tĩnh xem bé thuộc trường hợp nào để có cách xử lý phù hợp:

  • Dùng quá liều trên lưỡi (bé không nuốt phải): Thuốc rơ miệng Nystatin chỉ có tác dụng tại niêm mạc miệng, không hấp thụ vào máu nên tác dụng phụ không nghiêm trọng, bé có thể gặp một số biểu hiện ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,… Lúc này mẹ chưa cần đưa bé đi gặp bác sĩ mà nên cho bé súc miệng nhiều lần để rửa trôi lượng thuốc đã bôi.
  • Bé nuốt lượng lớn thuốc: Mẹ cần kịp thời cho bé đi bệnh viện để được rửa dạ dày, uống thuốc tẩy xổ và áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ thích hợp.

Quên liều thuốc tưa lưỡi Nystatin có sao không?

Quên liều thuốc Nystatin sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc, làm kéo dài thời gian dùng thuốc. Việc này vừa khiến mẹ mất nhiều thời gian, chi phí. Và đặc biệt, bé dễ gặp các tác dụng phụ do phải dùng kéo dài. Nếu thời điểm nhớ ra cách thời gian cần dùng thuốc khoảng 1-2 giờ, mẹ cho trẻ sử dụng liều đã quên. Nếu trên 3 giờ, mẹ nên bỏ qua luôn.

Lưu ý: Nhiều mẹ nghĩ rằng quên thì phải bù nên sử dụng gấp đôi liều cho trẻ vào lần tiếp theo. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Sử dụng quá liều không có tác dụng tăng hiệu quả điều trị. Thậm chí điều này còn có thể khiến bé phát ban, kích ứng vùng miệng,…

Xem thêm: Top 5 Thuốc Chữa Nấm Miệng Cho Bé Khỏi Nhanh Và An Toàn Mẹ Nên Biết

Nấm miệng ở trẻ em Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Từ khóa » Cách Dùng Rơ Lưỡi Nyst